Bộ Tư pháp Mỹ tố cáo Trung Quốc ăn cắp dữ liệu thông tin trên thế giới

Theo các số liệu thu được, các tin tặc Trung Quốc đã được lệnh của Bắc Kinh xâm nhập vào được ít nhất 45 cơ quan chức năng của Mỹ cũng như các doanh nghiệp công nghệ lớn và ăn cắp được hàng trăm Gigabyte những dữ liệu mật nhạy cảm. Các cuộc tấn công tin tặc đã kéo dài trong nhiều năm, có lẽ từ năm 2006 tới 2018. Tin tặc đã cài mã độc và tải về dữ liệu. Nhằm tránh bị phát hiện, tin tặc đã cài các chương trình độc hại, nhưng trông như những phần mềm hợp pháp. Thông qua đó, từ Trung Quốc họ có thể truy cập những máy tính này và lấy được mật khẩu để lục lọi thông tin của toàn bộ doanh nghiệp cũng như những doanh nghiệp khác.
Source: https://thoibao.de/bo-tu-phap-cao-trung-quoc-cap-du-lieu-thong-tin-tren-gioi
Trung Quốc bị cáo buộc đã dùng lực lượng tại Bộ Công an, tấn công và ăn cắp nhiều dữ liệu của Mỹ, Đức và nhiều nước khác.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Rod Rosenstein mới đây đã tố cáo Chính phủ Trung Quốc ăn cắp dữ liệu mật của doanh nghiệp và các cơ quan chức năng của ít nhất 12 nước phương Tây, trong đó có Đức từ 12 năm qua.

Trung Quốc bị cáo buộc đã dùng lực lượng tại Bộ Công an, tấn công và ăn cắp nhiều dữ liệu của Mỹ, Đức và nhiều nước khác.
Trung Quốc bị cáo buộc đã dùng lực lượng tại Bộ Công an, tấn công và ăn cắp nhiều dữ liệu của Mỹ, Đức và nhiều nước khác.

Theo các số liệu thu được, các tin tặc Trung Quốc đã được lệnh của Bắc Kinh xâm nhập vào được ít nhất 45 cơ quan chức năng của Mỹ cũng như các doanh nghiệp công nghệ lớn và ăn cắp được hàng trăm Gigabyte những dữ liệu mật nhạy cảm. Các cuộc tấn công tin tặc đã kéo dài trong nhiều năm, có lẽ từ năm 2006 tới 2018. Tin tặc đã cài mã độc và tải về dữ liệu. Nhằm tránh bị phát hiện, tin tặc đã cài các chương trình độc hại, nhưng trông như những phần mềm hợp pháp. Thông qua đó, từ Trung Quốc họ có thể truy cập những máy tính này và lấy được mật khẩu để lục lọi thông tin của toàn bộ doanh nghiệp cũng như những doanh nghiệp khác.

Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố hai người Trung Quốc là Zhu Hua và Zhang Shilong. Hai người này đã mang những mật danh như “Godkiller”, “Stone Panda” hoặc “Red Apollo” để truy cập những mạng cần thiết. Họ là thành viên của một nhóm tin tặc lấy biệt hiệu là APT10, làm việc cho một doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ với Bộ Công an Trung Quốc.

Rosenstein cho biết, bản cáo trạng buộc tội các bị cáo là một bộ phận của một nhóm đã đột nhập máy tính của ít nhất một chục quốc gia và tạo điều kiện cho mật vụ Trung Quốc có được những thông tin nhạy cảm của các doanh nghiệp. Điều này không có gì khác là lừa đảo và ăn cắp, tạo cho Trung Quốc một lợi thế bất hợp pháp so với các doanh nghiệp và quốc gia tôn trọng các quy định quốc tế. Các doanh nghiệp Mỹ đã phải mất nhiều năm trời mới có được kết quả nghiên cứu, trong khi Trung Quốc cứ ăn cắp là có được.

Các doanh nghiệp bị tin tặc tấn công, lấy cắp dữ liệu ở nhiều lĩnh vực, trong đó các các doanh nghiệp phụ trợ cho các hãng xe ô tô, các hãng sản xuất công cụ thí nghiệm, lĩnh vực ngân hàng và tài chính cũng như những doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, trang thiết bị y tế, công nghệ sinh học, dược phẩm, khai thác mỏ, khai thác dầu khí, hàng không và nghiên cứu vũ trụ.

Các cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc vào Mỹ, Đức và nhiều nước khác đã gây thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm.
Các cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc vào Mỹ, Đức và nhiều nước khác đã gây thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm.

Quốc Phong (theo Thời Báo)
Bài về chủ đề Mới mẻ-Thời đại:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ