Bất chấp những con số rất… khủng hoảng về số đầu sách đọc trung bình của người dân trong 1 năm, những người làm thư viện cả nước hầu như chỉ mải mê kể thành tích.
Hội thảo Phát triển và đổi mới hoạt động thư viện trong thời kỳ mới diễn ra ngày 5-12 tại Hà Nội với sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch.
Chỉ có một ý kiến trực tiếp mô tả cảnh “vắng hơn cả chùa Bà Đanh” ở các thư viện huyện của một lãnh đạo tỉnh, còn lại, các ý kiến đến từ những người làm thư viện trên khắp cả nước chỉ say sưa kể thành tích với Phó thủ tướng.
Tới quá nửa thời gian của buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Trịnh Thị Thủy phải “nhắc khéo”: "Có lẽ có Phó thủ tướng ở đây nên các đơn vị đều muốn tranh thủ nêu thành tích mà đơn vị mình đã đạt được. Các ý kiến vẫn còn dài và vẫn nói về thành tích".
Sau đó, hội thảo mới xuất hiện được một ý kiến của đại diện tỉnh Nam Định nói về tình trạng hiu hắt của các thư viện, đặc biệt là thư viện cấp huyện.
“Thư viện cấp huyện vắng hiu vắng hắt, còn vắng hơn cả chùa Bà Đanh, sách vở thì mốc meo, thủ thư nơi có nơi không… Ở nông thôn, người dân đi ngủ từ 21h - 22h, tivi cũng chỉ để xem mấy chương trình giải trí”, đại diện này nói.
◪ Có cần đến thư viện đọc sách?
Đây là câu hỏi được nhà sử học Dương Trung Quốc đặt ra tại hội thảo. Ông nói, xưa thư viện là nơi lưu trữ sách và mọi người đến tìm kiếm sách để đọc. Nhưng thời đại đã thay đổi.
“Chức năng lưu giữ sách của thư viện liệu có còn cần thiết nữa không, và có nhất thiết là mọi người phải đến thư viện ngồi đọc sách nữa không? Nếu câu trả lời là vẫn cần thiết thì phải làm gì để phát huy được vai trò của thư viện?”, ông Quốc nói.
Ông dẫn ví dụ về thư viện ở các nước phát triển là họ đang tập trung vào làm nhiệm vụ số hóa tài sản các kho lưu trữ của thư viện, và cho rằng đây mới là nhiệm vụ chính cần làm của các thư viện ở Việt Nam hiện nay chứ không phải là lo xây dựng phòng ốc cho mọi người đến đọc sách.
Ông Quốc cũng gợi ý thư viện cần phải chuyển đổi thành một không gian sáng tạo, một nơi để mọi người đến tiếp nhận, trao đổi tri thức. “Đừng nghĩ thư viện chỉ là sách mà còn là các hoạt động văn hóa khác”, ông nói.
Trong khi đó, TS Nguyễn Minh Thuyết bàn về câu chuyện xóa bỏ, sáp nhập thư viện vào các cơ quan văn hóa khác. Theo ông Thuyết, các thư viện tỉnh cần phải giữ lại. Thư viện và bảo tàng đều là những thiết chế văn hóa rất quan trọng và cần thiết nên mỗi tỉnh đều cần phải có thư viện, bảo tàng của tỉnh.
Còn thư viện cấp huyện, theo ông Thuyết, cần tính toán xem có nên củng cố cho những nơi làm tốt, sáp nhập thư viện với cơ quan khác ở những nơi mà thư viện hoạt động kém hiệu quả.
Ông Thuyết cũng băn khoăn về việc tồn tại nhiều thư viện để mọi người đến đọc sách báo theo cách truyền thống, bởi lẽ, kinh nghiệm cá nhân của ông là ông “đọc trên mạng nhiều, được tặng nhiều báo giấy nhưng cũng không đọc”.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý việc xóa bỏ, sáp nhập các thư viện cũng cần phải cân nhắc, tính toán cẩn thận.
◪ Sáp nhập các thư viện kém hiệu quả
Khẳng định tầm quan trọng của thư viện trong phát triển văn hóa của đất nước, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng trong thời đại mới hiện nay rất cần phải tính đến câu chuyện sáp nhập các thư viện kém hiệu quả.
Theo Phó thủ tướng, nhu cầu tinh giản biên chế là cần thiết, nhất là với đội ngũ viên chức rất đông đảo trong các đơn vị sự nghiệp. Vì vậy, rất cần sáp nhập những đơn vị có chức năng tương đồng, những đơn vì hoạt động không hiệu quả.
Với các thư viện hoạt động kém hiệu quả, Phó thủ tướng đặt ra ba lựa chọn xử lý. Một là đổi mới để hiệu quả hơn, hai là “mặc kệ” và ba là sáp nhập hoặc xóa bỏ.
Phó thủ tướng khẳng định không thể “mặc kệ” được, vì vậy, chỉ còn hai cách.
Nếu không thể đổi mới để hoạt động hiểu quả cho các thư viện, đương nhiên không thể tránh khỏi việc bị sáp nhập hoặc xóa bỏ.
Để đưa thư viện hoạt động hiệu quả trong thời kỳ mới, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng các thư viện cần phải biến yếu tố công nghệ hiện nay từ thách thức chuyển thành cơ hội; và những người làm thư viện phải trở thành các chuyên gia trong ngành của mình chứ không thể chỉ là người giữ sách.
📋 Hàng vạn thư viện, 30.000 người làm thư viện
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, tính đến cuối năm 2017, hệ thống thư viện công cộng gồm: 1 thư viện quốc gia, 63 thư viện cấp tỉnh, 663 thư viện cấp huyện và 3.257 thư viện cấp xã, 16.722 phòng đọc sách làng, thôn, bản; gần 400 thư viện thuộc các trường đại học, cao đẳng; 25.915 thư viện trường phổ thông; 100 thư viện thuộc các bộ ngành; các viện, trung tâm nghiên cứu; hơn 500 thư viện, hơn 4.500 phòng đọc sách thuộc lực lượng vũ trang.
Ngoài ra, cả nước có 61 thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng, hàng nghìn tủ sách phụ huynh, hàng trăm tủ sách dòng họ.
Theo ước tính, trong cả nước có khoảng 30.000 người làm thư viện.
Theo kế hoạch, trong năm 2019 Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hỗ trợ cho sự phát triển của thư viện, trong đó có Luật thư viện.
Thiên Điểu (theo Tuổi Trẻ)
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng:
➥ Một phòng đọc của Thư viện Quốc gia thưa vắng người đọc ngày 5-12.
Hội thảo Phát triển và đổi mới hoạt động thư viện trong thời kỳ mới diễn ra ngày 5-12 tại Hà Nội với sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch.
Chỉ có một ý kiến trực tiếp mô tả cảnh “vắng hơn cả chùa Bà Đanh” ở các thư viện huyện của một lãnh đạo tỉnh, còn lại, các ý kiến đến từ những người làm thư viện trên khắp cả nước chỉ say sưa kể thành tích với Phó thủ tướng.
Tới quá nửa thời gian của buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Trịnh Thị Thủy phải “nhắc khéo”: "Có lẽ có Phó thủ tướng ở đây nên các đơn vị đều muốn tranh thủ nêu thành tích mà đơn vị mình đã đạt được. Các ý kiến vẫn còn dài và vẫn nói về thành tích".
Sau đó, hội thảo mới xuất hiện được một ý kiến của đại diện tỉnh Nam Định nói về tình trạng hiu hắt của các thư viện, đặc biệt là thư viện cấp huyện.
“Thư viện cấp huyện vắng hiu vắng hắt, còn vắng hơn cả chùa Bà Đanh, sách vở thì mốc meo, thủ thư nơi có nơi không… Ở nông thôn, người dân đi ngủ từ 21h - 22h, tivi cũng chỉ để xem mấy chương trình giải trí”, đại diện này nói.
➥ Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội thảo.
◪ Có cần đến thư viện đọc sách?
Đây là câu hỏi được nhà sử học Dương Trung Quốc đặt ra tại hội thảo. Ông nói, xưa thư viện là nơi lưu trữ sách và mọi người đến tìm kiếm sách để đọc. Nhưng thời đại đã thay đổi.
“Chức năng lưu giữ sách của thư viện liệu có còn cần thiết nữa không, và có nhất thiết là mọi người phải đến thư viện ngồi đọc sách nữa không? Nếu câu trả lời là vẫn cần thiết thì phải làm gì để phát huy được vai trò của thư viện?”, ông Quốc nói.
Ông dẫn ví dụ về thư viện ở các nước phát triển là họ đang tập trung vào làm nhiệm vụ số hóa tài sản các kho lưu trữ của thư viện, và cho rằng đây mới là nhiệm vụ chính cần làm của các thư viện ở Việt Nam hiện nay chứ không phải là lo xây dựng phòng ốc cho mọi người đến đọc sách.
Ông Quốc cũng gợi ý thư viện cần phải chuyển đổi thành một không gian sáng tạo, một nơi để mọi người đến tiếp nhận, trao đổi tri thức. “Đừng nghĩ thư viện chỉ là sách mà còn là các hoạt động văn hóa khác”, ông nói.
Trong khi đó, TS Nguyễn Minh Thuyết bàn về câu chuyện xóa bỏ, sáp nhập thư viện vào các cơ quan văn hóa khác. Theo ông Thuyết, các thư viện tỉnh cần phải giữ lại. Thư viện và bảo tàng đều là những thiết chế văn hóa rất quan trọng và cần thiết nên mỗi tỉnh đều cần phải có thư viện, bảo tàng của tỉnh.
Còn thư viện cấp huyện, theo ông Thuyết, cần tính toán xem có nên củng cố cho những nơi làm tốt, sáp nhập thư viện với cơ quan khác ở những nơi mà thư viện hoạt động kém hiệu quả.
Ông Thuyết cũng băn khoăn về việc tồn tại nhiều thư viện để mọi người đến đọc sách báo theo cách truyền thống, bởi lẽ, kinh nghiệm cá nhân của ông là ông “đọc trên mạng nhiều, được tặng nhiều báo giấy nhưng cũng không đọc”.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý việc xóa bỏ, sáp nhập các thư viện cũng cần phải cân nhắc, tính toán cẩn thận.
➥ Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trò chuyện cũng những người làm thư viện sau hội thảo.
◪ Sáp nhập các thư viện kém hiệu quả
Khẳng định tầm quan trọng của thư viện trong phát triển văn hóa của đất nước, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng trong thời đại mới hiện nay rất cần phải tính đến câu chuyện sáp nhập các thư viện kém hiệu quả.
Theo Phó thủ tướng, nhu cầu tinh giản biên chế là cần thiết, nhất là với đội ngũ viên chức rất đông đảo trong các đơn vị sự nghiệp. Vì vậy, rất cần sáp nhập những đơn vị có chức năng tương đồng, những đơn vì hoạt động không hiệu quả.
Với các thư viện hoạt động kém hiệu quả, Phó thủ tướng đặt ra ba lựa chọn xử lý. Một là đổi mới để hiệu quả hơn, hai là “mặc kệ” và ba là sáp nhập hoặc xóa bỏ.
Phó thủ tướng khẳng định không thể “mặc kệ” được, vì vậy, chỉ còn hai cách.
Nếu không thể đổi mới để hoạt động hiểu quả cho các thư viện, đương nhiên không thể tránh khỏi việc bị sáp nhập hoặc xóa bỏ.
Để đưa thư viện hoạt động hiệu quả trong thời kỳ mới, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng các thư viện cần phải biến yếu tố công nghệ hiện nay từ thách thức chuyển thành cơ hội; và những người làm thư viện phải trở thành các chuyên gia trong ngành của mình chứ không thể chỉ là người giữ sách.
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, tính đến cuối năm 2017, hệ thống thư viện công cộng gồm: 1 thư viện quốc gia, 63 thư viện cấp tỉnh, 663 thư viện cấp huyện và 3.257 thư viện cấp xã, 16.722 phòng đọc sách làng, thôn, bản; gần 400 thư viện thuộc các trường đại học, cao đẳng; 25.915 thư viện trường phổ thông; 100 thư viện thuộc các bộ ngành; các viện, trung tâm nghiên cứu; hơn 500 thư viện, hơn 4.500 phòng đọc sách thuộc lực lượng vũ trang.
Ngoài ra, cả nước có 61 thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng, hàng nghìn tủ sách phụ huynh, hàng trăm tủ sách dòng họ.
Theo ước tính, trong cả nước có khoảng 30.000 người làm thư viện.
Theo kế hoạch, trong năm 2019 Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hỗ trợ cho sự phát triển của thư viện, trong đó có Luật thư viện.
Thiên Điểu (theo Tuổi Trẻ)
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng: