Khi xã hội toàn người khôn thì chuyện nhiều người im lặng trước tội ác (chẳng hạn như xảy ra trong trường học như ở trường Dân tộc nội trú kia) là dễ hiểu.
Đấy là kết quả tất yếu của sự khôn. Cái khôn mà vô vàn người tán tụng hàng ngày hàng giờ có tác dụng là như thế đó.
Cái khôn của Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Chúa Chổm.
Và khi thấy cái khôn phát tác, người ta quay ra đổ cho số.
Người lớn, từng người, hãy tự vấn lương tâm mình xem mình có phải là người khôn không. Có dạy cho con mình khôn như thế không?
Tôi thì đi đến đâu cũng thấy người ta khen nhau khôn.
Xong rồi khen xong, người ta quay ra thở dài, nói toàn chuyện buồn thảm với tôi xong rồi lại điềm nhiên kết luận “Xã hội nát quá thầy ạ. Thôi mình cứ sống sao khôn khéo cho khỏi thiệt và sướng thân mình là được”.
Tôi thấy họ rất khôn. Nhiều người còn khéo nữa. Ai cần lấy lòng họ lấy lòng ngon lành, ai cần để họ dẫm lên đầu, họ dẫm cũng rất nhiệt tình.
Họ có dáng dấp của các nhân vật trong tiểu thuyết khi đểu cáng ra đểu cáng, ti tiện ra ti tiện và khi cần tỏ ra rất biết dạy đạo đức.
P.s. Ngoài khen nhau khôn thì họ còn khen nhau giỏi mà cái giỏi ở đây có hàm ý gì thì ai là người Việt Nam, nói giỏi tiếng Việt đều hiểu nội hàm của nó.
Nguyễn Quốc Vương
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng: