Đức Mẹ Đồng Trinh và Chúa Hài Đồng của “Nước Việt điêu linh”...

Trong tất cả những bức tranh vẽ Đức Mẹ Đồng Trinh và Chúa Hài đồng, mà tôi đã từng nhìn thấy ở Việt Nam, tôi thích nhất bức này của hoạ sĩ Nguyễn Phước. Không chỉ là thích. Tác phẩm đã xâm chiếm tâm hồn tôi một thời gian dài, như một ám ảnh. Rất khó giải thích điều này. Bởi bức tranh, từ cấu trúc hình hiệu đến hình diện, đều khá đơn giản. Điều kỳ lạ, tác phẩm có sức hút mạnh mẽ khiến tôi lần đầu tiên nhìn thấy, từ cuối những năm 1980, đã phải khựng lại và, mở ra một trường liên tưởng, gần như bất tận... Có lúc tôi nghĩ, có lẽ do kỹ thuật sơn mài của hoạ sĩ Nguyễn Phước quá điêu luyện: cái màu đỏ với màu vàng dát phối hợp chín tới đã tạo nên cảm giác vừa lung linh vừa sâu thẳm gây rúng động tâm can nhưng rất khó nắm bắt đó... Nhưng, càng về sau, tôi càng thấy, không đơn giản như vậy (chính nhờ qua ảnh chụp, khi tất cả những hiệu ứng đặc biệt của sơn mài gần như biến mất gần hết, tôi mới thấy rõ hơn điều này)...
Source: fb.com/nguhuart2012/posts/2009714759096262
Đức Mẹ Đồng Trinh và Chúa Hài Đồng của “Nước Việt điêu linh”...
Đức Mẹ Đồng Trinh và Chúa Hài Đồng của “Nước Việt điêu linh”...

Trong tất cả những bức tranh vẽ Đức Mẹ Đồng Trinh và Chúa Hài đồng, mà tôi đã từng nhìn thấy ở Việt Nam, tôi thích nhất bức này của hoạ sĩ Nguyễn Phước. Không chỉ là thích. Tác phẩm đã xâm chiếm tâm hồn tôi một thời gian dài, như một ám ảnh. Rất khó giải thích điều này. Bởi bức tranh, từ cấu trúc hình hiệu đến hình diện, đều khá đơn giản. Điều kỳ lạ, tác phẩm có sức hút mạnh mẽ khiến tôi lần đầu tiên nhìn thấy, từ cuối những năm 1980, đã phải khựng lại và, mở ra một trường liên tưởng, gần như bất tận... Có lúc tôi nghĩ, có lẽ do kỹ thuật sơn mài của hoạ sĩ Nguyễn Phước quá điêu luyện: cái màu đỏ với màu vàng dát phối hợp chín tới đã tạo nên cảm giác vừa lung linh vừa sâu thẳm gây rúng động tâm can nhưng rất khó nắm bắt đó... Nhưng, càng về sau, tôi càng thấy, không đơn giản như vậy (chính nhờ qua ảnh chụp, khi tất cả những hiệu ứng đặc biệt của sơn mài gần như biến mất gần hết, tôi mới thấy rõ hơn điều này)...

Tôi từng có lúc tính viết một tiểu luận “tử tế” về bức tranh này, nhưng cứ lần khân mãi. Bức tranh như luôn có một sức sống mỗi khi tôi nghĩ về nó.

Tranh thuộc bộ sưu tập của cố linh mục Đaminh Trần Thái Hiệp. Cha Hiệp cũng rất thích bức tranh này. Ngày xưa, mỗi lần tôi ghé chơi, đứng ngắm bức tranh, ông cũng đều bước tới đứng bên. Im lặng.

Có lần cha Hiệp nói với tôi: “Bức tranh vừa rất quen, vừa rất lạ đúng không! Tôi thấy, đây đúng là Đức Mẹ Đồng Trinh và Chúa Hài đồng của nước Việt điêu linh...!”

Đến nay, tôi vẫn nợ bức tranh này, một bài viết...!

Nguyễn Hưng
Bài về chủ đề Hội hoạ-Nhiếp ảnh:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ