Mấy năm nay Chính phủ đang băn khoăn tìm giải pháp làm sao để huy động 500 tấn vàng trong dân nhưng dân chúng còn có một loại tài sản giá trị hơn nhiều lần cần kích hoạt cho phát triển.
◪ Sự bí ẩn của tư bản
Trong cuốn sách “Sự bí ẩn của vốn” của tác giả Hernando de Soto người Peru xuất bản năm 2000, đã được dịch phát hành ở Việt Nam, tác giả đã đặt câu hỏi: Vì sao chủ nghĩa tư bản thành công ở phương Tây và thất bại ở mọi nơi khác?
Khi nghiên cứu về các nước kém phát triển ở thế giới thứ ba, tác giả đặt câu hỏi cái gì đã ngăn các nước này đạt được sự thịnh vượng giống như đã có ở phương Tây? Ông khẳng định rằng, chướng ngại chính ngăn phần còn lại của thế giới không được hưởng lợi từ chủ nghĩa tư bản là sự bất lực của nó trong việc tạo ra tư bản (vốn).
Với những con số thực tế mà nhóm nghiên cứu đã thu thập được, từ lô đất này sang lô đất khác và từ trang trại này sang trang trại khác của Châu Á, Châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latin, tác giả đã chỉ ra rằng hầu hết những người nghèo đã có các tài sản mà họ cần để thành công trong chủ nghĩa tư bản.
Ngay cả ở các nước nghèo nhất, giá trị các khoản tài sản mà họ tiết kiệm được là khổng lồ, bằng 40 lần của tất cả các khoản viện trợ nước ngoài đã được nhận trên khắp thế giới kể từ năm 1945.
Thí dụ, ở Ai Cập của cải mà những người nghèo nắm giữ lớn gấp 50 lần toàn bộ tổng số đầu tư nước ngoài đã được ghi chép ở nước này, kể cả kênh đào Suez lẫn Đập Aswan.
Ở Haiti, quốc gia nghèo nhất Mỹ Latin, tổng tài sản của những người nghèo lớn hơn 150 lần tổng số các khoản đầu tư nước ngoài ở đây kể từ khi Haiti độc lập khỏi Pháp từ năm 1804.
Tuy nhiên, tác giả chỉ ra rằng, những người nghèo ở các nước đang nắm giữ tài sản ở dạng có khiếm khuyết, các ngôi nhà được xây trên những mảnh đất mà quyền sở hữu không có hồ sơ thỏa đáng. Do các quyền sở hữu này không có giấy tờ rõ ràng nên các tài sản không thể chuyển thành tư bản được, không thể bán ra ngoài địa phương hạn hẹp nơi người dân biết nhau, và không thể dùng làm vật thế chấp cho một khoản vay.
Ở Phương Tây, trái lại, mọi ngôi nhà, mọi mảnh đất, mọi lượng hàng trong kho đều được trình bày trong một hồ sơ sở hữu tài sản, có thể nhận thấy được trong một mạng lưới rộng lớn bao la gắn kết tất cả các tài sản này với phần còn lại của nền kinh tế.
Nhờ có quá trình biểu diễn này các tài sản có một đời sống vô hình song hành cùng với sự tồn tại vật chất của chúng. Dân cư ở các nước nghèo có các thứ nhưng chúng thiếu quá trình để biểu diễn tài sản của họ thành hồ sơ để tạo ra tư bản lưu chuyển trong nền kinh tế. Và không có cái đại diện, không có cái biểu diễn, tài sản của họ chỉ là tư bản chết.
◪ Câu chuyện đất đai
Thời điểm cuốn sách được xuất bản cũng là giai đoạn mà Việt Nam thuộc về các nước kém phát triển của thế giới thứ ba, và cũng xảy ra tình trạng thiếu chứng từ về sở hữu tài sản.
Tệ hơn nữa, có thời kỳ chúng ta còn không có cả quy định pháp lý về sở hữu đất đai, một loại tài sản lớn của mỗi gia đình và chiếm lượng giá trị lớn trong nền kinh tế. Đó là chưa nói đến, ngày nay dù đã có quy định, thì năng lực thực hiện cấp sổ đỏ, sổ hồng vẫn còn rất kém.
Do xuất phát từ quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, cho nên đã xảy ra thời kỳ pháp luật không đặt ra vấn đề trao quyền sở hữu đất đai cho người dân.
Chỉ bắt đầu từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế năm 1986 và ban hành Luật đất đai đầu tiên năm 1987 thì pháp luật mới lần đầu tiên có quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, dù lúc đó luật vẫn nghiêm cấm mua bán đất đai dưới mọi hình thức.
Chỉ cho tới Luật đất đai năm 1993 thì pháp luật mới bắt đầu cho phép người dân được chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Đó đã là một tiến bộ lớn nếu tính từ khi đất đai bị đóng băng suốt quá trình dài cho tới khi nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cho phép chuyển nhượng lưu thông, biến đất đai trở thành một dạng hàng hóa “khiếm khuyết”.
Vậy thì hãy thử hình dung rằng trước khi ban hành luật đất đai năm 1987, khi đa số các mảnh đất không có giấy tờ, thì mức độ đóng góp tạo ra tư bản từ đất đai cho nền kinh tế như phân tích của ông Hernando de Soto sẽ ra sao?
Sẽ không lạ nếu nền kinh tế Việt Nam từng là một nền kinh tế rất kém phát triển.
Sau hơn 30 năm Đổi mới, Chính phủ đã nỗ lực có hệ thống trong việc thiết lập hồ sơ quản lý đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân và doanh nghiệp.
Theo thống kê từ Tổng cục Quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường thì tính đến tháng 9/2018 tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lần đầu trên cả nước đã đạt trên 96,9% tổng diện tích các loại đất cần cấp.
Tức là hầu hết các mảnh đất trên toàn lãnh thổ đều đã được cấp giấy chứng nhận cho chủ sử dụng. Chỉ một số nhỏ còn lại chưa được cấp giấy chứng nhận lần đầu là do còn đang tranh chấp vướng mắc về pháp lý chưa phân định quyền sử dụng hoặc vì lý do nào.
Còn theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tính đến tháng 3/2018 toàn thành phố đã cơ bản hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình. Đã có khoảng 1 triệu 400 nghìn thửa đất đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đạt gần 99%)
◪ Nguồn vốn khiếm khuyết
Việc cơ bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho mỗi mảnh đất là một tiến bộ lớn. Nhưng đó chỉ là một bước ban đầu trong rất nhiều việc phải làm để biến đất đai thành nguồn lực tư bản cho nền kinh tế.
Thực tế hiện nay mặc dù đất đai là thứ có giá trị nhất trong mỗi gia đình, chiếm một lượng giá trị lớn trong tổng tài sản toàn xã hội, nhưng nó vẫn không trở thành là nguồn lực tư bản hữu hiệu.
Lý do là hàng ngày có biết bao sự kiện mới phát sinh làm thay đổi biến động về quyền sử dụng đất, nhưng hồ sơ giấy tờ không phản ánh kịp, không phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất.
Trong những gia đình khi một người cha hoặc mẹ chết đi đều phát sinh nhu cầu phân chia di sản thừa kế cho các con, hoặc khi một người con lấy vợ lấy chồng thì cha mẹ cho đất làm nhà phát sinh nhu cầu tách thửa...
Những sự việc đó diễn ra trong đời sống với số lượng lớn. Dẫn đến số lượng những đầu việc cần xử lý liên quan đến đất đai tương ứng với số giấy chứng nhận cần được cấp mới lớn hơn con số hàng triệu giấy chứng nhận được cấp lần đầu.
Thói quan liêu nhũng nhiễu trong nền hành chính tư pháp khiến cho người dân e ngại và bỏ mặc vô vàn mảnh đất ở vào tình trạng lai tạp, không được phân định rõ ràng về chủ quyền sử dụng, khiến cho nguồn lực đất đai vẫn bị chìm trong dạng tư bản khiếm khuyết, không thể hữu dụng đưa vào lưu thông trong nền kinh tế, không thể tạo thành vốn, không thể đưa vào thị trường.
Đây chính là nguồn lực khổng lồ có giá trị lớn hơn rất nhiều con số 500 tấn vàng trong dân. Nếu được kích hoạt, giải phóng hay được thị trường hóa thì nguồn lực này sẽ giúp kinh tế trở nên rất sôi động.
Ngô Ngọc Trai (theo VietnamNET)
Bài về chủ đề Nhận định:
◪ Sự bí ẩn của tư bản
Trong cuốn sách “Sự bí ẩn của vốn” của tác giả Hernando de Soto người Peru xuất bản năm 2000, đã được dịch phát hành ở Việt Nam, tác giả đã đặt câu hỏi: Vì sao chủ nghĩa tư bản thành công ở phương Tây và thất bại ở mọi nơi khác?
Khi nghiên cứu về các nước kém phát triển ở thế giới thứ ba, tác giả đặt câu hỏi cái gì đã ngăn các nước này đạt được sự thịnh vượng giống như đã có ở phương Tây? Ông khẳng định rằng, chướng ngại chính ngăn phần còn lại của thế giới không được hưởng lợi từ chủ nghĩa tư bản là sự bất lực của nó trong việc tạo ra tư bản (vốn).
Với những con số thực tế mà nhóm nghiên cứu đã thu thập được, từ lô đất này sang lô đất khác và từ trang trại này sang trang trại khác của Châu Á, Châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latin, tác giả đã chỉ ra rằng hầu hết những người nghèo đã có các tài sản mà họ cần để thành công trong chủ nghĩa tư bản.
Ngay cả ở các nước nghèo nhất, giá trị các khoản tài sản mà họ tiết kiệm được là khổng lồ, bằng 40 lần của tất cả các khoản viện trợ nước ngoài đã được nhận trên khắp thế giới kể từ năm 1945.
Thí dụ, ở Ai Cập của cải mà những người nghèo nắm giữ lớn gấp 50 lần toàn bộ tổng số đầu tư nước ngoài đã được ghi chép ở nước này, kể cả kênh đào Suez lẫn Đập Aswan.
Ở Haiti, quốc gia nghèo nhất Mỹ Latin, tổng tài sản của những người nghèo lớn hơn 150 lần tổng số các khoản đầu tư nước ngoài ở đây kể từ khi Haiti độc lập khỏi Pháp từ năm 1804.
Tuy nhiên, tác giả chỉ ra rằng, những người nghèo ở các nước đang nắm giữ tài sản ở dạng có khiếm khuyết, các ngôi nhà được xây trên những mảnh đất mà quyền sở hữu không có hồ sơ thỏa đáng. Do các quyền sở hữu này không có giấy tờ rõ ràng nên các tài sản không thể chuyển thành tư bản được, không thể bán ra ngoài địa phương hạn hẹp nơi người dân biết nhau, và không thể dùng làm vật thế chấp cho một khoản vay.
Ở Phương Tây, trái lại, mọi ngôi nhà, mọi mảnh đất, mọi lượng hàng trong kho đều được trình bày trong một hồ sơ sở hữu tài sản, có thể nhận thấy được trong một mạng lưới rộng lớn bao la gắn kết tất cả các tài sản này với phần còn lại của nền kinh tế.
Nhờ có quá trình biểu diễn này các tài sản có một đời sống vô hình song hành cùng với sự tồn tại vật chất của chúng. Dân cư ở các nước nghèo có các thứ nhưng chúng thiếu quá trình để biểu diễn tài sản của họ thành hồ sơ để tạo ra tư bản lưu chuyển trong nền kinh tế. Và không có cái đại diện, không có cái biểu diễn, tài sản của họ chỉ là tư bản chết.
➥ Do xuất phát từ quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, cho nên đã xảy ra thời kỳ pháp luật không đặt ra vấn đề trao quyền sở hữu đất đai cho người dân.
◪ Câu chuyện đất đai
Thời điểm cuốn sách được xuất bản cũng là giai đoạn mà Việt Nam thuộc về các nước kém phát triển của thế giới thứ ba, và cũng xảy ra tình trạng thiếu chứng từ về sở hữu tài sản.
Tệ hơn nữa, có thời kỳ chúng ta còn không có cả quy định pháp lý về sở hữu đất đai, một loại tài sản lớn của mỗi gia đình và chiếm lượng giá trị lớn trong nền kinh tế. Đó là chưa nói đến, ngày nay dù đã có quy định, thì năng lực thực hiện cấp sổ đỏ, sổ hồng vẫn còn rất kém.
Do xuất phát từ quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, cho nên đã xảy ra thời kỳ pháp luật không đặt ra vấn đề trao quyền sở hữu đất đai cho người dân.
Chỉ bắt đầu từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế năm 1986 và ban hành Luật đất đai đầu tiên năm 1987 thì pháp luật mới lần đầu tiên có quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, dù lúc đó luật vẫn nghiêm cấm mua bán đất đai dưới mọi hình thức.
Chỉ cho tới Luật đất đai năm 1993 thì pháp luật mới bắt đầu cho phép người dân được chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Đó đã là một tiến bộ lớn nếu tính từ khi đất đai bị đóng băng suốt quá trình dài cho tới khi nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cho phép chuyển nhượng lưu thông, biến đất đai trở thành một dạng hàng hóa “khiếm khuyết”.
Vậy thì hãy thử hình dung rằng trước khi ban hành luật đất đai năm 1987, khi đa số các mảnh đất không có giấy tờ, thì mức độ đóng góp tạo ra tư bản từ đất đai cho nền kinh tế như phân tích của ông Hernando de Soto sẽ ra sao?
Sẽ không lạ nếu nền kinh tế Việt Nam từng là một nền kinh tế rất kém phát triển.
Sau hơn 30 năm Đổi mới, Chính phủ đã nỗ lực có hệ thống trong việc thiết lập hồ sơ quản lý đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân và doanh nghiệp.
Theo thống kê từ Tổng cục Quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường thì tính đến tháng 9/2018 tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lần đầu trên cả nước đã đạt trên 96,9% tổng diện tích các loại đất cần cấp.
Tức là hầu hết các mảnh đất trên toàn lãnh thổ đều đã được cấp giấy chứng nhận cho chủ sử dụng. Chỉ một số nhỏ còn lại chưa được cấp giấy chứng nhận lần đầu là do còn đang tranh chấp vướng mắc về pháp lý chưa phân định quyền sử dụng hoặc vì lý do nào.
Còn theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tính đến tháng 3/2018 toàn thành phố đã cơ bản hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình. Đã có khoảng 1 triệu 400 nghìn thửa đất đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đạt gần 99%)
◪ Nguồn vốn khiếm khuyết
Việc cơ bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho mỗi mảnh đất là một tiến bộ lớn. Nhưng đó chỉ là một bước ban đầu trong rất nhiều việc phải làm để biến đất đai thành nguồn lực tư bản cho nền kinh tế.
Thực tế hiện nay mặc dù đất đai là thứ có giá trị nhất trong mỗi gia đình, chiếm một lượng giá trị lớn trong tổng tài sản toàn xã hội, nhưng nó vẫn không trở thành là nguồn lực tư bản hữu hiệu.
Lý do là hàng ngày có biết bao sự kiện mới phát sinh làm thay đổi biến động về quyền sử dụng đất, nhưng hồ sơ giấy tờ không phản ánh kịp, không phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất.
Trong những gia đình khi một người cha hoặc mẹ chết đi đều phát sinh nhu cầu phân chia di sản thừa kế cho các con, hoặc khi một người con lấy vợ lấy chồng thì cha mẹ cho đất làm nhà phát sinh nhu cầu tách thửa...
Những sự việc đó diễn ra trong đời sống với số lượng lớn. Dẫn đến số lượng những đầu việc cần xử lý liên quan đến đất đai tương ứng với số giấy chứng nhận cần được cấp mới lớn hơn con số hàng triệu giấy chứng nhận được cấp lần đầu.
Thói quan liêu nhũng nhiễu trong nền hành chính tư pháp khiến cho người dân e ngại và bỏ mặc vô vàn mảnh đất ở vào tình trạng lai tạp, không được phân định rõ ràng về chủ quyền sử dụng, khiến cho nguồn lực đất đai vẫn bị chìm trong dạng tư bản khiếm khuyết, không thể hữu dụng đưa vào lưu thông trong nền kinh tế, không thể tạo thành vốn, không thể đưa vào thị trường.
Đây chính là nguồn lực khổng lồ có giá trị lớn hơn rất nhiều con số 500 tấn vàng trong dân. Nếu được kích hoạt, giải phóng hay được thị trường hóa thì nguồn lực này sẽ giúp kinh tế trở nên rất sôi động.
Ngô Ngọc Trai (theo VietnamNET)
Bài về chủ đề Nhận định: