Hôm qua, khi tôi dẫn tuyên bố của tướng Hoàng Kiền nói (trên Soha) rằng, “Chúng ta đã hy sinh rất lớn. Trong 10 năm giúp nhân dân Campuchia..., hơn 12 vạn chiến sỹ đã hy sinh, hàng chục vạn người bị thương, chủ yếu do mìn...”, một chuyên gia về Campuchia, nhà báo Trần Chí Hùng — Trưởng phân xã TTXVN tại Campuchia — cho rằng, phải coi lại con số ấy.
Nhà báo Trần Chí Hùng - một người công tác tại Campuchia hơn 30 năm và vừa mới về nước hôm qua — cho biết: “Đến giờ, vẫn chưa có số liệu chính thức về số binh sĩ tình nguyện Việt Nam hy sinh trong thời đánh Khmer Đỏ và gần 10 năm (ở Campuchia) sau đó. Năm 1987, TBT Nguyễn Văn Linh nói trước các nhà báo dự Hội nghị các nhà nhà báo châu Á — Thái Bình Dương tại khách sạn Rex, '57 ngàn bộ đội Việt Nam đã hy sinh ở Campuchia'. Tôi có dự Hội nghị này. Sau 1987, mức độ hy sinh không dừng lại ở con số mà TBT Nguyễn Văn Linh đưa ra nhưng số liệu 120 ngàn (12 vạn) của ông Hoàng Kiền là không có cơ sở. Tôi không biết ông Hoàng Kiền lấy đâu ra”.
Nhà báo Trần Chí Hùng cho biết thêm, “Sau khi quân tình nguyện Việt Nam rút hết, Việt Nam và Campuchia đã lập Ủy ban liên hợp tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sĩ tình nguyện. Đến nay số nằm lại còn rất ít, chủ yếu những người hy sinh trong 2 cuộc kháng Pháp và Mỹ”. Nói “nằm lại” chỉ theo nghĩa đã ra đi ở đó.
Năm 2011, khi viết Bên Thắng Cuộc, tôi có tiếp cận với tài liệu tổng kết hai cuộc chiến tranh biên giới (Tây Nam & Biên giới phía Bắc) của Viện KH Lịch sử Quân sự. Tuy nhiên, trong tài liệu ấy không nói tới con số chính xác thương vong. Gần đây, khi được gặp một trong những người chủ biên bộ tài liệu này, tôi hỏi thì anh nói là không biết. Anh giải thích, không phải anh giấu tôi mà không ai biết con số thật là bao nhiêu cả.
Chiến tranh lùi xa đã 30 năm, nếu không có một cơ quan nào thống kê số lượng bộ đội Việt Nam đã chết ở Campuchia (chống Khmer Đỏ) và ở Biên giới phía Bắc (chống quân xâm lược Trung Quốc) thì quả là rất có lỗi với hương hồn liệt sỹ.
Huy Đức
Bài về chủ đề Chiến tranh-Quân sự:
➥ Bài báo đưa tuyên bố của tướng Hoàng Kiền, chụp trên Soha lúc 12:00 trưa 7-1-2019.
Nhà báo Trần Chí Hùng - một người công tác tại Campuchia hơn 30 năm và vừa mới về nước hôm qua — cho biết: “Đến giờ, vẫn chưa có số liệu chính thức về số binh sĩ tình nguyện Việt Nam hy sinh trong thời đánh Khmer Đỏ và gần 10 năm (ở Campuchia) sau đó. Năm 1987, TBT Nguyễn Văn Linh nói trước các nhà báo dự Hội nghị các nhà nhà báo châu Á — Thái Bình Dương tại khách sạn Rex, '57 ngàn bộ đội Việt Nam đã hy sinh ở Campuchia'. Tôi có dự Hội nghị này. Sau 1987, mức độ hy sinh không dừng lại ở con số mà TBT Nguyễn Văn Linh đưa ra nhưng số liệu 120 ngàn (12 vạn) của ông Hoàng Kiền là không có cơ sở. Tôi không biết ông Hoàng Kiền lấy đâu ra”.
Nhà báo Trần Chí Hùng cho biết thêm, “Sau khi quân tình nguyện Việt Nam rút hết, Việt Nam và Campuchia đã lập Ủy ban liên hợp tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sĩ tình nguyện. Đến nay số nằm lại còn rất ít, chủ yếu những người hy sinh trong 2 cuộc kháng Pháp và Mỹ”. Nói “nằm lại” chỉ theo nghĩa đã ra đi ở đó.
Năm 2011, khi viết Bên Thắng Cuộc, tôi có tiếp cận với tài liệu tổng kết hai cuộc chiến tranh biên giới (Tây Nam & Biên giới phía Bắc) của Viện KH Lịch sử Quân sự. Tuy nhiên, trong tài liệu ấy không nói tới con số chính xác thương vong. Gần đây, khi được gặp một trong những người chủ biên bộ tài liệu này, tôi hỏi thì anh nói là không biết. Anh giải thích, không phải anh giấu tôi mà không ai biết con số thật là bao nhiêu cả.
Chiến tranh lùi xa đã 30 năm, nếu không có một cơ quan nào thống kê số lượng bộ đội Việt Nam đã chết ở Campuchia (chống Khmer Đỏ) và ở Biên giới phía Bắc (chống quân xâm lược Trung Quốc) thì quả là rất có lỗi với hương hồn liệt sỹ.
➥ Lễ cải táng liệt sỹ Phạm Xuân Minh, em trai nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, do gia đình và đồng đội tự tổ chức tại nghĩa trang Tây Ninh.
➥ Hình tác giả, Campuchia 1985.
Huy Đức
Bài về chủ đề Chiến tranh-Quân sự: