40 năm trôi qua, song ám ảnh về vụ tàn sát 43 người dân trong cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979 vẫn hằn in trong tâm trí những người ở lại.
Mỗi năm, cứ đến tháng 2, người dân TP Cao Bằng lại xót xa nhớ vụ xuống tay với hàng chục người dân ở bản Tổng Chúp (xã Hưng Đạo).
Ngày 9/3/1979, trên đường lui quân sau những âm mưu chiếm đánh các tỉnh phía Bắc Việt Nam bất thành. 43 người dân đã ra đi...
Ông Đào Nguyên An (SN 1947), nguyên GĐ nông trường Cao Bằng, là người trực tiếp tổ chức cho công nhân đến nhận dạng và lượm 43 thi thể trên kể lại, trước ngày 17/2/1979, toàn bộ nông trường đã có nhiều cuộc họp quán triệt và tập dượt đề phòng khi có giặc sang xâm lược sẽ có cách phòng bị. Từng người trong các trại được phân công trực theo ca, phát hiện thấy kẻ thù sẽ đánh kẻng thật lớn để báo động.
Rạng sáng 17/2 mở màn bằng tiếng bom đạn chát chúa, từng đoàn quân xâm lược tràn qua biên giới, đánh chiếm các vị trí ở thị xã Cao Bằng...
Theo ông An, tất cả mọi người đều sững sờ với những gì hiện ra trước mắt nhưng nén đau thương...
Cũng như ông An, bà Nguyễn Thị Đào (SN 1957) vẫn chưa thôi ám ảnh về cuộc chiến tranh đã nằm lại sau lưng 40 năm. Hồi ấy, bà Đào mới bước sang tuổi 22, đảm nhận vị trí kho quỹ của trại nuôi lợn Đức Chính.
Ngày quân xâm lược tràn sang, bà là người gõ kẻng báo động đầu tiên để hô hoán mọi người chạy. Thế rồi, cũng chính bà là người được đơn vị cử đến để nhận dạng các đồng nghiệp.
“Tôi không dám nghĩ lại chuyện cũ. Vào tháng 2 hàng năm, tôi lại cố lừa dối bản thân mình tất cả chỉ là một cơn ác mộng để không phải nghĩ lại những giây phút đau đớn năm ấy. Nhưng tôi hiểu, những thứ thuộc về quá khứ, về lịch sử thì không thể thay đổi”, bà Đào mở đầu câu chuyện bằng giọng trầm lắng.
Chưa một phút giây nào bà quên được khoảnh khắc chứng kiến những người bạn sớm tối có nhau...
“Trước khi quân xâm lược tràn sang, chị em chúng tôi suốt ngày cười đùa rồi tâm sự những câu chuyện về tình yêu, gia đình khi cùng lao động ở trại chăn nuôi lợn.
Nhưng rồi một ngày, tôi phải lượm từng thi thể, rồi đưa họ đoạn đường cuối cùng để về với thế giới bên kia”, bà Đào tâm sự.
Trong những điều đã phải chứng kiến, bà ám ảnh nhất hình ảnh mẹ địu con.
“Tôi nhớ mãi hình ảnh một người chị em của mình vẫn đang địu trên lưng đứa con nhỏ khi được đưa lên”, bà Đào nghẹn ngào.
Theo lời kể của ông Đào Nguyên An, quá trình chạy loạn, gia đình ông Ất bị lạc nhau, vợ cùng 2 người con nhỏ và một cháu bé còn trong bụng mẹ bị bắt. Qụy ngã trước thi thể vợ con, người đàn ông dân tộc Nùng khóc không thành tiếng. Đến nay, người đàn ông ấy cũng đã qua đời, nhưng câu chuyện bi thương của họ vẫn ám ảnh những người ở lại.
Cuộc chiến đã trôi qua 40 năm, giếng cổ năm nào nay nằm lặng lẽ dưới những rặng tre già. Con đường dẫn vào ngôi giếng nay rậm rạp cỏ cây, dòng suối nhỏ vẫn uốn quanh, thì thầm chảy lặng lẽ mỗi ngày.
Đoàn Bổng (theo VietnamNET)
Bài về chủ đề Tội phạm-Ác độc:
Mỗi năm, cứ đến tháng 2, người dân TP Cao Bằng lại xót xa nhớ vụ xuống tay với hàng chục người dân ở bản Tổng Chúp (xã Hưng Đạo).
➥ Bảng gỗ khắc ghi tội ác
Ngày 9/3/1979, trên đường lui quân sau những âm mưu chiếm đánh các tỉnh phía Bắc Việt Nam bất thành. 43 người dân đã ra đi...
Ông Đào Nguyên An (SN 1947), nguyên GĐ nông trường Cao Bằng, là người trực tiếp tổ chức cho công nhân đến nhận dạng và lượm 43 thi thể trên kể lại, trước ngày 17/2/1979, toàn bộ nông trường đã có nhiều cuộc họp quán triệt và tập dượt đề phòng khi có giặc sang xâm lược sẽ có cách phòng bị. Từng người trong các trại được phân công trực theo ca, phát hiện thấy kẻ thù sẽ đánh kẻng thật lớn để báo động.
Rạng sáng 17/2 mở màn bằng tiếng bom đạn chát chúa, từng đoàn quân xâm lược tràn qua biên giới, đánh chiếm các vị trí ở thị xã Cao Bằng...
➥ Ông Đào Nguyên An hồi tưởng quá khứ qua các bức ảnh tư liệu
Theo ông An, tất cả mọi người đều sững sờ với những gì hiện ra trước mắt nhưng nén đau thương...
Cũng như ông An, bà Nguyễn Thị Đào (SN 1957) vẫn chưa thôi ám ảnh về cuộc chiến tranh đã nằm lại sau lưng 40 năm. Hồi ấy, bà Đào mới bước sang tuổi 22, đảm nhận vị trí kho quỹ của trại nuôi lợn Đức Chính.
Ngày quân xâm lược tràn sang, bà là người gõ kẻng báo động đầu tiên để hô hoán mọi người chạy. Thế rồi, cũng chính bà là người được đơn vị cử đến để nhận dạng các đồng nghiệp.
“Tôi không dám nghĩ lại chuyện cũ. Vào tháng 2 hàng năm, tôi lại cố lừa dối bản thân mình tất cả chỉ là một cơn ác mộng để không phải nghĩ lại những giây phút đau đớn năm ấy. Nhưng tôi hiểu, những thứ thuộc về quá khứ, về lịch sử thì không thể thay đổi”, bà Đào mở đầu câu chuyện bằng giọng trầm lắng.
➥ Giếng cổ đã bị lấp sau 40 năm
Chưa một phút giây nào bà quên được khoảnh khắc chứng kiến những người bạn sớm tối có nhau...
“Trước khi quân xâm lược tràn sang, chị em chúng tôi suốt ngày cười đùa rồi tâm sự những câu chuyện về tình yêu, gia đình khi cùng lao động ở trại chăn nuôi lợn.
Nhưng rồi một ngày, tôi phải lượm từng thi thể, rồi đưa họ đoạn đường cuối cùng để về với thế giới bên kia”, bà Đào tâm sự.
Trong những điều đã phải chứng kiến, bà ám ảnh nhất hình ảnh mẹ địu con.
➥ Bà Nguyễn Thị Đào
“Tôi nhớ mãi hình ảnh một người chị em của mình vẫn đang địu trên lưng đứa con nhỏ khi được đưa lên”, bà Đào nghẹn ngào.
Theo lời kể của ông Đào Nguyên An, quá trình chạy loạn, gia đình ông Ất bị lạc nhau, vợ cùng 2 người con nhỏ và một cháu bé còn trong bụng mẹ bị bắt. Qụy ngã trước thi thể vợ con, người đàn ông dân tộc Nùng khóc không thành tiếng. Đến nay, người đàn ông ấy cũng đã qua đời, nhưng câu chuyện bi thương của họ vẫn ám ảnh những người ở lại.
Cuộc chiến đã trôi qua 40 năm, giếng cổ năm nào nay nằm lặng lẽ dưới những rặng tre già. Con đường dẫn vào ngôi giếng nay rậm rạp cỏ cây, dòng suối nhỏ vẫn uốn quanh, thì thầm chảy lặng lẽ mỗi ngày.
Đoàn Bổng (theo VietnamNET)
Bài về chủ đề Tội phạm-Ác độc: