Đã 250 năm nay, các khách hành hương đổ về Cartagena de Indias (Colombia) để chiêm ngưỡng bức tượng gây ấn tượng mạnh, được một nghệ nhân vô danh khắc tạc từ gỗ, nhiều người cho rằng, nghệ nhân ấy chính là một thiên thần.
Câu chuyện này đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và được ghi chép lại trong nhiều bản văn lịch sử cũng như tư liệu của Giáo hội, với nội dung y chang nhau. Hồi giữa thế kỷ XVIII, trên bãi biển vùng Cartagena de Indias (một thành phố ven biển của Comlombia), một nhóm tập sinh Dòng Đa Minh, tìm thấy một cây gỗ, họ mang về tu viện của mình, và có ý định sẽ dùng cây gỗ này để tạc một bức tượng Chúa Kitô.
Chắc là ý Chúa quan phòng, họ mang cây gỗ ấy về và khoe với một vị khách cao niên khi đó đang trú trong tu viện, vị ấy mới xưng mình, là một thợ điêu khắc gỗ đến từ Florence (Ý quốc). Tuy nhiên, kích cỡ của cây gỗ không ưng ý vị nghệ nhân này, và ông bắt các tập sinh phải đem khúc gỗ ấy đem liệng ra biển, và tìm một cây gỗ khác thích hợp hơn để tạc một bức tượng chịu nạn có kích thước y như thật.
Vài ngày sau, các tập sinh trẻ tuổi – mà tên tuổi của họ chúng ta không biết – tìm lại được cũng chính cây gỗ đó, nhưng lạ kỳ chưa, nó đã phình to ra. Lần này, vị nghệ nhân ưng ý, và ông chỉ đưa ra hai điều kiện để bắt tay vào việc. Thứ nhất, họ phải để ông thực hiện công việc đó một mình và trong thinh lặng trong một căn phòng được chỉ định – tức là một trong những căn phòng mà các tu sỹ trong tu viện vẫn ở. Điều kiện thứ hai, thức ăn dành cho ông sẽ được đưa vào qua một ô cửa sổ nhỏ của căn phòng.
Trong mấy ngày, các tu sỹ và tập sinh Dòng Đa Minh chỉ nghe thấy tiếng cắt gỗ, tiếng chàng tiếng đục khắc chạm để cho bức tượng thành hình, sống động và chi tiết. Họ chẳng ngó biết được người nghệ nhân vô danh ấy đang làm gì, ngoài đôi bàn tay chai sạm khi ông ấy giơ ra để nhận lấy đồ ăn thức uống – ông ấy, theo như tương truyền, đã đến tu viện trong bộ dạng đói lả và rách rưới, giữa một thành phố hải cảng chính của Tây Ban Nha ở Châu Mỹ. Không ai nói với ông ấy một lời nào, cũng chẳng ai nhìn thấy dung mạo của ông ấy, hay thấy được, từ một cây gỗ chẳng chút giá trị, ông ấy đã tạc lên hình tượng của Đức Kitô ra sao.
Sau hai tuần, không nghe thấy tiếng cưa đục nữa, cánh cửa sổ cũng không thấy mở ra nữa, thoạt tiên thì cộng đoàn tu viện còn thắc mắc, nhưng sau đó thì họ lo lắng thực sự. Theo nhà nghiên cứu văn hoá Atilio Otero, thì “chắc hẳn các tu sỹ đã rất lo lắng, vì chỉ sau mấy tiếng thấy không thấy động tĩnh gì, họ đã quyết định phá cửa để vào xem xem, vị nghệ nhân ấy còn sống hay đã chết.”
Điều họ nhìn thấy, như ông Otero nói với hãng tin Aleteia, là một điều khác thường: một bức tượng cao gần hai mét, màu gụ được đánh bóng lấp lánh, mô tả hết sức ấn tượng hình ảnh Chúa Giêsu, với ánh nhìn trăng trối vượt thời gian, trong giây phút đỉnh cao hiến tế của Người. Gần bức tượng Đức Kitô, chẳng tìm thấy bất kỳ dụng cụ nào cả, cũng không thấy tác giả của bức tượng đâu; đồ ăn thức uống được đưa vào hàng ngày đều đặn trong hai tuần vẫn còn nguyên đó. Theo tập sách hướng dẫn được NXB San Pablo ấn hành, thì sự biến mất của vị nghệ nhân này – cũng bí ẩn như lúc vị ấy xuất hiện – “khiến nhiều người cho rằng, nghệ nhân này thật sự là một thiên thần được Chúa sai đến để tạc lên một bức tượng quý giá như thế.”
◪ Đức tin và truyền thống
Nét tuyệt mỹ của bức tượng (được coi là một trong nhiều biểu tượng của thành phố, một thành phố đã được công nhận là Di sản Thế giới) thu hút cả người dân Comlombia lẫn các du khách nước ngoài. Họ đã đến thăm ngôi thánh đường Santo Domingo đã có từ thời thực dân, để được tận mắt chứng thực xem, bức tượng được tạc lên cách bí ẩn diệu kỳ đó, có thật sự xứng với những lời ngưỡng kính, ca ngợi hay không.
Nhà văn, ký giả nổi tiếng người Colombia, ông Gustavo Arango, đã mô tả trong một bài viết được phát hành hồi năm 1992 thế này, bức tượng Đức Kitô “không thấy có vết đòng nơi cạnh sườn. Cũng không thấy có chút máu me nào. Thậm chí, Đức Kitô được mô tả, cũng không có nét gì là đã bị nhục mạ nữa. Đầu của Người không cúi xuống. Ánh nhìn của Chúa hướng lên trên, thật xa những đao phủ hành hình Người và những ai khẩu cầu cùng Người, và Người đang ở trong một cuộc đối thoại huyền diệu, những nét mô tả ấy rất đặc biệt, đến độ, người ta sẽ không tài nào hiểu được nếu họ không thực sự bị đóng đinh trên đó, nếu như không có bức điêu khắc gỗ này.”
Bức tượng lột tả – như rất hiếm tác phẩm nghệ thuật có thể làm được – một cách chân thực cái khoảnh khắc sinh thì, mô tả được cơn căng cứng cuối cùng của các cơ gân, sự co giật cuối cùng trước lúc cơ thể giãn ra rồi buông lỏng hoàn toàn, mô tả được ánh nhìn sau chót, và cái lúc mà chút hơi tàn sau cùng mãi mãi được trút hết khỏi lồng ngực của Đức Kitô trong khung cảnh hấp hối sinh thì linh thiêng và hết sức cảm động của Người.
Vicente Silva Vargas
Chuyển ngữ: Nhóm phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org
Câu chuyện này đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và được ghi chép lại trong nhiều bản văn lịch sử cũng như tư liệu của Giáo hội, với nội dung y chang nhau. Hồi giữa thế kỷ XVIII, trên bãi biển vùng Cartagena de Indias (một thành phố ven biển của Comlombia), một nhóm tập sinh Dòng Đa Minh, tìm thấy một cây gỗ, họ mang về tu viện của mình, và có ý định sẽ dùng cây gỗ này để tạc một bức tượng Chúa Kitô.
Chắc là ý Chúa quan phòng, họ mang cây gỗ ấy về và khoe với một vị khách cao niên khi đó đang trú trong tu viện, vị ấy mới xưng mình, là một thợ điêu khắc gỗ đến từ Florence (Ý quốc). Tuy nhiên, kích cỡ của cây gỗ không ưng ý vị nghệ nhân này, và ông bắt các tập sinh phải đem khúc gỗ ấy đem liệng ra biển, và tìm một cây gỗ khác thích hợp hơn để tạc một bức tượng chịu nạn có kích thước y như thật.
Vài ngày sau, các tập sinh trẻ tuổi – mà tên tuổi của họ chúng ta không biết – tìm lại được cũng chính cây gỗ đó, nhưng lạ kỳ chưa, nó đã phình to ra. Lần này, vị nghệ nhân ưng ý, và ông chỉ đưa ra hai điều kiện để bắt tay vào việc. Thứ nhất, họ phải để ông thực hiện công việc đó một mình và trong thinh lặng trong một căn phòng được chỉ định – tức là một trong những căn phòng mà các tu sỹ trong tu viện vẫn ở. Điều kiện thứ hai, thức ăn dành cho ông sẽ được đưa vào qua một ô cửa sổ nhỏ của căn phòng.
Trong mấy ngày, các tu sỹ và tập sinh Dòng Đa Minh chỉ nghe thấy tiếng cắt gỗ, tiếng chàng tiếng đục khắc chạm để cho bức tượng thành hình, sống động và chi tiết. Họ chẳng ngó biết được người nghệ nhân vô danh ấy đang làm gì, ngoài đôi bàn tay chai sạm khi ông ấy giơ ra để nhận lấy đồ ăn thức uống – ông ấy, theo như tương truyền, đã đến tu viện trong bộ dạng đói lả và rách rưới, giữa một thành phố hải cảng chính của Tây Ban Nha ở Châu Mỹ. Không ai nói với ông ấy một lời nào, cũng chẳng ai nhìn thấy dung mạo của ông ấy, hay thấy được, từ một cây gỗ chẳng chút giá trị, ông ấy đã tạc lên hình tượng của Đức Kitô ra sao.
Sau hai tuần, không nghe thấy tiếng cưa đục nữa, cánh cửa sổ cũng không thấy mở ra nữa, thoạt tiên thì cộng đoàn tu viện còn thắc mắc, nhưng sau đó thì họ lo lắng thực sự. Theo nhà nghiên cứu văn hoá Atilio Otero, thì “chắc hẳn các tu sỹ đã rất lo lắng, vì chỉ sau mấy tiếng thấy không thấy động tĩnh gì, họ đã quyết định phá cửa để vào xem xem, vị nghệ nhân ấy còn sống hay đã chết.”
Điều họ nhìn thấy, như ông Otero nói với hãng tin Aleteia, là một điều khác thường: một bức tượng cao gần hai mét, màu gụ được đánh bóng lấp lánh, mô tả hết sức ấn tượng hình ảnh Chúa Giêsu, với ánh nhìn trăng trối vượt thời gian, trong giây phút đỉnh cao hiến tế của Người. Gần bức tượng Đức Kitô, chẳng tìm thấy bất kỳ dụng cụ nào cả, cũng không thấy tác giả của bức tượng đâu; đồ ăn thức uống được đưa vào hàng ngày đều đặn trong hai tuần vẫn còn nguyên đó. Theo tập sách hướng dẫn được NXB San Pablo ấn hành, thì sự biến mất của vị nghệ nhân này – cũng bí ẩn như lúc vị ấy xuất hiện – “khiến nhiều người cho rằng, nghệ nhân này thật sự là một thiên thần được Chúa sai đến để tạc lên một bức tượng quý giá như thế.”
◪ Đức tin và truyền thống
Nét tuyệt mỹ của bức tượng (được coi là một trong nhiều biểu tượng của thành phố, một thành phố đã được công nhận là Di sản Thế giới) thu hút cả người dân Comlombia lẫn các du khách nước ngoài. Họ đã đến thăm ngôi thánh đường Santo Domingo đã có từ thời thực dân, để được tận mắt chứng thực xem, bức tượng được tạc lên cách bí ẩn diệu kỳ đó, có thật sự xứng với những lời ngưỡng kính, ca ngợi hay không.
Nhà văn, ký giả nổi tiếng người Colombia, ông Gustavo Arango, đã mô tả trong một bài viết được phát hành hồi năm 1992 thế này, bức tượng Đức Kitô “không thấy có vết đòng nơi cạnh sườn. Cũng không thấy có chút máu me nào. Thậm chí, Đức Kitô được mô tả, cũng không có nét gì là đã bị nhục mạ nữa. Đầu của Người không cúi xuống. Ánh nhìn của Chúa hướng lên trên, thật xa những đao phủ hành hình Người và những ai khẩu cầu cùng Người, và Người đang ở trong một cuộc đối thoại huyền diệu, những nét mô tả ấy rất đặc biệt, đến độ, người ta sẽ không tài nào hiểu được nếu họ không thực sự bị đóng đinh trên đó, nếu như không có bức điêu khắc gỗ này.”
Bức tượng lột tả – như rất hiếm tác phẩm nghệ thuật có thể làm được – một cách chân thực cái khoảnh khắc sinh thì, mô tả được cơn căng cứng cuối cùng của các cơ gân, sự co giật cuối cùng trước lúc cơ thể giãn ra rồi buông lỏng hoàn toàn, mô tả được ánh nhìn sau chót, và cái lúc mà chút hơi tàn sau cùng mãi mãi được trút hết khỏi lồng ngực của Đức Kitô trong khung cảnh hấp hối sinh thì linh thiêng và hết sức cảm động của Người.
Vicente Silva Vargas
Chuyển ngữ: Nhóm phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org