Đánh nhau

Mấy sơ kể mỗi khi có đánh nhau như vậy, cha xứ trước đây thường vào nhà thờ cầu nguyện xin ơn bình an cho những kẻ đang đánh nhau, nhất là đừng để ai chết, vì như thế sẽ gây nhiều thiệt hại về sau. Mình nói với sơ, nếu mình cầu nguyện khi có đánh nhau, mình xin Chúa cho bọn đánh nhau chết hết, có như vậy thì chỉ sau một vài vụ là mọi người sẽ được hưởng bình an trọn vẹn. Nhưng rồi nghĩ lại, nếu như vậy thì tất cả đàn ông con trai đều chết hết, cũng có nghĩa mình sẽ là người đàn ông duy nhất giữa một đoàn đông đảo phụ nữ, như vậy sẽ rất là không ổn...
Source: fb.com/cao.v.tuan/posts/10216695944569713
Một bức tranh tường trên đảo

Trong báo Mục đồng số 9 mới ra, có đăng bài viết của mình về sự xung đột bộ lạc ở PNG. Xin mọi người tìm mua báo đọc nha (quảng cáo dùm báo Mục đồng luôn). Nhưng trong đó chỉ nói tổng quát thôi, bài viết sau đây mới đi vào từng chi tiết cụ thể.

Chỉ sau hơn một tháng ở đảo, mình mới nghe 3 - 4 vụ đánh nhau xung quanh đây. Một vụ cãi cọ gì đó rồi dẫn tới xung đột. Hai vụ còn lại đánh nhau vì con gái, nghĩa là trai làng khác vào tán gái làng này nên nổ ra xung đột, có vụ đánh nhau 2 ngày mới dứt điểm.

Thật ra người dân đảo Kiriwina vốn được xem là hiền lành khi so với các vùng khác ở PNG nhất là các bộ lạc vùng núi. Các cuộc đánh nhau như vậy là ít, không quá lớn và không để lại hậu quả nghiêm trọng. Nói nôm na chúng chỉ mới ở cấp địa phương, trong khi ở cao nguyên, các cuộc đánh nhau mang tầm mức quốc gia, vì kéo dài liên tục năm này qua năm khác và được báo chí đưa tin. Thậm chí có những vụ đánh nhau giữa các bộ lạc gây tiếng vang trên thế giới khiến Mỹ, Anh phải sợ, nên khuyến cáo công dân của họ không nên đến PNG du lịch.

Mình tận mắt chứng kiến, mỗi khi đánh nhau, tiếng la ó rất man rợ của đàn ông, tiếng la hét của đàn bà và tiếng khóc của trẻ con cùng với tiếng chó sủa và lợn gà cũng kêu inh ỏi, hoà quyện với tiếng sắt thép va vào từ những con dao dài và những thanh sắt. Tất cả tạo nên một dàn đồng ca... hơi lộn xộn.

Những đoàn người bừng bừng khí thế kéo nhau tấn công làng khác, với vũ khí trên tay: dao dài, giáo mác, búa, chông, ống sắt... Thiếu niên 12-13 tuổi cũng bắt đầu được phép tham gia để học hỏi kinh nghiệm chiến đấu. Những ông già không đủ sức chạy cũng một tay chống gậy một tay cầm dao, sát cánh cùng đám trẻ (chủ yếu khích lệ tinh thần bọn trẻ).

Khi có dấu hiệu địch tấn công, người ta thường phòng thủ từ xa ở giữa đường, hòng chặn mũi tấn công. Khi hai bên giáp mặt nhau, họ sẽ la ó và ném đá vào nhau. Bên nào yếu hơn sẽ bị rượt đuổi về tận làng của mình.

Khi tấn công vào làng địch, họ tiếp tục ném đá vào nhau, vào nhà cửa, thậm chí châm lửa đốt nhà (nhà bằng lá dừa nên dễ cháy). Đàn bà và con nít kéo nhau vào rừng núp. Những con heo cũng hoảng sợ nên chạy trốn theo. Chỉ có đàn chó gan dạ vẫn bám trụ lại sủa inh ỏi. Đàn gà thì chạy tán loạn không biết phương hướng nào là an toàn trong khi người người tứ phía đang bừng bừng khí thế. Chính lúc này, dao mà họ mang theo mới được đưa ra sử dụng: chặt cau, dừa, chuối... của đối phương (ít khi nào họ đánh giáp la cà nên không mấy khi dùng dao hay giáo mác đâm chém người).

Những làng lân cận hoặc những làng đồng minh ở xa nghe tin cũng kéo quân đến tương trợ. Khi đó mọi thứ càng trở nên hỗn loạn hơn. Nhưng cũng có những làng xa khi kéo quân đến nơi (chạy bộ) thì cuộc chiến đã tàn. Họ ngồi lại ăn trầu hút thuốc và nghe tường thuật lại về cuộc chiến mà họ bỏ lỡ.

“Máu đổ là chuyện đương nhiên, nhưng chết người thì rất hiếm”, một em bé 7-8 tuổi đã từng chứng kiến rất nhiều vụ đánh nhau cho hay, “đánh nhau một hồi chán là tự nhiên ngưng thôi à”, em khẳng định với mình như vậy khi hai thầy trò đứng coi đánh nhau.

Mấy sơ kể mỗi khi có đánh nhau như vậy, cha xứ trước đây thường vào nhà thờ cầu nguyện xin ơn bình an cho những kẻ đang đánh nhau, nhất là đừng để ai chết, vì như thế sẽ gây nhiều thiệt hại về sau. Mình nói với sơ, nếu mình cầu nguyện khi có đánh nhau, mình xin Chúa cho bọn đánh nhau chết hết, có như vậy thì chỉ sau một vài vụ là mọi người sẽ được hưởng bình an trọn vẹn. Nhưng rồi nghĩ lại, nếu như vậy thì tất cả đàn ông con trai đều chết hết, cũng có nghĩa mình sẽ là người đàn ông duy nhất giữa một đoàn đông đảo phụ nữ, như vậy sẽ rất là không ổn...

P/S: Mải coi đánh nhau nên quên chụp hình, xin hẹn vụ đánh nhau tiếp theo nha bà con!

Cao Viết Tuấn

Dưới đây là một số hình mà chúng tôi lấy lại từ trang của thầy phó tế Cao Viết Tuấn, CM, đa số là hình thầy chụp cùng gái và trai làng, kèm chú thích hơi lòng thòng, nhưng cam đoan thông tin rất “chất”:

Quần đảo Trobriand (The Trobriand Islands) rộng 450 cây số vuông nằm ở phía đông Papua New Guinea thuộc tỉnh Milne Bay, với dân số khoảng chừng 12,000 sống chủ yếu trên đảo Kiriwina, trung tâm hành chính đặt ở Losuia. Ngoài Kiwikina, quần đảo Trobriand còn có các đảo lớn khác là Kaileuna, Vakuta, và Kitava cùng hàng trăm đảo nhỏ. Đảo Kiriwina dài 43 cây số, chỗ rộng nhất 16 cây số, chỗ hẹp nhất 1 cây số, bao gồm khoảng 60 làng. Đây là một hòn đảo san hô rất bằng phẳng, không có đồi núi hay sông suối. Người dân ở đây có khuôn mặt và cơ thể thanh tú hơn, có nét giống Á-Âu hơn những người các vùng khác ở PNG. Họ theo mẫu hệ với rất nhiều tập tục truyền thống vẫn đang được giữ cho đến ngày nay.

Giữ lửa: Người ta giữ lửa bằng cách để than đang cháy trong hai miếng vỏ dừa như trong hình, để mang về nhà nhóm bếp hoặc mang theo để hút thuốc. Ngoài ra người ta còn quấn xơ dừa thành một đoạn dây dài, lửa sẽ âm ỉ cháy châm nên có thể giữ lửa cả buổi.

Vỏ ốc được dùng làm đồ trang sức đeo trên người. Những chuỗi đeo được làm từ vỏ ốc, họ cắt vỏ ốc thành những mảnh nhỏ, xỏ lỗ để kết lại thành chuỗi rất công phu. Khi di chuyển, những vỏ ốc va vào nhau kêu leng keng rất vui tai. Còn vòng đeo ở cánh tay được làm bằng sợi đan từ vỏ cây. Ngoài ra, họ còn trang trí bằng các cành lá khác nhau. Để tạo mùi thơm và độ bóng láng cho cơ thể, họ bôi dầu dừa lên toàn thân. Mọi người cũng thấy lá chuối, như có lần tôi đã đề cập, thậm chí được dùng như một thứ tiền tệ trên đảo, còn ở đây thì được dùng để làm quần!

Một masoeur đang cùng hoạt động truyền giáo cùng tác giả bài viết.

Chợ ở đây chủ yếu là nơi trao đổi hàng hoá hơn là kinh doanh buôn bán. Hầu như ai ra chợ cũng mang theo một vài mặt hàng nào đó: khoai, chuối, rau, bắp, bí ngô... để bán và mua lại những gì mình cần.

Bài về chủ đề Khác lạ-Kỳ thú:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ