Gần đây, có một số ý kiến phản bác việc phá bỏ một số ngôi nhà nhà thờ Công giáo có lịch sử lâu đời, nhân danh việc cần bảo tồn các di sản nọ kia… Các ý kiến đó thường được đăng trên các báo chí quốc doanh! Những nhận định, thậm chí lên án của họ khá mạnh mẽ, nhân danh đủ thứ lý do, thoạt nhìn rất có vẻ là hay ho… Mình không dám hoài nghi về mức độ thiện chí của họ, nhưng dưới góc nhìn của một người giáo dân, có liên hệ, và với chút hiểu biết về những địa danh gắn liền với những ngôi nhà thờ đã hay sắp bị phá bỏ ấy, mình có mấy ý kiến sau.
▪ Thứ nhất, việc trùng tu các nhà thờ không phải do ý kiến của một cá nhân, nhưng là do ý kiến của tập thể, các ban bệ liên quan, và đặc biệt là ý kiến chung của bà con giáo dân của giáo phận, giáo xứ sở tại. Riêng về các ban bệ, mình tin là các vị ấy có đủ thận trọng, và hơn ai hết các vị đã cân nhắc thiệt hơn, giữa một bên là trùng tu, bảo tồn (nhiều trường hợp kinh phí còn lớn hơn việc xây mới), với một bên là cần phải có một nơi thờ phượng mới, đáp ứng được nhu cầu cấp bách trong mục vụ của giáo xứ, giáo phận (đơn cử trường hợp Gp. Bùi Chu, nhà thờ chánh toà quá nhỏ so với nhu cầu của một giáo phận lớn như vậy). Trường hợp của giáo phận Bùi Chu, như mình được biết, việc xây mới nhà thờ chánh toà đã được bàn tới từ rất nhiều năm trước, đắn đo, bàn tính, thảo luận rất nhiều, chứ không phải là một công việc chớp nhoáng hay riêng tư quyết đoán của cá nhân nào cả.
▪ Thứ hai, về mặt chủ sở hữu, trách nhiệm sửa chữa, trùng tu các ngôi thánh đường, thuộc về giáo phận và giáo xứ. Mình đã chứng kiến nhiều ngôi thánh đường ở miền Bắc sập xệ đến mức không thể không trùng tu, nếu muốn tiếp tục sử dụng một cách an toàn. Trong bối cảnh Việt Nam, các cơ sở khác thì mình không rõ, nhưng cách riêng với các nơi thờ phượng của Công giáo, đặc biệt là ở miền Bắc, việc trùng tu ấy thường rất nhiêu khê, phiền phức thủ tục, thậm chí bị cấm cản, gây khó dễ. Chúng ta cũng không quên chủ trương và thủ phạm của rất nhiều vụ phá phách, cố tình làm cho xuống cấp các nơi thờ tự, các cơ sở tôn giáo trước đây… Những kẻ đó, giờ đây nhiều khi lại lên mặt dạy đời, giáo dục người khác về việc phải bảo tồn di sản văn hoá nọ kia! Giả dối lắm…
▪ Thứ ba, hơn ai hết, giáo dân của giáo phận hay giáo xứ sở tại, là những người gắn bó thân thiết nhất với các ngôi thánh đường này. Chắc chắn, xét ở mặt gắn bó, lưu luyến, tình cảm, các anh chị em giáo dân ấy không thể nào vui khi nhìn thấy ngôi thánh đường mà mình gắn bó phải bị đập bỏ. Thế nhưng việc phá bỏ nhiều khi ở vào thế bất khả kháng… Nhiều giáo xứ, giáo phận đã phải trì hoãn việc trùng tù, do thiếu kinh phí, do không xin được phép, được giấy,… nhưng đến khi các mảng bê tông mục rớt xuống, các thanh hoành, xà mục nát có cơ sắp gãy, rụng, họ phải đánh liều chắp vá, sửa sang tạm thời… nếu không sẽ có nguy cơ tai nạn! Đây là sự thật mà mình tận mắt chứng kiến! Tác giả các bài viết lên án kia, thử hỏi đã tìm hiểu, đã thử đặt mình vào vị trí của một người có trách nhiệm, vào vị trí của người giáo dân tại nơi sở tại, để cân đo thiệt hơn chưa? Họ có thử đặt ra những câu hỏi thế này: Nhà thờ cổ nên cũng cũ, sắp đổ, bà con giáo hữu tham dự thánh lễ, phụng tự có thể không an toàn, trách nhiệm đó thuộc về ai? Bảo tồn ư? Kinh phí đó từ đâu? Được hỗ trợ từ nhà nước ư? Đừng mơ!
▪ Thứ tư, nhà thờ không phải một món đồ trong viện bảo tàng! Nhà thờ, mục đích trước nhất, là nơi thờ phượng của bà con giáo hữu. Rất nhiều ý kiến lên án, chỉ nhìn các ngôi nhà thờ cổ giống như một món đồ quý trong bảo tàng viện của chính họ, của nhà họ vậy, thế nên họ lên gân, lên giọng dạy đời một cách rất thiển cận. Nhà thờ không phải một món đồ, để có thể dễ dàng đóng gói cất kỹ, khi thấy nó cũ kỹ cần bảo tồn. Nhà thờ trước nhất là nơi thờ phượng của các tín hữu. Nơi chốn ấy cần phải an toàn, phải đủ rộng rãi, thoáng mát để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
▪ Thứ năm, thường thì quỹ đất của giáo phận, giáo xứ đã bị thu hẹp lại, sau các đợt "trưng dụng" trước đây. Thế nên, ngay cả khi có kinh phí, để thực hiện giải pháp, di dời nhà thờ cũ sang một bên theo kiểu "Cẩm Luỹ Thần Đèn", để xây dựng nhà thờ mới, điều ấy cũng chẳng thể thực hiện được. Quỹ đất còn đâu, bị "trưng dụng" từ khuya rồi nhá…
Bởi vậy, đừng vội vàng nhân danh bất cứ thứ lý do cao cả nào đó, mà lên án người khác một cách phiến diện. Nhất là khi "người khác" ấy là một tập thể, là những ban bệ, gồm những con người có học, có uy tín, và có tâm. Xin cũng đừng quên rằng, bảo tồn chưa bao giờ là việc đơn giản, và nhất là: thường rất tốn tiền! Hô hào thì dễ, chứ thử đặt mình vào hoàn cảnh của những giáo phận, giáo dân không có điều kiện kinh tế, thì mới thấy thật chẳng dễ chút nào cả! Nhất là trong trường hợp những nhà thờ vì không được phép tu sửa, nên đã trở nên quá cũ, đến độ chi phí để trùng tu tính ra còn lớp gấp bội phần hơn so với xây mới, to hơn, tiện ích hơn, đáp ứng nhu cầu tâm linh tốt đẹp và hữu hiệu hơn!
Và nữa, tôi đoán chừng, hình như có sự khác biệt giữa Nam và Bắc, sự khác biệt mang tính lịch sử, do lịch sử, nên Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn thì khác với Nhà thờ chánh toà Bùi Chu ngoài Bắc, nhà thờ cũng khác với nhà chùa nữa…
Và nữa, hình như rất nhiều người mạnh miệng lên án, nhưng thực ra trong tay họ chẳng hề có chút thông tin chuyên môn về hiện trạng của các ngôi thánh đường, về tâm tư của bà con giáo dân,…
Và hình như thế này nữa, cứ việc gán cho một ngôi thánh đường là cổ kính, là có giá trị nọ kia, là người ta cứ việc chưởi bới thoải mái rằng các đấng bậc là kém cỏi là không biết quý trọng, bảo tồn di sản, ra như ngôi thánh đường đó là của người ta vậy, ra như người ta là người thẩm định, thẩm phán toàn quyền toàn năng, biết hết mọi sự vậy! Mai kia muốn chưởi ai là đồ vô văn hoá, không biết bảo tồn văn hoá, thì chỉ việc gắn cho ngôi nhà sắp sập của người đó, mà người đó muốn phá đi xây mới là nhà cổ… Buồn cười thiệt! Cứ như làm bố người ta vậy! Bố kiểu này các "đức cha" cũng phải chạy á…
Để kết, mình xin được trích nguyên văn một đoạn tâm sự của Hoạ sỹ Nguyễn Hưng thế này:
"Từ 1954 đến 1995, nhà cầm quyền CS không cho đập phá nhà thờ Công giáo xây từ thời 'Pháp thuộc' vì họ đang chống Mỹ cần tranh thủ sự ủng hộ của các nước phương Tây và cả Vatican. Không cho đập phá, nhưng họ không cho trùng tu, sửa sang. Linh mục Đặng Hữu Nam kể, bố ông là ông trùm một giáo xứ ở Nghệ An, khoảng năm 1964, chỉ vì mua mấy chục viên ngói vá phần mái nhà thờ bị hư hại mà phải ngồi tù mất mấy năm...!
Cần nhắc chuyện này, để thấy, so với việc trùng tu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, trùng tu các nhà thờ 'cổ' ở miền Bắc khó khăn hơn rất nhiều. Không được chăm sóc nhiều năm, phần lớn đã cũ mục..."
❤️ Truyền thống, đôi khi, là trở ngại rất lớn cho phát triển. Cố thủ trong các khuôn mẫu và giá trị truyền thống, người ta rất dễ bị cầm tù trong các mối quan hệ giả tạo. Đi chụp gần hết các nhà thờ giáo xứ trên khắp cả nước, tôi nhận ra, sự thực cái nền nhà thờ mới thực sự quan trọng. Cái nền nào, cũng có mấy thế hệ nhà thờ, cũng ẩn chứa bao nhiêu câu chuyện lịch sử. Việc xuất hiện những ngôi nhà thờ mới trên cái nền cũ, luôn là biểu hiện của tinh thần hoà nhập, tinh thần canh tân của Giáo hội Công giáo. Việc xây dựng một ngôi nhà thờ mới, bao giờ cũng có nghĩa củng cố ngôi nhà thờ Thiên Chúa trong tâm hồn giáo dân. Và quá trình xây dựng một ngôi nhà thờ mới, là quá trình hiệp nhất tinh thần giáo dân thích ứng với điều kiện xã hội mới...
Việc cố thủ với truyền thống, nhìn nhà thờ như một biểu tượng văn hoá xã hội, thực sự, đang là trở ngại lớn cho sự phát triển đạo Công giáo ở miền Bắc mấy chục năm qua...
Giáo hội Công giáo Việt Nam đang cần hướng nhìn về tương lai!
Hoàng Long
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng:
▪ Thứ nhất, việc trùng tu các nhà thờ không phải do ý kiến của một cá nhân, nhưng là do ý kiến của tập thể, các ban bệ liên quan, và đặc biệt là ý kiến chung của bà con giáo dân của giáo phận, giáo xứ sở tại. Riêng về các ban bệ, mình tin là các vị ấy có đủ thận trọng, và hơn ai hết các vị đã cân nhắc thiệt hơn, giữa một bên là trùng tu, bảo tồn (nhiều trường hợp kinh phí còn lớn hơn việc xây mới), với một bên là cần phải có một nơi thờ phượng mới, đáp ứng được nhu cầu cấp bách trong mục vụ của giáo xứ, giáo phận (đơn cử trường hợp Gp. Bùi Chu, nhà thờ chánh toà quá nhỏ so với nhu cầu của một giáo phận lớn như vậy). Trường hợp của giáo phận Bùi Chu, như mình được biết, việc xây mới nhà thờ chánh toà đã được bàn tới từ rất nhiều năm trước, đắn đo, bàn tính, thảo luận rất nhiều, chứ không phải là một công việc chớp nhoáng hay riêng tư quyết đoán của cá nhân nào cả.
➥ Nhà thờ chánh toà Bùi Chu
▪ Thứ hai, về mặt chủ sở hữu, trách nhiệm sửa chữa, trùng tu các ngôi thánh đường, thuộc về giáo phận và giáo xứ. Mình đã chứng kiến nhiều ngôi thánh đường ở miền Bắc sập xệ đến mức không thể không trùng tu, nếu muốn tiếp tục sử dụng một cách an toàn. Trong bối cảnh Việt Nam, các cơ sở khác thì mình không rõ, nhưng cách riêng với các nơi thờ phượng của Công giáo, đặc biệt là ở miền Bắc, việc trùng tu ấy thường rất nhiêu khê, phiền phức thủ tục, thậm chí bị cấm cản, gây khó dễ. Chúng ta cũng không quên chủ trương và thủ phạm của rất nhiều vụ phá phách, cố tình làm cho xuống cấp các nơi thờ tự, các cơ sở tôn giáo trước đây… Những kẻ đó, giờ đây nhiều khi lại lên mặt dạy đời, giáo dục người khác về việc phải bảo tồn di sản văn hoá nọ kia! Giả dối lắm…
🎤 Tóm lại, anh có ý kiến như thế nào về việc nhà thờ chánh toà Bùi Chu sẽ bị đập bỏ?
🔴 Tôi chỉ có ý kiến, sau khi đã tìm hiểu thấu đáo. Nên nhớ rằng, Giáo hội Công giáo ở Việt Nam, đã luôn bị đàn áp, bị bao vây, bị xuyên tạc nhằm phân hóa v.v... Bởi vậy, cần phải cẩn thận khi suy xét và phát ngôn. Đừng a dua theo dư luận. Thêm nữa, các giám mục cai quản các giáo phận, đều là những người có thực học, có trí tuệ, luôn có thể đối thoại. Bởi vậy, cứ hỏi chuyện thẳng thắn với các ngài...
▪ Thứ ba, hơn ai hết, giáo dân của giáo phận hay giáo xứ sở tại, là những người gắn bó thân thiết nhất với các ngôi thánh đường này. Chắc chắn, xét ở mặt gắn bó, lưu luyến, tình cảm, các anh chị em giáo dân ấy không thể nào vui khi nhìn thấy ngôi thánh đường mà mình gắn bó phải bị đập bỏ. Thế nhưng việc phá bỏ nhiều khi ở vào thế bất khả kháng… Nhiều giáo xứ, giáo phận đã phải trì hoãn việc trùng tù, do thiếu kinh phí, do không xin được phép, được giấy,… nhưng đến khi các mảng bê tông mục rớt xuống, các thanh hoành, xà mục nát có cơ sắp gãy, rụng, họ phải đánh liều chắp vá, sửa sang tạm thời… nếu không sẽ có nguy cơ tai nạn! Đây là sự thật mà mình tận mắt chứng kiến! Tác giả các bài viết lên án kia, thử hỏi đã tìm hiểu, đã thử đặt mình vào vị trí của một người có trách nhiệm, vào vị trí của người giáo dân tại nơi sở tại, để cân đo thiệt hơn chưa? Họ có thử đặt ra những câu hỏi thế này: Nhà thờ cổ nên cũng cũ, sắp đổ, bà con giáo hữu tham dự thánh lễ, phụng tự có thể không an toàn, trách nhiệm đó thuộc về ai? Bảo tồn ư? Kinh phí đó từ đâu? Được hỗ trợ từ nhà nước ư? Đừng mơ!
▪ Thứ tư, nhà thờ không phải một món đồ trong viện bảo tàng! Nhà thờ, mục đích trước nhất, là nơi thờ phượng của bà con giáo hữu. Rất nhiều ý kiến lên án, chỉ nhìn các ngôi nhà thờ cổ giống như một món đồ quý trong bảo tàng viện của chính họ, của nhà họ vậy, thế nên họ lên gân, lên giọng dạy đời một cách rất thiển cận. Nhà thờ không phải một món đồ, để có thể dễ dàng đóng gói cất kỹ, khi thấy nó cũ kỹ cần bảo tồn. Nhà thờ trước nhất là nơi thờ phượng của các tín hữu. Nơi chốn ấy cần phải an toàn, phải đủ rộng rãi, thoáng mát để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
▪ Thứ năm, thường thì quỹ đất của giáo phận, giáo xứ đã bị thu hẹp lại, sau các đợt "trưng dụng" trước đây. Thế nên, ngay cả khi có kinh phí, để thực hiện giải pháp, di dời nhà thờ cũ sang một bên theo kiểu "Cẩm Luỹ Thần Đèn", để xây dựng nhà thờ mới, điều ấy cũng chẳng thể thực hiện được. Quỹ đất còn đâu, bị "trưng dụng" từ khuya rồi nhá…
Bởi vậy, đừng vội vàng nhân danh bất cứ thứ lý do cao cả nào đó, mà lên án người khác một cách phiến diện. Nhất là khi "người khác" ấy là một tập thể, là những ban bệ, gồm những con người có học, có uy tín, và có tâm. Xin cũng đừng quên rằng, bảo tồn chưa bao giờ là việc đơn giản, và nhất là: thường rất tốn tiền! Hô hào thì dễ, chứ thử đặt mình vào hoàn cảnh của những giáo phận, giáo dân không có điều kiện kinh tế, thì mới thấy thật chẳng dễ chút nào cả! Nhất là trong trường hợp những nhà thờ vì không được phép tu sửa, nên đã trở nên quá cũ, đến độ chi phí để trùng tu tính ra còn lớp gấp bội phần hơn so với xây mới, to hơn, tiện ích hơn, đáp ứng nhu cầu tâm linh tốt đẹp và hữu hiệu hơn!
Và nữa, tôi đoán chừng, hình như có sự khác biệt giữa Nam và Bắc, sự khác biệt mang tính lịch sử, do lịch sử, nên Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn thì khác với Nhà thờ chánh toà Bùi Chu ngoài Bắc, nhà thờ cũng khác với nhà chùa nữa…
Và nữa, hình như rất nhiều người mạnh miệng lên án, nhưng thực ra trong tay họ chẳng hề có chút thông tin chuyên môn về hiện trạng của các ngôi thánh đường, về tâm tư của bà con giáo dân,…
Và hình như thế này nữa, cứ việc gán cho một ngôi thánh đường là cổ kính, là có giá trị nọ kia, là người ta cứ việc chưởi bới thoải mái rằng các đấng bậc là kém cỏi là không biết quý trọng, bảo tồn di sản, ra như ngôi thánh đường đó là của người ta vậy, ra như người ta là người thẩm định, thẩm phán toàn quyền toàn năng, biết hết mọi sự vậy! Mai kia muốn chưởi ai là đồ vô văn hoá, không biết bảo tồn văn hoá, thì chỉ việc gắn cho ngôi nhà sắp sập của người đó, mà người đó muốn phá đi xây mới là nhà cổ… Buồn cười thiệt! Cứ như làm bố người ta vậy! Bố kiểu này các "đức cha" cũng phải chạy á…
Để kết, mình xin được trích nguyên văn một đoạn tâm sự của Hoạ sỹ Nguyễn Hưng thế này:
Cần nhắc chuyện này, để thấy, so với việc trùng tu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, trùng tu các nhà thờ 'cổ' ở miền Bắc khó khăn hơn rất nhiều. Không được chăm sóc nhiều năm, phần lớn đã cũ mục..."
➥ Hoạ sỹ Nguyễn Hưng chụp với linh mục Đặng Hữu Nam ở Nghệ An, Tháng 11/2018.
Việc cố thủ với truyền thống, nhìn nhà thờ như một biểu tượng văn hoá xã hội, thực sự, đang là trở ngại lớn cho sự phát triển đạo Công giáo ở miền Bắc mấy chục năm qua...
Giáo hội Công giáo Việt Nam đang cần hướng nhìn về tương lai!
Hoàng Long
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng: