Công việc theo dõi, ghi chép những sai phạm của học sinh trong trường của cán bộ sao đỏ có thể tạo nên sự ganh ghét trong học sinh nên nhiều ý kiến cho rằng nên dẹp bỏ mô hình này.
Dư luận đang đặc biệt quan tâm việc nam sinh Hoàng Long N (lớp 6.2, trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) nói tục, bị đội sao đỏ của trường ghi vào sổ, đã bị cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Phương Thủy phạt 231 cái tát khiến học sinh này phải nhập viện điều trị .
Bên cạnh việc phẫn nộ về hình thức xử phạt của nữ giáo viên Nguyễn Thị Phương Thủy, trên các diễn đàn mạng xã hội nhiều ý kiến cũng băn khoăn về công việc của đội “sao đỏ” trong các trường học, khi trong diễn biến của vụ việc có phần “N nói tục và bị “sao đỏ” phát hiện, ghi sổ và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm”.
Sao đỏ là một hình thức tự quản của học sinh. Các học sinh ưu tú được giáo viên, nhà trường lựa chọn để tham gia quan sát, theo dõi mọi hoạt động, nền nếp của học sinh.
“Sao đỏ” sẽ đứng trực tại cổng trường, ngoài cửa các lớp học để ghi chép các vi phạm của học sinh như: Đi muộn, nói tục, không truy bài, nói chuyện riêng trong giờ truy bài…
Hầu hết các ý kiến của phụ huynh đều cho rằng: Bên cạnh mặt tích cực của “sao đỏ” là báo cáo kịp thời với giáo viên về tình hình của các học sinh, các lớp thì đội ngũ “cán bộ” này cũng vô hình chung tạo nên sự ganh ghét giữa các học sinh với nhau.
Phụ huynh Lê Tuấn đề nghị dẹp bỏ “sao đỏ” vì: “Người 'sao đỏ' bỗng nhiên trở thành 'cảnh sát' hay quan toà cho thầy cô, được trao quyền phán xét hành vi các bạn khác, quyền sinh sát với các bạn, từ đó sinh thói ham quyền lực, hách dịch. Các bạn không phải 'sao đỏ' thì sống trong sợ hãi, khúm núm, mất sự hồn nhiên. Còn cô giáo thì trở thành ban phát quyền lực, dần dần cũng trở nên tha hoá trong quan hệ với học trò”.
Chị Hồng Trang, một phụ huynh học sinh cũng cho rằng: “Việc đến trường của các con là đi học chứ không phải là làm sao đỏ để hóa thành “cảnh sát”, đi săn lùng soi mói chú tâm ghi chép sai phạm của học sinh lớp khác rồi dẫn đến ganh ghét nhau, kiện tụng các lớp…”.
“Việc giữ gìn trật tự, theo dõi học sinh phải là công việc của nhà trường, giáo viên, không nên chọn học sinh vào đội sao đỏ để làm thay công việc của cán bộ, giáo viên” – chị Phạm Hiền Chinh (Hà Nội) bày tỏ quan điểm.
Việt Linh (theo Gia Đình Mới)
Bài về chủ đề Ngược đời-Vô lý:
Dư luận đang đặc biệt quan tâm việc nam sinh Hoàng Long N (lớp 6.2, trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) nói tục, bị đội sao đỏ của trường ghi vào sổ, đã bị cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Phương Thủy phạt 231 cái tát khiến học sinh này phải nhập viện điều trị .
Bên cạnh việc phẫn nộ về hình thức xử phạt của nữ giáo viên Nguyễn Thị Phương Thủy, trên các diễn đàn mạng xã hội nhiều ý kiến cũng băn khoăn về công việc của đội “sao đỏ” trong các trường học, khi trong diễn biến của vụ việc có phần “N nói tục và bị “sao đỏ” phát hiện, ghi sổ và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm”.
Sao đỏ là một hình thức tự quản của học sinh. Các học sinh ưu tú được giáo viên, nhà trường lựa chọn để tham gia quan sát, theo dõi mọi hoạt động, nền nếp của học sinh.
“Sao đỏ” sẽ đứng trực tại cổng trường, ngoài cửa các lớp học để ghi chép các vi phạm của học sinh như: Đi muộn, nói tục, không truy bài, nói chuyện riêng trong giờ truy bài…
➥ Việc của học sinh đến trường là học, chứ không phải làm “công cụ” cho nhà trường?
Hầu hết các ý kiến của phụ huynh đều cho rằng: Bên cạnh mặt tích cực của “sao đỏ” là báo cáo kịp thời với giáo viên về tình hình của các học sinh, các lớp thì đội ngũ “cán bộ” này cũng vô hình chung tạo nên sự ganh ghét giữa các học sinh với nhau.
Phụ huynh Lê Tuấn đề nghị dẹp bỏ “sao đỏ” vì: “Người 'sao đỏ' bỗng nhiên trở thành 'cảnh sát' hay quan toà cho thầy cô, được trao quyền phán xét hành vi các bạn khác, quyền sinh sát với các bạn, từ đó sinh thói ham quyền lực, hách dịch. Các bạn không phải 'sao đỏ' thì sống trong sợ hãi, khúm núm, mất sự hồn nhiên. Còn cô giáo thì trở thành ban phát quyền lực, dần dần cũng trở nên tha hoá trong quan hệ với học trò”.
Chị Hồng Trang, một phụ huynh học sinh cũng cho rằng: “Việc đến trường của các con là đi học chứ không phải là làm sao đỏ để hóa thành “cảnh sát”, đi săn lùng soi mói chú tâm ghi chép sai phạm của học sinh lớp khác rồi dẫn đến ganh ghét nhau, kiện tụng các lớp…”.
“Việc giữ gìn trật tự, theo dõi học sinh phải là công việc của nhà trường, giáo viên, không nên chọn học sinh vào đội sao đỏ để làm thay công việc của cán bộ, giáo viên” – chị Phạm Hiền Chinh (Hà Nội) bày tỏ quan điểm.
Việt Linh (theo Gia Đình Mới)
Bài về chủ đề Ngược đời-Vô lý: