Trong lịch sử hàng không thế giới về các chuyến bay dân sự bị đánh bom, chuyến bay Sài Gòn — Nha Trang của Air Vietnam số AVN 642B ngày Thứ Hai, 22/12/1969 được kể tới như một tai nạn thảm khốc.
Chiếc DC-6B này, sản xuất năm 1955, ngày hôm đó khởi hành với phi hành đoàn bảy người và bảy mươi hành khách, kín hết chỗ. Khi gần đến Nha Trang, phi công trưởng thông báo khẩn cấp với đài không lưu có một quả bom dấu trong cầu tiêu đã phát nổ trên phi cơ, làm bể tung một mảng lớn, đường kính một mét rưỡi trên thân trước, và giờ điều khiển rất nặng nề. Hệ thống điều khiể̀n thủy lực hoàn toàn bất khiển dụng, buộc phải hạ hệ thống bánh đáp xuống hoàn toàn bằng tay.
Phi công trưởng quyết định hạ thấp độ cao từ xa và bay thấp trên phi đạo để̀ nhờ đài không lưu kiểm tra liệu hệ thống bánh đáp có khả dụng, sau đó bay thẳng ra biển rồi vòng lại đáp xuống từ xa với góc hạ cánh thiệt thấp do các cánh phụ dùng để giảm tốc hoàn toàn bất khả dụng và đáp mũi hướng lên trời với hy vọng giảm được vận tốc xuống mức chấp nhận được - flapless landing technique, vốn không được chấp nhận trong hàng không dân dụng nhưng không còn chọn lựa nào khác. Khi phi cơ chạm đất và nảy lên, phi công lập tức khởi động động cơ thắng tạo lực kéo ngược để chạm đất trở lại, nhưng vận tốc vẫn quá lớn nên phi cơ lướt ra khỏi phi đạo, xé tung hàng rào bê tông bao quanh phi trường cùng nhiều hàng rào kẽm gai khác, cánh táng vô và hất tung một chiếc xe jeep quân sự đang chạy trên đường vành đai bao quanh sân bay, lướt qua khỏi con hào, và lao thẳng vô ngôi trường tiểu học nằm trong khu dân cư bên ngoài sân bay. Chiếc phi cơ dừng lại ngay trên đầu trường tiểu học, mũi gác lên mái trường. Sau đó bốc cháy dữ dội, và phát nổ.
Dallas Foster, khi đó đang bảo trì chiếc máy bay trinh sát bà già Bird Dog OC-01 ngay cạnh phi đạo, chứng kiến toàn bộ cảnh chiếc DC-6B với một lổ lớn trên thân đáp xuống theo kiểu đầy kịch tính, và là một trong những người đầu tiên chạy tới ngôi trường tiểu học hy vọng cứu giúp các nạn nhân. Khi Dallas chạy tới, chiếc phi cơ đã bắt đầu bốc cháy, và mọi người tìm cách chui ra khỏi máy bay bằng mọi cách. Hai phút ngắn ngủi trước khi máy bay phát nổ đó đã cứu gần như toàn bộ các hành khách và phi hành đoàn. Những gì còn lại chỉ là cái đuôi máy bay và chiếc xe Jeep bị hất văng rớt xuống gần đó. Hình ảnh đó ám ảnh Dallas suốt nhiều năm sau đó, nhứt là những bóng người ngồi sát cửa sổ khi chiếc máy bay phát nổ, mà ông ta đến giờ vẫn hy vọng chỉ là ảo giác.
Kết cục, mười hành khánh và hai mươi bốn người dưới mặt đất chết thảm. Phi hành đoàn đều thoát nạn. Cho tới mấy ngày hôm sau, khu vực đó vẫn còn cái mùi khủng khiếp.
Hình trên do SP4 Steve A. Cronk chụp sau khi đám cháy đã tắt.
Năm 1969, mỗi ngày có ba chuyến bay Sài Gòn — Nha Trang, sử dụng máy bay DC-4 hoặc DC-6. Riêng ngày Thứ Tư, tăng cường thêm hai chuyến Boeing 727 cho tuyến này. Do đi lại bằng đường bộ thiếu an ninh, nên hàng không dân dụng trở thành một phương tiện giao thông phổ biến ngay cả cho người bình dân.
💀 Ngày 22/12/1969, Lễ Giáng Sinh đã cận kề, một vụ khủng bố đã xảy ra trên vùng đất của tự do — Miền Nam Việt Nam, mấy chục người đã phải vong mạng… Vẫn biết, chiến tranh là tàn khốc, nhưng có những thủ đoạn thật tàn độc và thách thức lương tri nhân loại. Cho đến tận hôm nay khi nhắc lại, chúng ta cũng thấy khó tin rằng, có những kẻ còn ác độc hơn cả IS hiện nay nữa. Quả vậy, trong lịch sử hàng không thế giới về các chuyến bay dân sự bị đánh bom, chuyến bay Sài Gòn — Nha Trang của Air Vietnam số AVN 642B ngày Thứ Hai, 22/12/1969 hôm ấy, vẫn được kể tới như một tai nạn thảm khốc nhất.
Đinh Viết Khiêm
Bài về chủ đề Tội phạm-Ác độc:
➥ Chiếc máy bay AVN 642B.
Chiếc DC-6B này, sản xuất năm 1955, ngày hôm đó khởi hành với phi hành đoàn bảy người và bảy mươi hành khách, kín hết chỗ. Khi gần đến Nha Trang, phi công trưởng thông báo khẩn cấp với đài không lưu có một quả bom dấu trong cầu tiêu đã phát nổ trên phi cơ, làm bể tung một mảng lớn, đường kính một mét rưỡi trên thân trước, và giờ điều khiển rất nặng nề. Hệ thống điều khiể̀n thủy lực hoàn toàn bất khiển dụng, buộc phải hạ hệ thống bánh đáp xuống hoàn toàn bằng tay.
Phi công trưởng quyết định hạ thấp độ cao từ xa và bay thấp trên phi đạo để̀ nhờ đài không lưu kiểm tra liệu hệ thống bánh đáp có khả dụng, sau đó bay thẳng ra biển rồi vòng lại đáp xuống từ xa với góc hạ cánh thiệt thấp do các cánh phụ dùng để giảm tốc hoàn toàn bất khả dụng và đáp mũi hướng lên trời với hy vọng giảm được vận tốc xuống mức chấp nhận được - flapless landing technique, vốn không được chấp nhận trong hàng không dân dụng nhưng không còn chọn lựa nào khác. Khi phi cơ chạm đất và nảy lên, phi công lập tức khởi động động cơ thắng tạo lực kéo ngược để chạm đất trở lại, nhưng vận tốc vẫn quá lớn nên phi cơ lướt ra khỏi phi đạo, xé tung hàng rào bê tông bao quanh phi trường cùng nhiều hàng rào kẽm gai khác, cánh táng vô và hất tung một chiếc xe jeep quân sự đang chạy trên đường vành đai bao quanh sân bay, lướt qua khỏi con hào, và lao thẳng vô ngôi trường tiểu học nằm trong khu dân cư bên ngoài sân bay. Chiếc phi cơ dừng lại ngay trên đầu trường tiểu học, mũi gác lên mái trường. Sau đó bốc cháy dữ dội, và phát nổ.
Dallas Foster, khi đó đang bảo trì chiếc máy bay trinh sát bà già Bird Dog OC-01 ngay cạnh phi đạo, chứng kiến toàn bộ cảnh chiếc DC-6B với một lổ lớn trên thân đáp xuống theo kiểu đầy kịch tính, và là một trong những người đầu tiên chạy tới ngôi trường tiểu học hy vọng cứu giúp các nạn nhân. Khi Dallas chạy tới, chiếc phi cơ đã bắt đầu bốc cháy, và mọi người tìm cách chui ra khỏi máy bay bằng mọi cách. Hai phút ngắn ngủi trước khi máy bay phát nổ đó đã cứu gần như toàn bộ các hành khách và phi hành đoàn. Những gì còn lại chỉ là cái đuôi máy bay và chiếc xe Jeep bị hất văng rớt xuống gần đó. Hình ảnh đó ám ảnh Dallas suốt nhiều năm sau đó, nhứt là những bóng người ngồi sát cửa sổ khi chiếc máy bay phát nổ, mà ông ta đến giờ vẫn hy vọng chỉ là ảo giác.
Kết cục, mười hành khánh và hai mươi bốn người dưới mặt đất chết thảm. Phi hành đoàn đều thoát nạn. Cho tới mấy ngày hôm sau, khu vực đó vẫn còn cái mùi khủng khiếp.
Hình trên do SP4 Steve A. Cronk chụp sau khi đám cháy đã tắt.
Năm 1969, mỗi ngày có ba chuyến bay Sài Gòn — Nha Trang, sử dụng máy bay DC-4 hoặc DC-6. Riêng ngày Thứ Tư, tăng cường thêm hai chuyến Boeing 727 cho tuyến này. Do đi lại bằng đường bộ thiếu an ninh, nên hàng không dân dụng trở thành một phương tiện giao thông phổ biến ngay cả cho người bình dân.
Đinh Viết Khiêm
Bài về chủ đề Tội phạm-Ác độc: