Rửa tội cho trẻ nhỏ là một thực hành lâu đời trong Giáo hội Công giáo ngay từ đầu.
Tiếp nối sứ mạng của Đức Giêsu Kitô, Giáo hội Công giáo ngay từ đầu đã coi bí tích Thánh Tẩy là một trong những phận vụ chính yếu của mình. Có bằng chứng rõ ràng trong các trước tác Tân ước, thậm chí bằng chứng này còn nhấn mạnh rằng, việc rửa tội thì bất kể tuổi tác.
Chẳng hạn, trong Công Vụ Tông Đồ, thánh Lu-ca mô tả lại việc rửa tội cho cả một gia đình, “Có một bà tên là Ly-đi-a, quê ở Thy-a-ti-ra, chuyên buôn bán vải điều. Bà là người tôn thờ Thiên Chúa; bà nghe, và Chúa mở lòng cho bà để bà chú ý đến những lời ông Phao-lô nói. Sau khi bà và cả nhà đã chịu phép rửa, bà mời chúng tôi: ‘Các ông đã coi tôi là một tín hữu Chúa, thì xin các ông đến ở nhà tôi.” Và bà ép chúng tôi phải nhận lời’” (Cv 16,14-15).
Thánh Phaolô cũng viết: “À, tôi còn làm phép rửa cho gia đình Tê-pha-na nữa” (1 Cr 1,16).
Nhiều học giả Kinh thánh cho rằng, gia đình ở đây hiểu là tất cả mọi người trong gia đình, bất kể tuổi tác. Hơn nữa, các tín hữu Công giáo đã duy trì việc thực hành Thanh Tẩy cho các trẻ nhỏ trong nhiều thế kỷ, và chưa bao giờ ngưng thực hiện thực hành bao giờ.
Giáo lý Hội thánh Công giáo có những lời xác nhận về thực hành có nền tảng Kinh thánh và thánh truyền này, “Việc Rửa Tội cho các nhi đồng là một truyền thống rất xa xưa của Hội Thánh. Có những bằng chứng rõ ràng về truyền thống này từ thế kỷ thứ hai. Nhưng rất có thể ngay từ lúc các Tông Đồ bắt đầu rao giảng, khi có những gia đình mà “cả nhà” đều chịu Phép Rửa thì người ta cũng đã Rửa Tội cho cả các nhi đồng” (GLHTCG, số 1252).
Giáo hội luôn coi việc rửa tội cho các em thơ là một hồng ân và trách nhiệm lớn lao, một trách vụ được trao phó cho các bậc làm cha làm mẹ, do vậy, “Các cha mẹ Kitô giáo nhận biết rằng, việc thực hành này cũng đi đôi với nhiệm vụ của họ là những người nuôi dưỡng sự sống mà Thiên Chúa đã uỷ thác cho họ” (GLHTCG, số 1251).
Đây thật là một truyền thống tốt đẹp được thực hành trong Giáo hội Công giáo, một truyền thống cho thấy ân sủng được tuôn tràn qua bí tích Thánh Tẩy, đồng thời dọn đường để Thánh Thần hướng dẫn tâm hồn của em bé trong suốt quãng đời còn lại của nó.
Philip Kosloski
Chuyển ngữ: Nhóm phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org
Tiếp nối sứ mạng của Đức Giêsu Kitô, Giáo hội Công giáo ngay từ đầu đã coi bí tích Thánh Tẩy là một trong những phận vụ chính yếu của mình. Có bằng chứng rõ ràng trong các trước tác Tân ước, thậm chí bằng chứng này còn nhấn mạnh rằng, việc rửa tội thì bất kể tuổi tác.
Chẳng hạn, trong Công Vụ Tông Đồ, thánh Lu-ca mô tả lại việc rửa tội cho cả một gia đình, “Có một bà tên là Ly-đi-a, quê ở Thy-a-ti-ra, chuyên buôn bán vải điều. Bà là người tôn thờ Thiên Chúa; bà nghe, và Chúa mở lòng cho bà để bà chú ý đến những lời ông Phao-lô nói. Sau khi bà và cả nhà đã chịu phép rửa, bà mời chúng tôi: ‘Các ông đã coi tôi là một tín hữu Chúa, thì xin các ông đến ở nhà tôi.” Và bà ép chúng tôi phải nhận lời’” (Cv 16,14-15).
Thánh Phaolô cũng viết: “À, tôi còn làm phép rửa cho gia đình Tê-pha-na nữa” (1 Cr 1,16).
Nhiều học giả Kinh thánh cho rằng, gia đình ở đây hiểu là tất cả mọi người trong gia đình, bất kể tuổi tác. Hơn nữa, các tín hữu Công giáo đã duy trì việc thực hành Thanh Tẩy cho các trẻ nhỏ trong nhiều thế kỷ, và chưa bao giờ ngưng thực hiện thực hành bao giờ.
Giáo lý Hội thánh Công giáo có những lời xác nhận về thực hành có nền tảng Kinh thánh và thánh truyền này, “Việc Rửa Tội cho các nhi đồng là một truyền thống rất xa xưa của Hội Thánh. Có những bằng chứng rõ ràng về truyền thống này từ thế kỷ thứ hai. Nhưng rất có thể ngay từ lúc các Tông Đồ bắt đầu rao giảng, khi có những gia đình mà “cả nhà” đều chịu Phép Rửa thì người ta cũng đã Rửa Tội cho cả các nhi đồng” (GLHTCG, số 1252).
Giáo hội luôn coi việc rửa tội cho các em thơ là một hồng ân và trách nhiệm lớn lao, một trách vụ được trao phó cho các bậc làm cha làm mẹ, do vậy, “Các cha mẹ Kitô giáo nhận biết rằng, việc thực hành này cũng đi đôi với nhiệm vụ của họ là những người nuôi dưỡng sự sống mà Thiên Chúa đã uỷ thác cho họ” (GLHTCG, số 1251).
Đây thật là một truyền thống tốt đẹp được thực hành trong Giáo hội Công giáo, một truyền thống cho thấy ân sủng được tuôn tràn qua bí tích Thánh Tẩy, đồng thời dọn đường để Thánh Thần hướng dẫn tâm hồn của em bé trong suốt quãng đời còn lại của nó.
Philip Kosloski
Chuyển ngữ: Nhóm phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org