Nhiều VĐV đội tuyển quốc gia tham dự Asiad, SEA Games lại được Bộ Giáo dục và đào tạo chiêu mộ đi thi Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á lần thứ 19 đang diễn ra tại Myanmar.
Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á được tổ chức 2 năm một lần nhằm thúc đẩy phong trào tập luyện thể thao sinh viên các nước trong khu vực. Đại hội lần thứ 19 diễn ra tại thành phố Naypyitaw (Myanmar) từ ngày 10 đến 20-12 với sự tham dự của VĐV thuộc 11 quốc gia và tranh tài ở 17 môn thi.
Đoàn thể thao sinh viên VN tham dự đại hội với sự góp mặt của 61 thành viên. Các VĐV tham dự ở 5 môn: bóng bàn, điền kinh, karatedo, golf, vovinam. Điều đáng nói, trong số các VĐV này có nhiều người đang là thành viên đội tuyển quốc gia đã giành huy chương Asiad, SEA Games.
Đặc biệt ở môn điền kinh, các “ngôi sao” của đội tuyển quốc gia đều có mặt trong đoàn VĐV tham dự đại hội là: Nguyễn Thị Oanh, Quách Thị Lan, Quách Công Lịch, Dương Văn Thái, Vũ Thị Ly.
Trong số này, Nguyễn Thị Oanh là VĐV giành HCĐ Asiad, 2 HCV SEA Games; Quách Thị Lan là VĐV số 1 cự ly 400m và 400m rào; Dương Văn Thái là VĐV số 1 của 800m và 1.500m. Với lực lượng hùng mạnh này, đoàn điền kinh đã giành đến 11 HCV, 4 HCB, 2 HCĐ xếp thứ nhất môn điền kinh của đại hội.
Ông Dương Đức Thủy, trưởng bộ môn điền kinh Tổng cục TDTT, cho biết ngay từ thời điểm Bộ Giáo dục - đào tạo có công văn đề nghị đưa các VĐV đội tuyển điền kinh quốc gia dự đại hội, ông đã phản đối.
Ông Thủy nói: “Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á là giải đấu không có ý nghĩa về mặt chuyên môn với các VĐV quốc gia. Năm 2018, các VĐV đã có lịch thi đấu dày đặc. Năm 2019, họ cũng phải chuẩn bị kỹ càng cho SEA Games và các giải tính chuẩn Olympic 2020.
Hơn nữa, các VĐV quốc gia hầu hết được ngành thể thao phát hiện và đào tạo từ nhỏ, giờ tham dự giải thể thao dành cho sinh viên là không ổn. Vẫn biết các em đang theo học tại các trường đại học nhưng thử hỏi có bao nhiêu quốc gia mang VĐV trọng điểm vừa dự Asiad, SEA Games đi thi đại hội thể thao sinh viên?”.
Đây không phải lần đầu tiên Bộ Giáo dục - đào tạo “chiêu mộ” nhiều VĐV trọng điểm quốc gia tham dự đại hội thể thao dành cho sinh viên khu vực và thế giới.
Khương Xuân (theo Tuổi Trẻ)
🔥 Đã nói, không có điểm dừng, vậy mà vẫn bàng hoàng…
Con số ác mộng 231 sau trò điều tra bảo kê tội ác đã thấy là... quá thể, là không có điểm dừng. Vậy mà tới đó vẫn còn là có giới hạn. Đến ông hiệu trưởng xâm hại tình dục hàng chục học trò, mà kéo dài hàng mấy năm mới hết biết. Rồi thấy bức ảnh ông ta chủ trì Hội nghị chống xâm hại tình dục trẻ em thì thật là chỉ còn nước đập đầu vào tường luôn, nhìn ông ta cười cười tôi bỗng buồn ói, bỗng thấy mắc ói bịnh lý thực sự. Nên dù vừa bay lên Daklak cũng phải ngồi ghi vội mấy dòng này.
Làm chức năng gì là tận dụng kiếm chác ngay chức năng đó, ăn thịt xơi tái cái nhiệm vụ cao cả thiêng liêng ấy luôn? Kiểm lâm phá rừng ăn rừng. Cảnh sát chống tôi phạm công nghệ cao tổ chức luôn ổ đánh bạc xuyên quốc gia công nghệ cao. Hiệu trưởng “xài” luôn học trò mình đang dạy dỗ chăm lo luôn. Bộ giao thông làm đường thì “gài” đầy ổ voi ổ trâu trên quốc lộ cho dân sụp hố chết thảm...?
Ai đó mới viết: năm nay Bộ Dục xui thiệt, cuối năm rồi mà còn dính xì xăng đan “thằng” hiệu trưởng dơ quá. Mình chợt thấy, không, chưa hết đâu mà... Lần trước, vụ 231 cái tát, ông bộ trưởng than rất buồn, còn hôm nay, 17/12, nói về thầy hiệu trưởng dơ mắc ói, ông nói ông rất vui lòng, ủa quên, rất đau lòng! Những cái kim trong bọc cứ từ từ, rất từ từ, mỗi ngày phơi ra một kiểu. Vụ này thì không phải ở cơ sở xa xôi, mà chính ở Bộ. Các ngài đưa các huy chương Asiad, Sea Games của đội tuyển quốc gia trà trộn làm sinh viên chơi thể thao nghiệp dư đi thi đấu để giựt huy chương hạng nhất của... sinh viên các nước (vừa thi ở Myanmar). Đến nỗi ông bạn Nguyễn Duy Thuận tu hành ăn chay trường của tôi, lâu nay toàn viết chuyện thiền hành cũng phải gào lên: Xấu hổ cho Việt Nam! Xấu hổ cái Bộ Giáo dục đào tạo! Đưa đoàn đi thi kiểu đó rồi chiến thắng và cảm thấy rất tự hào... bất chấp là đã làm nhục hình ảnh của người Việt... Ai gọi tên cái bệnh nặng hết thuốc chữa này giùm đi. Không có điểm dừng, bệnh cứ phát tác vậy làm sao cứu... Mai rồi hồi hộp chờ xem trò gì nữa đây, còn nhạ tới đâu nữa?
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng:
➥ Các VĐV điền kinh quốc gia tham dự Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á 2018.
Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á được tổ chức 2 năm một lần nhằm thúc đẩy phong trào tập luyện thể thao sinh viên các nước trong khu vực. Đại hội lần thứ 19 diễn ra tại thành phố Naypyitaw (Myanmar) từ ngày 10 đến 20-12 với sự tham dự của VĐV thuộc 11 quốc gia và tranh tài ở 17 môn thi.
Đoàn thể thao sinh viên VN tham dự đại hội với sự góp mặt của 61 thành viên. Các VĐV tham dự ở 5 môn: bóng bàn, điền kinh, karatedo, golf, vovinam. Điều đáng nói, trong số các VĐV này có nhiều người đang là thành viên đội tuyển quốc gia đã giành huy chương Asiad, SEA Games.
Đặc biệt ở môn điền kinh, các “ngôi sao” của đội tuyển quốc gia đều có mặt trong đoàn VĐV tham dự đại hội là: Nguyễn Thị Oanh, Quách Thị Lan, Quách Công Lịch, Dương Văn Thái, Vũ Thị Ly.
Trong số này, Nguyễn Thị Oanh là VĐV giành HCĐ Asiad, 2 HCV SEA Games; Quách Thị Lan là VĐV số 1 cự ly 400m và 400m rào; Dương Văn Thái là VĐV số 1 của 800m và 1.500m. Với lực lượng hùng mạnh này, đoàn điền kinh đã giành đến 11 HCV, 4 HCB, 2 HCĐ xếp thứ nhất môn điền kinh của đại hội.
Ông Dương Đức Thủy, trưởng bộ môn điền kinh Tổng cục TDTT, cho biết ngay từ thời điểm Bộ Giáo dục - đào tạo có công văn đề nghị đưa các VĐV đội tuyển điền kinh quốc gia dự đại hội, ông đã phản đối.
Ông Thủy nói: “Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á là giải đấu không có ý nghĩa về mặt chuyên môn với các VĐV quốc gia. Năm 2018, các VĐV đã có lịch thi đấu dày đặc. Năm 2019, họ cũng phải chuẩn bị kỹ càng cho SEA Games và các giải tính chuẩn Olympic 2020.
Hơn nữa, các VĐV quốc gia hầu hết được ngành thể thao phát hiện và đào tạo từ nhỏ, giờ tham dự giải thể thao dành cho sinh viên là không ổn. Vẫn biết các em đang theo học tại các trường đại học nhưng thử hỏi có bao nhiêu quốc gia mang VĐV trọng điểm vừa dự Asiad, SEA Games đi thi đại hội thể thao sinh viên?”.
Đây không phải lần đầu tiên Bộ Giáo dục - đào tạo “chiêu mộ” nhiều VĐV trọng điểm quốc gia tham dự đại hội thể thao dành cho sinh viên khu vực và thế giới.
Khương Xuân (theo Tuổi Trẻ)
Con số ác mộng 231 sau trò điều tra bảo kê tội ác đã thấy là... quá thể, là không có điểm dừng. Vậy mà tới đó vẫn còn là có giới hạn. Đến ông hiệu trưởng xâm hại tình dục hàng chục học trò, mà kéo dài hàng mấy năm mới hết biết. Rồi thấy bức ảnh ông ta chủ trì Hội nghị chống xâm hại tình dục trẻ em thì thật là chỉ còn nước đập đầu vào tường luôn, nhìn ông ta cười cười tôi bỗng buồn ói, bỗng thấy mắc ói bịnh lý thực sự. Nên dù vừa bay lên Daklak cũng phải ngồi ghi vội mấy dòng này.
Làm chức năng gì là tận dụng kiếm chác ngay chức năng đó, ăn thịt xơi tái cái nhiệm vụ cao cả thiêng liêng ấy luôn? Kiểm lâm phá rừng ăn rừng. Cảnh sát chống tôi phạm công nghệ cao tổ chức luôn ổ đánh bạc xuyên quốc gia công nghệ cao. Hiệu trưởng “xài” luôn học trò mình đang dạy dỗ chăm lo luôn. Bộ giao thông làm đường thì “gài” đầy ổ voi ổ trâu trên quốc lộ cho dân sụp hố chết thảm...?
Ai đó mới viết: năm nay Bộ Dục xui thiệt, cuối năm rồi mà còn dính xì xăng đan “thằng” hiệu trưởng dơ quá. Mình chợt thấy, không, chưa hết đâu mà... Lần trước, vụ 231 cái tát, ông bộ trưởng than rất buồn, còn hôm nay, 17/12, nói về thầy hiệu trưởng dơ mắc ói, ông nói ông rất vui lòng, ủa quên, rất đau lòng! Những cái kim trong bọc cứ từ từ, rất từ từ, mỗi ngày phơi ra một kiểu. Vụ này thì không phải ở cơ sở xa xôi, mà chính ở Bộ. Các ngài đưa các huy chương Asiad, Sea Games của đội tuyển quốc gia trà trộn làm sinh viên chơi thể thao nghiệp dư đi thi đấu để giựt huy chương hạng nhất của... sinh viên các nước (vừa thi ở Myanmar). Đến nỗi ông bạn Nguyễn Duy Thuận tu hành ăn chay trường của tôi, lâu nay toàn viết chuyện thiền hành cũng phải gào lên: Xấu hổ cho Việt Nam! Xấu hổ cái Bộ Giáo dục đào tạo! Đưa đoàn đi thi kiểu đó rồi chiến thắng và cảm thấy rất tự hào... bất chấp là đã làm nhục hình ảnh của người Việt... Ai gọi tên cái bệnh nặng hết thuốc chữa này giùm đi. Không có điểm dừng, bệnh cứ phát tác vậy làm sao cứu... Mai rồi hồi hộp chờ xem trò gì nữa đây, còn nhạ tới đâu nữa?
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng: