“Dùng võ lực mà đàn áp, thì thầy là người gác nhà pha (*)”, thầy Hoàng Đạo Thúy (1900- 1994) đã viết trong cuốn sách “Nghề Thầy” (NXB Khoa học xã hội, 2015) có đoạn như thế.
◪ Đạo đức trong trường học
Mới đây, chuyện cô giáo và 231 cái tát đã không dừng ở đó. “Ban Giám hiệu Trường THCS Duy Ninh đã buộc 23 học sinh lớp 6.2 phải trả lời bằng một chuỗi 19 câu hỏi, được ghi trên giấy A4. Cuối phiếu điều tra, nhà trường yêu cầu các học sinh ghi rõ “đây là lời khai”. (theo nld.com.vn). Trẻ con mới còn nhỏ (lớp 6), lại bắt em làm “lời khai” về một hành động của cô giáo với bạn cùng lứa, đó không phải là giáo dục, đó là dùng quyền lực để buộc đứa trẻ trở thành những kẻ đứng ra tố giác thầy cô và bạn bè. Ở độ tuổi mới lớn, đang hình thành nhân cách, việc bị bắt dùng bạo lực với chúng bạn, lại còn viết đơn tố giác thì thật là quá sức tưởng tượng. Những hành động này, nghiệt thay, lại đến từ chính các thầy cô trong trường học- nơi biến thành một tổ chức có tính bạo quyền, buộc con người làm những việc phi nhân tính.
Bạo lực trong nhà trường, hiểu theo nghĩa đen của nó đến từ các nhà giáo chứ không chỉ là giữa học sinh bắt nạt nhau nữa. Chính vì vậy, vấn đề đạo đức trong trường học đặt ra trên cơ sở những sự kiện thầy cô giáo thay vì là người đưa đò, người tiếp lửa, người giáo dục con em chúng ta nên người nay trở thành cai ngục đã trở nên vô cùng cấp bách.
Xây dựng bộ môn đạo đức cho các em, nhưng nếu người thầy không được học hành tử tế, không có nhân tính, không có mầm thiện, thì thật là một thảm họa cho tương lai đất nước.
Đọc trong sách giáo dục công dân các cấp, những điều tốt đẹp đều được đưa vào dạy dỗ. Nhưng học phải có hành, nếu chỉ dạy các em điều hay lẽ phải mà chính người thầy vô đạo, thì mọi lời hay ý đẹp trong sách vở chỉ là giả dối đối với các em. Đó là lý do vì sao học sinh bây giờ tỏ ra khinh nhờn môn Giáo dục công dân đến vậy, chúng gọi môn học này là “đạo đức giả”.
Cũng thấy rằng trong môn giáo dục công dân này, chẳng có một chương nào nói về cái đạo làm thầy với học trò. Chỉ đòi hỏi trò học đạo trong khi thầy thì không biết đến cái sỉ- cái xấu hổ vì làm sai của mình, thì cũng chẳng còn mong gì ở việc thành người nữa.
◪ Chúng ta có quyền chọn lựa cho tương lai mình hay không?
Ở một câu chuyện khác, việc đầu tư cho giáo dục không chỉ là vấn đề thầy cô. Vì chúng ta ai cũng biết rõ chính sách phát triển chiến lược quốc gia phân bổ cho những thứ tự ưu tiên, giáo dục luôn là trong mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Nhưng hiện tại, giáo dục ở Việt Nam đang dần biến thành một món hàng hóa hơn là quyền lợi mà người dân đương nhiên được hưởng, cùng với sự bất hợp lý trong điều hành quản lý giáo dục, đã gây ra ra nhiều hệ lụy, từ việc tuyển dụng người có nhân cách, tài năng để trở thành người thầy giáo nhằm góp phần đào tạo những con người Việt Nam tương lai có phẩm giá và trình độ, đến việc tạo cho người thầy có một đời sống an toàn, vừa đủ để không phải bôn ba, bị áp lực của các loại thành tích thi đua bên ngoài biến họ trở thành “sát thủ” trường học như hiện nay.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền hiện đang dạy trường Đại Học Sư Phạm TPHCM kể cách đây hai năm khi còn đang làm nghiên cứu sinh ở Anh, nói chuyện với anh đồng nghiệp người Ả Rập Saudi, anh ấy cho biết giáo dục ở xứ của anh ta, từ mầm non tới đại học đều miễn phí. Sinh viên Đại học còn được cấp tiền sinh hoạt phí mỗi tháng. Rồi anh ta hỏi Việt Nam thì sao? Cô Huyền trả lời: “Chả có gì miễn phí!”. Anh ta nói: “Vậy không có tiền thì không được đi học à? Nhà nước của mày ngộ vậy? Nếu trẻ con không được giáo dục tử tế thì lớn lên nó sẽ làm bậy, mà nó làm bậy thì thiệt hại cả xã hội, rồi nhà nước cũng tốn tiền để nuôi đám tội phạm. Thay vì tiêu tiền cho nhà tù, sao không tiêu tiền cho trường học?”
Câu hỏi là chúng ta sẽ chọn Trường học hay Nhà tù cho tương lai?
——————————
(*) Nhà pha: Nhà lao, nhà tù
Ngân Hà
Bài về chủ đề Lệch lạc:
◪ Đạo đức trong trường học
Mới đây, chuyện cô giáo và 231 cái tát đã không dừng ở đó. “Ban Giám hiệu Trường THCS Duy Ninh đã buộc 23 học sinh lớp 6.2 phải trả lời bằng một chuỗi 19 câu hỏi, được ghi trên giấy A4. Cuối phiếu điều tra, nhà trường yêu cầu các học sinh ghi rõ “đây là lời khai”. (theo nld.com.vn). Trẻ con mới còn nhỏ (lớp 6), lại bắt em làm “lời khai” về một hành động của cô giáo với bạn cùng lứa, đó không phải là giáo dục, đó là dùng quyền lực để buộc đứa trẻ trở thành những kẻ đứng ra tố giác thầy cô và bạn bè. Ở độ tuổi mới lớn, đang hình thành nhân cách, việc bị bắt dùng bạo lực với chúng bạn, lại còn viết đơn tố giác thì thật là quá sức tưởng tượng. Những hành động này, nghiệt thay, lại đến từ chính các thầy cô trong trường học- nơi biến thành một tổ chức có tính bạo quyền, buộc con người làm những việc phi nhân tính.
Bạo lực trong nhà trường, hiểu theo nghĩa đen của nó đến từ các nhà giáo chứ không chỉ là giữa học sinh bắt nạt nhau nữa. Chính vì vậy, vấn đề đạo đức trong trường học đặt ra trên cơ sở những sự kiện thầy cô giáo thay vì là người đưa đò, người tiếp lửa, người giáo dục con em chúng ta nên người nay trở thành cai ngục đã trở nên vô cùng cấp bách.
Xây dựng bộ môn đạo đức cho các em, nhưng nếu người thầy không được học hành tử tế, không có nhân tính, không có mầm thiện, thì thật là một thảm họa cho tương lai đất nước.
Đọc trong sách giáo dục công dân các cấp, những điều tốt đẹp đều được đưa vào dạy dỗ. Nhưng học phải có hành, nếu chỉ dạy các em điều hay lẽ phải mà chính người thầy vô đạo, thì mọi lời hay ý đẹp trong sách vở chỉ là giả dối đối với các em. Đó là lý do vì sao học sinh bây giờ tỏ ra khinh nhờn môn Giáo dục công dân đến vậy, chúng gọi môn học này là “đạo đức giả”.
Cũng thấy rằng trong môn giáo dục công dân này, chẳng có một chương nào nói về cái đạo làm thầy với học trò. Chỉ đòi hỏi trò học đạo trong khi thầy thì không biết đến cái sỉ- cái xấu hổ vì làm sai của mình, thì cũng chẳng còn mong gì ở việc thành người nữa.
◪ Chúng ta có quyền chọn lựa cho tương lai mình hay không?
Ở một câu chuyện khác, việc đầu tư cho giáo dục không chỉ là vấn đề thầy cô. Vì chúng ta ai cũng biết rõ chính sách phát triển chiến lược quốc gia phân bổ cho những thứ tự ưu tiên, giáo dục luôn là trong mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Nhưng hiện tại, giáo dục ở Việt Nam đang dần biến thành một món hàng hóa hơn là quyền lợi mà người dân đương nhiên được hưởng, cùng với sự bất hợp lý trong điều hành quản lý giáo dục, đã gây ra ra nhiều hệ lụy, từ việc tuyển dụng người có nhân cách, tài năng để trở thành người thầy giáo nhằm góp phần đào tạo những con người Việt Nam tương lai có phẩm giá và trình độ, đến việc tạo cho người thầy có một đời sống an toàn, vừa đủ để không phải bôn ba, bị áp lực của các loại thành tích thi đua bên ngoài biến họ trở thành “sát thủ” trường học như hiện nay.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền hiện đang dạy trường Đại Học Sư Phạm TPHCM kể cách đây hai năm khi còn đang làm nghiên cứu sinh ở Anh, nói chuyện với anh đồng nghiệp người Ả Rập Saudi, anh ấy cho biết giáo dục ở xứ của anh ta, từ mầm non tới đại học đều miễn phí. Sinh viên Đại học còn được cấp tiền sinh hoạt phí mỗi tháng. Rồi anh ta hỏi Việt Nam thì sao? Cô Huyền trả lời: “Chả có gì miễn phí!”. Anh ta nói: “Vậy không có tiền thì không được đi học à? Nhà nước của mày ngộ vậy? Nếu trẻ con không được giáo dục tử tế thì lớn lên nó sẽ làm bậy, mà nó làm bậy thì thiệt hại cả xã hội, rồi nhà nước cũng tốn tiền để nuôi đám tội phạm. Thay vì tiêu tiền cho nhà tù, sao không tiêu tiền cho trường học?”
Câu hỏi là chúng ta sẽ chọn Trường học hay Nhà tù cho tương lai?
——————————
(*) Nhà pha: Nhà lao, nhà tù
Ngân Hà
Bài về chủ đề Lệch lạc: