Nhân một bài viết của một chị bạn bàn về việc cai nghiện game. Câu hỏi lớn là: “Cách nào để giúp trẻ cai nghiện game?”…
Trên tư cách là một người nghiện game từ thời Mario tới giờ, tui trả lời là: “Không cách nào, trừ phi cấm, phạt, tịch thu dụng cụ chơi game, và cách ly khỏi những gì liên quan đến game một thời gian dài”.
Đó là khi bạn muốn người khác bỏ game.
Trên thực tế đa số là tự bỏ game qua một thời gian. Thuộc các trường hợp sau:
▪ Tìm được thú vui khác.
▪ Áp lực cuộc sống, nhất là mưu sinh.
▪ Bị sốc, ví dụ như đầu tư thời gian, tiền bạc quá nhiều vào một account, nhưng bị hack mất, hoặc bị block account.
▪ Cũng là bị sốc, do game mình nghiện bị đóng cửa và không tìm được cảm hứng cày lại từ đầu (đang top game này tự nhiên thành gà game khác thì cũng sốc lắm!).
Một điều cần lưu ý nữa là cần phải xem trẻ nghiện game gì để định lượng mức độ nghiện, có nhiều loại game khác nhau không thể gom chung một rổ. Tui tạm xếp hạng nhưng thế này:
◪ Đứng đầu về nghiện có thể gây hại là các game RPG nhập vai như: VLTK, MU, Liên Minh Huyền Thoại, Liên Quân.... Các game này đòi hỏi ít kỹ năng nhanh tay, lẹ mắt và phản xạ. Các game này đòi hỏi trang bị, và cấp độ. Càng cày lâu thì càng mạnh, ngoài ra còn cần thêm chút gian xảo, mánh mung trong khi chơi. Các game thuộc dạng này luôn tạo ra cuộc chạy đua vũ trang thăng cấp để mạnh hơn nên bào tiền và thời gian của game thủ rất kinh. Một đứa cấp 10 thì chả thể nào đánh thắng một đứa cấp 50.
◪ Đứng kế tiếp là các loại game bắn súng FPS, TPS, thể thao. Các game này đòi hỏi kỹ năng, phản xạ, thao tác, quan sát, nhanh nhẹn, linh hoạt và tư duy chiến thuật đồng đội như các game bắn súng COD, SA, CF, SF, PUBG, đá banh Fifa Online, FreeFire v.v… Cày các game này ít tốn thời gian hơn do cường độ tập trung cao nên qua thời gian mỏi mệt sẽ nghỉ. Game có cấp độ theo thời gian cày nhưng cấp độ không tỷ lệ thuận với sức mạnh. Nên một đứa cấp 1 vẫn có thể bắn nát sọ đứa cấp 100. Một đội bóng cấp 1 toàn cầu thủ 70 vẫn có thể chiến thắng đội cấp 100 toàn cầu thủ 90 trong FIFA. Và đây là sự hấp dẫn của các tựa game này. Và độ bào tiền của game chỉ phục vụ nhu cầu trang trí, làm đẹp là chính.
◪ Các thể loại game chiến thuật, xây dựng. Các loại này thì gần như vô hại.
Các vấn nạn về nghiện game đa số đều tập trung vô thể loại nghiện game nhập vai RPG loại một. Đơn giản vì nó dễ chơi nhưng lại đẩy người chơi vào một cuộc đua, ở đó tiền và thời gian chơi quyết định sức mạnh, tầm cỡ.
Do đó, muốn giúp trẻ cai nghiện game thì phải xem trẻ đang nghiện game thể loại gì. Và quan trọng nhất nữa là quan sát cách tiếp cận game và chơi game của trẻ, vì dù gì ngành công nghiệp game vẫn là một lĩnh vực nhiều tiềm năng. Nhìn cách trẻ chơi game để phát hiện cái tố chất của trẻ, vì biết đâu tố chất trẻ sẽ là một nhà phát triển hay lập trình game thì sao.
Cao Xuân Quyền
Bài về chủ đề Vấn đề-Tệ nạn:
Trên tư cách là một người nghiện game từ thời Mario tới giờ, tui trả lời là: “Không cách nào, trừ phi cấm, phạt, tịch thu dụng cụ chơi game, và cách ly khỏi những gì liên quan đến game một thời gian dài”.
Đó là khi bạn muốn người khác bỏ game.
Trên thực tế đa số là tự bỏ game qua một thời gian. Thuộc các trường hợp sau:
▪ Tìm được thú vui khác.
▪ Áp lực cuộc sống, nhất là mưu sinh.
▪ Bị sốc, ví dụ như đầu tư thời gian, tiền bạc quá nhiều vào một account, nhưng bị hack mất, hoặc bị block account.
▪ Cũng là bị sốc, do game mình nghiện bị đóng cửa và không tìm được cảm hứng cày lại từ đầu (đang top game này tự nhiên thành gà game khác thì cũng sốc lắm!).
▪ ▪ ▪
Một điều cần lưu ý nữa là cần phải xem trẻ nghiện game gì để định lượng mức độ nghiện, có nhiều loại game khác nhau không thể gom chung một rổ. Tui tạm xếp hạng nhưng thế này:
◪ Đứng đầu về nghiện có thể gây hại là các game RPG nhập vai như: VLTK, MU, Liên Minh Huyền Thoại, Liên Quân.... Các game này đòi hỏi ít kỹ năng nhanh tay, lẹ mắt và phản xạ. Các game này đòi hỏi trang bị, và cấp độ. Càng cày lâu thì càng mạnh, ngoài ra còn cần thêm chút gian xảo, mánh mung trong khi chơi. Các game thuộc dạng này luôn tạo ra cuộc chạy đua vũ trang thăng cấp để mạnh hơn nên bào tiền và thời gian của game thủ rất kinh. Một đứa cấp 10 thì chả thể nào đánh thắng một đứa cấp 50.
◪ Đứng kế tiếp là các loại game bắn súng FPS, TPS, thể thao. Các game này đòi hỏi kỹ năng, phản xạ, thao tác, quan sát, nhanh nhẹn, linh hoạt và tư duy chiến thuật đồng đội như các game bắn súng COD, SA, CF, SF, PUBG, đá banh Fifa Online, FreeFire v.v… Cày các game này ít tốn thời gian hơn do cường độ tập trung cao nên qua thời gian mỏi mệt sẽ nghỉ. Game có cấp độ theo thời gian cày nhưng cấp độ không tỷ lệ thuận với sức mạnh. Nên một đứa cấp 1 vẫn có thể bắn nát sọ đứa cấp 100. Một đội bóng cấp 1 toàn cầu thủ 70 vẫn có thể chiến thắng đội cấp 100 toàn cầu thủ 90 trong FIFA. Và đây là sự hấp dẫn của các tựa game này. Và độ bào tiền của game chỉ phục vụ nhu cầu trang trí, làm đẹp là chính.
◪ Các thể loại game chiến thuật, xây dựng. Các loại này thì gần như vô hại.
Các vấn nạn về nghiện game đa số đều tập trung vô thể loại nghiện game nhập vai RPG loại một. Đơn giản vì nó dễ chơi nhưng lại đẩy người chơi vào một cuộc đua, ở đó tiền và thời gian chơi quyết định sức mạnh, tầm cỡ.
Do đó, muốn giúp trẻ cai nghiện game thì phải xem trẻ đang nghiện game thể loại gì. Và quan trọng nhất nữa là quan sát cách tiếp cận game và chơi game của trẻ, vì dù gì ngành công nghiệp game vẫn là một lĩnh vực nhiều tiềm năng. Nhìn cách trẻ chơi game để phát hiện cái tố chất của trẻ, vì biết đâu tố chất trẻ sẽ là một nhà phát triển hay lập trình game thì sao.
Cao Xuân Quyền
Bài về chủ đề Vấn đề-Tệ nạn: