Nếu tiếng Aram vậy là đủ cho Đức Giêsu.… ồ, vậy thì phải đợi!
Theo một số nghiên cứu, Kinh thánh trọn bộ đã được chuyển ngữ sang 670 thứ tiếng. Riêng Tân ước đã được chuyển ngữ sang gần 1.500 thứ tiếng, và nếu chỉ xét từng phần (tức là, một cuốn, một thánh vịnh, hay một phần của Cựu hoặc Tân ước) thì Kinh thánh đã được chuyển ngữ sang hơn 3.000 thứ tiếng.
Nếu bạn cho rằng, thật là rất nhiều bản dịch, thì bạn hãy xem xét điều này: con số 3.000 thực ra vẫn chỉ là ngót nửa tổng số các ngôn ngữ được sử dụng trên thế giới. Hiện nay, trong tổng số 7.097 sinh ngữ, chỉ có khoảng 4.000 phát triển được hệ thống chữ viết, nghĩa là, vẫn còn chỗ để có thêm nhiều bản dịch nữa, tức là hơn 1.000 bản dịch cho các ngôn ngữ khác. Đấy là một tin vui cho các dịch giả.
Thế nhưng, từ khi nào, và tại sao Kinh thánh lại được chuyển ngữ từ các ngôn ngữ gốc sang các thứ tiếng khác?
Yêu cầu cần phải có các bản dịch Kinh thánh xuất hiện khoảng năm 3 Trước Chúa Kitô, khi người Do-thái gốc Alêxanria sử dụng tiếng Hy-lạp, ngôn ngữ phổ biến thời đó, làm ngôn ngữ chính, chứ không dùng tiếng Híp-ri. Có khi được gọi là “Kinh thánh Cựu ước bản Hy-lạp”, bản dịch đầu tiên này thường được gọi là Bản Bảy Mươi, thậm chí đã được trích dẫn trong Tân ước (cụ thể là trong các thư Phao-lô, dù không trích dẫn nguyên văn), được trích dẫn bởi các tông phụ (Apostolic Father), và cả các giáo phụ Hy-lạp nữa. Thánh Giêrônimô đã minh xác rằng, Bản Bảy Mươi không chỉ là nguồn duy nhất mà các tông đồ sử dụng, thế nhưng thánh nhân cũng cho thấy, các tác giả Tân ước, dù là khi trích dẫn Kinh thánh Cựu ước, hay là khi dẫn lại lời Đức Giêsu trích dẫn Kinh thánh Cựu ước, cũng đã sử dụng bản dịch Hy-lạp, do vậy, hàm ý, các vị đã xem bản dịch đó là đáng tin cậy.
Tên của nó, “Bản Bảy Mươi” (Septuagint), liên quan đến một huyền thoại: tương truyền Ptolemy II Philadelphus, nhà vua gốc Hy-lạp, của Ai-cập đã quy tụ 72 học giả Do-thái (6 người trong mỗi chi tộc từ 12 chi tộc Ít-ra-en) để chuyển dịch bộ Ngũ Thư (Torah) từ tiếng thứ Híp-ri được dùng trong Kinh thánh sang tiếng Hy-lạp. Theo thiên Megillah trong sách Talmud bản Babylon, nhà vua “đưa họ vào ở trong 72 căn phòng, mỗi người một phòng riêng biệt, mà không cho họ biết tại sao họ lại được triệu tập. Ông vào từng phòng của mỗi người và truyền lệnh: ‘Hãy chép lại cho ta Ngũ Thư của Môsê, là thầy của ông.’ Thiên Chúa đã đặt để nó vào lòng của từng người một nên bản dịch của họ giống hệt như nhau.”
Bản dịch này, được viết bằng tiếng Hy-lạp phổ thông (tức là, thứ tiếng phổ biến của vùng Địa Trung Hải thời cổ đại, được biết đến như thổ ngữ của vùng Alêxandria), lúc đầu chỉ có Ngũ Thư (tức là, năm cuốn đầu tiên trong Cựu ước). Sau đó, các sách khác được chuyển ngữ tiếp trong khoảng từ hai đến ba thế kỷ kế tiếp, và công việc được hoàn tất vào năm 132 Trước Chúa Kitô. Bản dịch đầu tiên này là nền tảng cho các bản dịch sau đó như bản La-tinh Cổ (“Vetus Latina”), bản Slav, bản Syri cổ, bản Armênia cổ, bản Georgian cổ, và bản Ai-cập cổ (Coptic Christian) của Kinh thánh Cựu ước.
Thế nhưng, nếu như hết thảy các Kitô hữu tiên khởi đều thông thạo tiếng Hy-lạp đi chăng nữa, thì cùng với việc đức tin được truyền bá rộng rãi trong đế quốc Rôma, thì yêu cầu cần phải có một bản dịch La-tinh là chuyện sớm hay muộn cũng phải được đặt ra. Đầu thế kỷ II, đã có rất nhiều bản dịch (với vô số chỗ được thêm thắt hay sai lạc) được phổ biến ở khu vực Ý và Bắc Phi. Quả vậy, chính thánh Giêrônimô (dịch giả vĩ đại chuyển ngữ Kinh thánh từ tiếng Híp-ri và tiếng Hy-lạp sang tiếng La-tinh, chủ trì bản Vulgata) cho biết, đến thế kỷ IV “số lượng dị bản thì cũng nhiều như chánh bản vậy”.
Năm 382, giáo hoàng Damasus đề nghị thánh Giêrônimô làm một bản dịch La-tinh chung kết của các sách Tin Mừng, dựa trên bản La-tinh Cổ (Vetus Latina) hồi đó vẫn đang được sử dụng. Thánh Giêrônimô còn đi xa hơn, trong đan viện của mình ở Bê-lem, ngài đã cố gắng hết sức để chuyển ngữ được càng nhiều cuốn trong bộ Kinh thánh càng tốt, từ các bản văn gốc Híp-ri và Hy-lạp, trong đó có cả Bản Bảy Mươi. Bản dịch do thánh Giêrônimô chủ trì này đã được sử dụng rộng rãi đến độ bản La-tinh Cổ không còn được dùng tới nữa. Đến thế kỷ XIII, bản dịch của thánh Giêrônimô đã được coi là “versio vulgata,” một danh xưng bằng tiếng La-tinh, nghĩa là “ấn bản được sử dụng rộng rãi”. Công đồng Trentô (1545-1563) đã lấy bản Vulgata là bản Kinh thánh bằng tiếng La-tinh chính thức của Giáo hội Công giáo Rôma (mãi cho đến năm 1979, khi bản Nova Vulgata được công bố).
Daniel Esparza
Chuyển ngữ: Nhóm phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org
➥ Thánh Giêrônimô, bổn mạng của các dịch giả
Theo một số nghiên cứu, Kinh thánh trọn bộ đã được chuyển ngữ sang 670 thứ tiếng. Riêng Tân ước đã được chuyển ngữ sang gần 1.500 thứ tiếng, và nếu chỉ xét từng phần (tức là, một cuốn, một thánh vịnh, hay một phần của Cựu hoặc Tân ước) thì Kinh thánh đã được chuyển ngữ sang hơn 3.000 thứ tiếng.
Nếu bạn cho rằng, thật là rất nhiều bản dịch, thì bạn hãy xem xét điều này: con số 3.000 thực ra vẫn chỉ là ngót nửa tổng số các ngôn ngữ được sử dụng trên thế giới. Hiện nay, trong tổng số 7.097 sinh ngữ, chỉ có khoảng 4.000 phát triển được hệ thống chữ viết, nghĩa là, vẫn còn chỗ để có thêm nhiều bản dịch nữa, tức là hơn 1.000 bản dịch cho các ngôn ngữ khác. Đấy là một tin vui cho các dịch giả.
Thế nhưng, từ khi nào, và tại sao Kinh thánh lại được chuyển ngữ từ các ngôn ngữ gốc sang các thứ tiếng khác?
Yêu cầu cần phải có các bản dịch Kinh thánh xuất hiện khoảng năm 3 Trước Chúa Kitô, khi người Do-thái gốc Alêxanria sử dụng tiếng Hy-lạp, ngôn ngữ phổ biến thời đó, làm ngôn ngữ chính, chứ không dùng tiếng Híp-ri. Có khi được gọi là “Kinh thánh Cựu ước bản Hy-lạp”, bản dịch đầu tiên này thường được gọi là Bản Bảy Mươi, thậm chí đã được trích dẫn trong Tân ước (cụ thể là trong các thư Phao-lô, dù không trích dẫn nguyên văn), được trích dẫn bởi các tông phụ (Apostolic Father), và cả các giáo phụ Hy-lạp nữa. Thánh Giêrônimô đã minh xác rằng, Bản Bảy Mươi không chỉ là nguồn duy nhất mà các tông đồ sử dụng, thế nhưng thánh nhân cũng cho thấy, các tác giả Tân ước, dù là khi trích dẫn Kinh thánh Cựu ước, hay là khi dẫn lại lời Đức Giêsu trích dẫn Kinh thánh Cựu ước, cũng đã sử dụng bản dịch Hy-lạp, do vậy, hàm ý, các vị đã xem bản dịch đó là đáng tin cậy.
Tên của nó, “Bản Bảy Mươi” (Septuagint), liên quan đến một huyền thoại: tương truyền Ptolemy II Philadelphus, nhà vua gốc Hy-lạp, của Ai-cập đã quy tụ 72 học giả Do-thái (6 người trong mỗi chi tộc từ 12 chi tộc Ít-ra-en) để chuyển dịch bộ Ngũ Thư (Torah) từ tiếng thứ Híp-ri được dùng trong Kinh thánh sang tiếng Hy-lạp. Theo thiên Megillah trong sách Talmud bản Babylon, nhà vua “đưa họ vào ở trong 72 căn phòng, mỗi người một phòng riêng biệt, mà không cho họ biết tại sao họ lại được triệu tập. Ông vào từng phòng của mỗi người và truyền lệnh: ‘Hãy chép lại cho ta Ngũ Thư của Môsê, là thầy của ông.’ Thiên Chúa đã đặt để nó vào lòng của từng người một nên bản dịch của họ giống hệt như nhau.”
Bản dịch này, được viết bằng tiếng Hy-lạp phổ thông (tức là, thứ tiếng phổ biến của vùng Địa Trung Hải thời cổ đại, được biết đến như thổ ngữ của vùng Alêxandria), lúc đầu chỉ có Ngũ Thư (tức là, năm cuốn đầu tiên trong Cựu ước). Sau đó, các sách khác được chuyển ngữ tiếp trong khoảng từ hai đến ba thế kỷ kế tiếp, và công việc được hoàn tất vào năm 132 Trước Chúa Kitô. Bản dịch đầu tiên này là nền tảng cho các bản dịch sau đó như bản La-tinh Cổ (“Vetus Latina”), bản Slav, bản Syri cổ, bản Armênia cổ, bản Georgian cổ, và bản Ai-cập cổ (Coptic Christian) của Kinh thánh Cựu ước.
Thế nhưng, nếu như hết thảy các Kitô hữu tiên khởi đều thông thạo tiếng Hy-lạp đi chăng nữa, thì cùng với việc đức tin được truyền bá rộng rãi trong đế quốc Rôma, thì yêu cầu cần phải có một bản dịch La-tinh là chuyện sớm hay muộn cũng phải được đặt ra. Đầu thế kỷ II, đã có rất nhiều bản dịch (với vô số chỗ được thêm thắt hay sai lạc) được phổ biến ở khu vực Ý và Bắc Phi. Quả vậy, chính thánh Giêrônimô (dịch giả vĩ đại chuyển ngữ Kinh thánh từ tiếng Híp-ri và tiếng Hy-lạp sang tiếng La-tinh, chủ trì bản Vulgata) cho biết, đến thế kỷ IV “số lượng dị bản thì cũng nhiều như chánh bản vậy”.
Năm 382, giáo hoàng Damasus đề nghị thánh Giêrônimô làm một bản dịch La-tinh chung kết của các sách Tin Mừng, dựa trên bản La-tinh Cổ (Vetus Latina) hồi đó vẫn đang được sử dụng. Thánh Giêrônimô còn đi xa hơn, trong đan viện của mình ở Bê-lem, ngài đã cố gắng hết sức để chuyển ngữ được càng nhiều cuốn trong bộ Kinh thánh càng tốt, từ các bản văn gốc Híp-ri và Hy-lạp, trong đó có cả Bản Bảy Mươi. Bản dịch do thánh Giêrônimô chủ trì này đã được sử dụng rộng rãi đến độ bản La-tinh Cổ không còn được dùng tới nữa. Đến thế kỷ XIII, bản dịch của thánh Giêrônimô đã được coi là “versio vulgata,” một danh xưng bằng tiếng La-tinh, nghĩa là “ấn bản được sử dụng rộng rãi”. Công đồng Trentô (1545-1563) đã lấy bản Vulgata là bản Kinh thánh bằng tiếng La-tinh chính thức của Giáo hội Công giáo Rôma (mãi cho đến năm 1979, khi bản Nova Vulgata được công bố).
Daniel Esparza
Chuyển ngữ: Nhóm phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org