➥ Ảnh 1: Thí sinh Hà Tĩnh 29,25 điểm vẫn trượt ĐH Y.
➥ Ảnh 2 và 3: Nữ sinh T.P.T, được nâng khống 14,85 điểm, có mặt tại buổi lễ vinh danh những thủ khoa của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2018.
Từ hôm qua đến giờ, tôi cứ nghĩ mãi về cô “thủ khoa” sư phạm đến từ Hòa Bình...
Sợ nhất là khi “vinh danh thủ khoa” cô này đã phát biểu ráo hoảnh, đầy tự hào, đầy thần thái!
Có lẽ nào sự giả dối trong XH này đã trở nên phổ biến, đến mức người ta không những không thấy xấu hổ, cần che dấu nữa mà ngược lại đầy “kiêu hãnh” với “thành quả” đạt được . Ngay với cả một cô bé mới chỉ 17 tuổi.
Vì đâu?! Có phải vì cô đã được ngâm, được tắm trong môi trường dối trá từ bé. Nhìn bố mẹ, thầy cô & các đồng nghiệp của họ diễn đã quá quen rồi. Xã hội này quá nhiều khi coi sự giả dối lại là khôn, là khéo. Nên, 17 tuổi, cô ta đã đủ sự trơ trẽn để đứng trước rất đông người, thao thao bất tuyệt về danh hiệu “thủ khoa” đểu giả của mình.
Đừng ai nói cô ta không biết!
Không ai biết học lực & chất lượng làm bài thi của mình bằng chính cô ta. Nâng 1,2 điểm thì có thể nói cô ta không biết. Sửa những 14,85 điểm, thật kinh hoàng, không có gì biện hộ nổi...
Đừng ai nói nhân văn nữa nhé. Đừng hy vọng có sự thay đổi khi chúng ta nhân văn với loại tội phạm này. Nhân văn trong trường hợp này là tự sát. Nếu con bạn ở vào trường hợp ảnh 1 ở trên, bạn có “nhân văn” không?
▪ Bệnh nhân chết dưới bàn tay của các bác sĩ của nền giáo dục đấy.
▪ Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đấy.
▪ Tiền bị mất trong tay của các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục đấy.
▪ Nhân loại chết dưới bàn tay của các học giả tôn giáo của nền giáo dục đấy.
▪ Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục đấy. Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia.
Phan Ngọc Minh
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng: