Bạo hành trong nhà trường, còn bưng bít đến bao giờ?

Vì thành tích của trường, của phòng giáo dục, vì các danh hiệu của các cá nhân, mọi chuyện đều đã được dàn xếp, bưng bít một cách khá bài bản. Thời gian này liên tiếp xảy ra những vụ bạo hành học sinh làm chấn động dư luận. Hết vụ bạo hành học sinh này chưa giải quyết xong lại tiếp tục những vụ bạo hành khác xì ra làm hoang mang dư luận. Chúng tôi gọi là “xì ra” mà không phải “xảy ra”. Bởi trong môi trường giáo dục từ trước đến nay, vẫn luôn xảy ra nạn bạo hành học trò thậm chí khá dã man.
Source: http://giaoduc.net.vn/gdvn-post193637.gd
Bạo hành trong nhà trường, còn bưng bít đến bao giờ?
Vì thành tích của trường, của phòng giáo dục, vì các danh hiệu của các cá nhân, mọi chuyện đều đã được dàn xếp, bưng bít một cách khá bài bản.
🔔 LTS: Nhìn nhận thực tế nhiều chuyện bạo hành học sinh đã và đang tồn tại trong nhà trường, nhà giáo Việt Đăng chỉ ra lý do vì sao những chuyện này luôn được bưng bít và hậu quả là chuyện tiêu cực vẫn chưa thể chấm dứt.

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Thời gian này liên tiếp xảy ra những vụ bạo hành học sinh làm chấn động dư luận. Hết vụ bạo hành học sinh này chưa giải quyết xong lại tiếp tục những vụ bạo hành khác xì ra làm hoang mang dư luận.

Chúng tôi gọi là “xì ra” mà không phải “xảy ra”. Bởi trong môi trường giáo dục từ trước đến nay, vẫn luôn xảy ra nạn bạo hành học trò thậm chí khá dã man.

Thế nhưng vì thành tích của trường, của phòng giáo dục nơi đấy, vì các danh hiệu của các cá nhân, mọi chuyện đều đã được dàn xếp, bưng bít một cách khá bài bản.

Chính điều này, không thể làm bạo hành chấm dứt mà càng có nguy cơ bùng phát thành dịch.

Để xảy ra hậu quả đau lòng như thế, trách nhiệm này phần lớn thuộc về cấp trên.

Vì những danh hiệu thi đua, những thành tích mong muốn đạt được mà các cấp cùng nhau bưng bít, dung dưỡng cho cái ác mới có cơ hội sống và hoành hành.

Bạo hành trong nhà trường, còn bưng bít đến bao giờ?

◪ Khi xảy ra vụ việc, cấp trên luôn tìm mọi cách bao che

Một phụ huynh dắt đứa con đến phòng hiệu trưởng tố cáo con mình vừa bị thầy cô đánh bầm dập, gây thương tích khắp người.

Việc mà hiệu trưởng nhà trường làm đầu tiên không phải lo lắng cho sức khỏe, tinh thần của học sinh vừa bị đánh ra sao.

Điều họ quan tâm nhất là năn nỉ phụ huynh bỏ qua đừng làm rùm beng để nhà trường xử lý nội bộ.

Việc tiếp theo, giáo viên bạo hành sẽ được mời lên nghe hiệu trưởng nổi trận lôi đình đập bàn, chỉ mặt và mắng tơi tả.

Không phải mắng vì việc thiếu tình yêu thương đối với học trò mà "thầy (cô) đã làm mất uy tín cái trường này.

Thầy (cô) đã phủi sạch công lao, danh tiếng mà nhà trường đã xây dựng bao năm nay…"

Nhiệm vụ lúc này phải tìm mọi cách để câu chuyện bạo hành ấy không còn tồn tại.

Sự việc được bưng bít tại trường, nếu vì lý do gì đó rò rỉ ra ngoài, nhà trường buộc phải báo cáo lên phòng giáo dục.

Tại đây, cũng tiếp tục chỉ đạo theo kiểu “bưng bít truyền thông, giải quyết nội bộ. Bởi nếu để xì ra xem như mất hết”.

Ai cũng hiểu mất hết ở đây là thành tích, là danh hiệu của trường, của cá nhân lãnh đạo và của cả phòng giáo dục.

◪ Nếu không vì những hư danh…

Thông tư số: 41/2010/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường tiểu học, Điều 38 quy định các hành vi giáo viên không được làm là “Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp”.

Nếu cứ làm đúng luật, khi giáo viên vi phạm điều này, nhà trường buộc phải xử lý một cách công khai.

Nhẹ thì nhắc nhở, nặng khiển trách, cảnh cáo, hạ thi đua hoặc buộc thôi việc.

Nhà trường cũng sẽ tự nhận hình thức kỉ luật như rút tên ra khỏi danh sách đăng kí thi đua trường tiên tiến, xuất sắc hay trường toàn diện, lá cờ đầu.

Từng cá nhân, Ban giám hiệu nhà trường cũng phải tự mình nhận hình thức kỉ luật tương đương vì đã để cấp dưới xảy ra vi phạm.

Làm được thế này, chính giáo viên cũng chẳng dám dùng hình phạt quá nghiêm khắc với trò. Họ sẽ biết tiết chế cơn nóng giận của mình.

Thường thì tất cả những vụ bạo hành học sinh dã man, thầy cô vì tức giận trước nguy cơ mất hết thành tích mà trút cơn thịnh nộ lên đầu con trẻ chứ đánh vì tình thương, vì trách nhiệm, vì sự tiến bộ của học trò như nhiều người thường nói chỉ là trò ngụy biện mà thôi.

Bởi thế, những sai phạm mà xử lý nội bộ theo phương châm “việc to hóa nhỏ, việc nhỏ hóa không” chính là việc tiếp tay và dung dưỡng cho cái ác có cơ hội sống và hoành hành.

Đã đến lúc đừng nên bưng bít nữa thì môi trường giáo dục mới thật sự đổi thay.

Việt Đăng (theo Giáo Dục Việt Nam)
Bài về chủ đề Tội phạm-Ác độc:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ