Nghiệp ngập rượu chè dẫn đến nhiều vấn đề gia đình, tai nạn và chết yểu.
Da trắng bợt, ánh mắt vô hồn, tóc tai bù xù, ông Gioan Nguyễn Ngọc Hà ngồi bệt trên nền trong ngôi nhà xập xệ, một mình uống rượu với chút rau luộc thay bữa sáng.
Ông Hà nặng 38 ký, đau thận và bao tử, cũng thường uống rượu với bạn bè, hàng xóm trong những dịp đình đám.
“Tôi không thể sống thiếu rượu. Tôi chơi 1,5 lít mỗi ngày,” người đàn ông Công giáo 44 tuổi cho biết thêm, ông uống rượu 4, 5 cữ một ngày, thậm chí ngay cả khi nửa đêm, vì quá thèm. Ông ngụp lặn trong rượu sau khi hôn nhân tan vỡ.
Vợ ông, bà Maria Trần Thị Luyến, nói rằng, bà ly dị ông Tháng Tư vừa qua, sau khi cưới nhau 18 năm, vì không thể chịu đựng nổi tệ nghiện rượu và sự đánh đập của ông.
“Ông ấy quá bê tha rượu chè, chẳng làm gì để giúp gia đình, và thường xuyên chửi rủa, đánh đập con trai và tôi khi ông ấy say xỉn”, bà Luyến nói. Hiện bà phải lượm rác để sống.
Bà cho biết, cán bộ hay các linh mục cũng chẳng thể khuyên bảo chồng bà bỏ rượu được.
Bà Luyến năm nay 38 tuổi, bà bảo chồng bà nghiện ngập là do việc nấu và bán rượu tràn lan ở giáo xứ Vĩnh Quang, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Giáo xứ này là nơi cư ngụ của rất nhiều tín hữu Công giáo.
Người dân địa phương đã tự nấu rượu tại nhà từ nửa thế kỷ nay. Mỗi lít rượu chỉ 10.000 đồng và ai cũng có thể mua được.
Chị Hải Yến, người đã nấu rượu được 5 năm nay, nói rằng, trong giáo xứ có ít nhất 50 gia đình kiếm sống bằng nghề sản xuất rượu rẻ. Cán bộ địa phương không bao giờ gây khó dễ hay kiểm tra chất lượng rượu được làm từ những thứ lúa thứ phẩm này.
Chị Yến học nghề nấu rượu từ mẹ chồng, và chị nấu 160 lít rượu mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu cao trong dịp Tết. Nhiều gia đình mua tới 20 lít rượu để uống dịp Tết.
Người mẹ một con này kiếm được 400.000 đồng mỗi ngày từ việc nấu rượu, gấp đôi thu nhập của một lao động phổ thông. Chị cũng dùng bã rượu để nuôi 20 con lợn để tăng thêm thu nhập.
Chị cho biết, dân địa phương, kể cả bà con sắc tộc, vì có thu nhập thấp, nên chỉ uống rượu kém chất lượng thôi.
◪ Ngộ độc rượu
Ít nhất 10 người trong giáo xứ chết vì tật bệnh hay tai nạn giao thông liên quan đến uống rượu mỗi năm, và nhiều cặp vợ chồng tan nát cũng vì rượu nữa.
Chị Yến cho biết, chị không thể bỏ nghề được, vì nấu rượu và nuôi lợn là nguồn thu nhập chính cho dân địa phương từ cả trăm năm nay rồi. Họ có quá ít đất đai để canh tác. Chị có một hạn mức khi bán rượu cho những tay bợm.
Hôm 28 Tháng Giêng, Bộ Công thương nói rằng, nhà chức trách không thể kiểm soát được rượu bia và các loại thức uống có cồn, là hàng giả và giá rẻ, tràn lan trên thị trường dịp trước Tết.
Bộ Y tế ghi nhận hơn 2.700 người nhập viện vì ngộ độc rượu trong 11 tháng năm 2018, và 15 trường hợp đã tử vong. Đây là một sự đột biến vì chỉ có 115 người nhập viện trong năm 2017 do nguyên nhân tương tự.
Với dân số 94 triệu người, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ 305 triệu lít rượu và 4,1 tỷ lít bia. Lạm dụng bia rượu chiếm tới 36% nguyên nhân của 18.232 vụ tai nạn giao thông, khiến 8.125 người chết và 14.194 bị thương trong năm 2018.
Bà Anna Trần Thị Nhi, 75 tuổi, chứng kiến cảnh 4 người con của mình nghiện rượu, 2 trong số đó đã chia tay vợ. Còn chồng bà thì đã qua đời cũng vì rượu.
Người mẹ của 8 người con, cho biết, đã nhiều năm nay, các con trai của bà đã bỏ nhà thờ nhà thánh, bỏ thí con cái của mình cho bà nuôi.
Trong nước mắt, bà Nhi chia sẻ, “Nó đã phá huỷ sức khoẻ, hạnh phúc và đức tin của gia đình chúng tôi. Chúng tôi rất lo khi nghĩ đến tương lai của cộng đồng.”
Linh mục Giuse Nguyễn Trọng Dưỡng, đang coi sóc giáo xứ, cho biết, giáo xứ có khoảng 100 gia đình tuổi từ 20-50 ly thân hay ly dị nhau, chủ yếu vì rượu chè và bạo lực gia đình. Nhiều người chết ở độ tuổi 30-50 vì chén rượu chén chè.
Linh mục cũng cho biết, “Trong các khoá giáo lý và bài giảng thánh lễ, chúng tôi cố gắng giáo dục bà con để họ biết giữ gìn sức khoẻ và hạnh phúc gia đình, bằng cách tránh xa tệ nát rượu.”
Thế nhưng tệ trạng vẫn thế, hầu hết những người nghiện đều không để ý đến lời khuyên ấy. Vị linh mục phải gánh vác trọng trách coi sóc nhiều giáo xứ, giáo họ, thú nhận rằng, những người có trách nhiệm trong Giáo hội thật sự bí cách trong việc giúp đỡ những anh chị em nghiện ngập từ bỏ tệ nạn nghiệp ngập rượu chè.
Phóng viên ucanews.com, từ Yên Bái
Chuyển ngữ: Nhóm phiên dịch Mai Khôi
https://international.la-croix.com
➥ “Chén chú chén bác” trong một đám cưới ở Yên Bái, Tháng Mười Hai, 2018.
Da trắng bợt, ánh mắt vô hồn, tóc tai bù xù, ông Gioan Nguyễn Ngọc Hà ngồi bệt trên nền trong ngôi nhà xập xệ, một mình uống rượu với chút rau luộc thay bữa sáng.
Ông Hà nặng 38 ký, đau thận và bao tử, cũng thường uống rượu với bạn bè, hàng xóm trong những dịp đình đám.
“Tôi không thể sống thiếu rượu. Tôi chơi 1,5 lít mỗi ngày,” người đàn ông Công giáo 44 tuổi cho biết thêm, ông uống rượu 4, 5 cữ một ngày, thậm chí ngay cả khi nửa đêm, vì quá thèm. Ông ngụp lặn trong rượu sau khi hôn nhân tan vỡ.
Vợ ông, bà Maria Trần Thị Luyến, nói rằng, bà ly dị ông Tháng Tư vừa qua, sau khi cưới nhau 18 năm, vì không thể chịu đựng nổi tệ nghiện rượu và sự đánh đập của ông.
“Ông ấy quá bê tha rượu chè, chẳng làm gì để giúp gia đình, và thường xuyên chửi rủa, đánh đập con trai và tôi khi ông ấy say xỉn”, bà Luyến nói. Hiện bà phải lượm rác để sống.
Bà cho biết, cán bộ hay các linh mục cũng chẳng thể khuyên bảo chồng bà bỏ rượu được.
Bà Luyến năm nay 38 tuổi, bà bảo chồng bà nghiện ngập là do việc nấu và bán rượu tràn lan ở giáo xứ Vĩnh Quang, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Giáo xứ này là nơi cư ngụ của rất nhiều tín hữu Công giáo.
Người dân địa phương đã tự nấu rượu tại nhà từ nửa thế kỷ nay. Mỗi lít rượu chỉ 10.000 đồng và ai cũng có thể mua được.
Chị Hải Yến, người đã nấu rượu được 5 năm nay, nói rằng, trong giáo xứ có ít nhất 50 gia đình kiếm sống bằng nghề sản xuất rượu rẻ. Cán bộ địa phương không bao giờ gây khó dễ hay kiểm tra chất lượng rượu được làm từ những thứ lúa thứ phẩm này.
Chị Yến học nghề nấu rượu từ mẹ chồng, và chị nấu 160 lít rượu mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu cao trong dịp Tết. Nhiều gia đình mua tới 20 lít rượu để uống dịp Tết.
Người mẹ một con này kiếm được 400.000 đồng mỗi ngày từ việc nấu rượu, gấp đôi thu nhập của một lao động phổ thông. Chị cũng dùng bã rượu để nuôi 20 con lợn để tăng thêm thu nhập.
Chị cho biết, dân địa phương, kể cả bà con sắc tộc, vì có thu nhập thấp, nên chỉ uống rượu kém chất lượng thôi.
◪ Ngộ độc rượu
Ít nhất 10 người trong giáo xứ chết vì tật bệnh hay tai nạn giao thông liên quan đến uống rượu mỗi năm, và nhiều cặp vợ chồng tan nát cũng vì rượu nữa.
Chị Yến cho biết, chị không thể bỏ nghề được, vì nấu rượu và nuôi lợn là nguồn thu nhập chính cho dân địa phương từ cả trăm năm nay rồi. Họ có quá ít đất đai để canh tác. Chị có một hạn mức khi bán rượu cho những tay bợm.
Hôm 28 Tháng Giêng, Bộ Công thương nói rằng, nhà chức trách không thể kiểm soát được rượu bia và các loại thức uống có cồn, là hàng giả và giá rẻ, tràn lan trên thị trường dịp trước Tết.
Bộ Y tế ghi nhận hơn 2.700 người nhập viện vì ngộ độc rượu trong 11 tháng năm 2018, và 15 trường hợp đã tử vong. Đây là một sự đột biến vì chỉ có 115 người nhập viện trong năm 2017 do nguyên nhân tương tự.
Với dân số 94 triệu người, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ 305 triệu lít rượu và 4,1 tỷ lít bia. Lạm dụng bia rượu chiếm tới 36% nguyên nhân của 18.232 vụ tai nạn giao thông, khiến 8.125 người chết và 14.194 bị thương trong năm 2018.
Bà Anna Trần Thị Nhi, 75 tuổi, chứng kiến cảnh 4 người con của mình nghiện rượu, 2 trong số đó đã chia tay vợ. Còn chồng bà thì đã qua đời cũng vì rượu.
Người mẹ của 8 người con, cho biết, đã nhiều năm nay, các con trai của bà đã bỏ nhà thờ nhà thánh, bỏ thí con cái của mình cho bà nuôi.
Trong nước mắt, bà Nhi chia sẻ, “Nó đã phá huỷ sức khoẻ, hạnh phúc và đức tin của gia đình chúng tôi. Chúng tôi rất lo khi nghĩ đến tương lai của cộng đồng.”
Linh mục Giuse Nguyễn Trọng Dưỡng, đang coi sóc giáo xứ, cho biết, giáo xứ có khoảng 100 gia đình tuổi từ 20-50 ly thân hay ly dị nhau, chủ yếu vì rượu chè và bạo lực gia đình. Nhiều người chết ở độ tuổi 30-50 vì chén rượu chén chè.
Linh mục cũng cho biết, “Trong các khoá giáo lý và bài giảng thánh lễ, chúng tôi cố gắng giáo dục bà con để họ biết giữ gìn sức khoẻ và hạnh phúc gia đình, bằng cách tránh xa tệ nát rượu.”
Thế nhưng tệ trạng vẫn thế, hầu hết những người nghiện đều không để ý đến lời khuyên ấy. Vị linh mục phải gánh vác trọng trách coi sóc nhiều giáo xứ, giáo họ, thú nhận rằng, những người có trách nhiệm trong Giáo hội thật sự bí cách trong việc giúp đỡ những anh chị em nghiện ngập từ bỏ tệ nạn nghiệp ngập rượu chè.
Phóng viên ucanews.com, từ Yên Bái
Chuyển ngữ: Nhóm phiên dịch Mai Khôi
https://international.la-croix.com