TIN LIÊN QUAN:
▪ Truyền thông giả thì có bán thuốc thật?
▪ Chẳng hệ thống nào bền vững dài lâu nếu chỉ dựa trên đạo đức…
Đăng một status hoa hướng dương và kèm một hình vẽ về hoa hướng dương, gắn tag vài dòng thì bệnh nhân ung thư nhận được 30k. Bạn có tin không?
Qua nay có rất nhiều người lan truyền thông điệp này như một cách để ủng hộ bệnh nhân ung thư. Tâm thế của những người lan truyền là muốn đóng góp cho xã hội. Đó là điều tốt.
Tuy nhiên, nếu lòng tốt bị lợi dụng (lừa đảo) thì lại là việc làm xấu vì nó tiếp tay cho kẻ gian, tạo tiền đề cho một mô hình lừa đảo mới.
Nếu là một người biết suy nghĩ thì sẽ nhận ra ngay đây là hình thức quảng cáo bằng cách lừa đảo đánh vào lòng trắc ẩn của xã hội của một tổ chức nào đó có tên là Eco.
Theo quy định của luật quảng cáo, một chương trình từ thiện kiểu như này trước khi triển khai cần phải đăng ký một công ty / tổ chức độc lập (không phụ thuộc vào công ty chạy chương trình) đứng ra giám sát quá trình thực hiện với cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể là đếm xem có bao nhiêu status đáp ứng đúng tiêu chí của chương trình và thông qua đó, người chạy chương trình (ở đây là Eco) có thanh toán đúng số tiền mà họ cam kết khi đăng ký chương trình với cơ quan quản lý nhà nước hay không?
Ở đây tôi không thấy thông báo tổ chức nào giám sát, cũng không thấy nói là các status này sẽ được đếm bằng cách nào? Ai đếm?
Câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời (mập mờ) thì rõ ràng tâm thế của người thực hiện chương trình là không trong sáng hay nói thẳng ra là cố tình mập mờ để lừa đảo xã hội qua việc đánh động lòng trắc ẩn của mọi người để tạo danh tiếng (lợi ích) cho công ty.
Có nhiều người nói: “Mình share chẳng mất gì, cũng không hại ai thì việc gì phải suy tính?”
💀 ECO tưởng mình khôn, nhưng họ đã sai lầm vì chiêu từ thiện của họ đã hoá ra một chiêu quảng cáo kệch cỡm, rẻ tiền, và coi chừng phản tác dụng!
Theo quan điểm cá nhân tôi thì đây là một việc làm không thể chấp nhận được vì:
◈ Lợi dụng lòng tin của người khác cho mục đích có lợi cho bản thân và công ty là một việc làm xấu. Nó thể hiện tâm thế của người kinh doanh bất chấp đạo đức nghề. Một công ty có thể lợi dụng (lừa đảo) lòng tin của xã hội thì sản phẩm của họ có thể tin tưởng hay không?
◈ Làm xói mòn niềm tin của xã hội khi mà người ta biết rằng lòng tin của mình đã bị lợi dụng bởi vì sự thật nào rồi cũng phải được phơi bày ra ánh sáng.
◈ Làm cho xã hội có cái nhìn sai lệch về hoạt động marketing, một kênh hoạt động hiệu quả doanh nghiệp.
◈ Làm tiền đề cho một hình thức lừa đảo mới và góp phần làm bẩn truyền thông.
👉 Hành động của Eco lần này là không thể chấp nhận được và chúng ta phải có thái độ tẩy chay để dạy cho Eco và các doanh nghiệp khác bài học làm người.
Là một thành viên trong xã hội, tất cả chúng ta phải có trách nhiệm về việc làm của mình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh và nhân bản. Để có thể làm được việc đó chúng ta cần phải suy nghĩ trước khi hành động cho dù hành động đó “thoạt nghe” có vẻ là tốt.
Một hành động tốt để giúp cho mục đích xấu thì trở thành một hành động xấu.
Lê Duy
Nhưng tại sao người ta lại thờ ơ với những tác nhân gây ra ung thư cho người dân như Formosa, như nhiệt điện Vĩnh Tân!?
Tại sao im lặng để nó hoạt động gây ra bao hệ lụy cho giống nòi rồi lại gồng mình lên để “lan toả yêu thương” theo cách này!?
Đây có phải là “lan toả yêu thương” hay không!?
Theo tôi nghĩ, nếu bạn luôn im lặng trước những thảm hoạ môi trường thì hành động này của bạn chẳng hề có tí yêu thương nào hết. Đó chỉ là loại yêu thương giả tạo!!!
TIN LIÊN QUAN:
▪ Truyền thông giả thì có bán thuốc thật?
▪ Chẳng hệ thống nào bền vững dài lâu nếu chỉ dựa trên đạo đức…
Bài về chủ đề Thủ đoạn: