Mỹ cùng lúc điều 2 tàu sân bay tới khu vực Biển Đông ngay trong thời gian Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Philippines.
Ngày 19/11, hai cụm tàu sân bay tấn công của hải quân Mỹ đã xuất hiện tại vùng biển phía Bắc và phía Nam của Philipines để cùng hội tụ tại khu vực Biển Đông.
Cụ thể cụm tàu sân bay tấn công USS Ronald Reagan đã được điều động từ eo biển Balintang thuộc phía Bắc Philippines để đi vào vùng biển phía Bắc Biển Đông.
Trong khi đó, cụm tàu sân bay tấn công USS John C.Stennis được điều động từ eo biển Surigao đi qua biển Mindanao và biển Sulu, sau đó cuối cùng chuyển hướng để vào Biển Đông.
Theo các thông tin từ lực lượng hải quân Mỹ, 2 cụm tàu sân bay tấn công có tổng cộng 10 chiến hạm và khoảng 150 máy bay cùng 12.600 quân nhân đi cùng.
Trước đó, 2 cụm tàu sân bay tấn công này của hải quân Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận tổng hợp với trọng tâm là tác chiến đối không, đối hải và chống ngầm ở vùng biển Philipines.
Lộ trình của cụm tàu sân bay tấn công USS John C Stennis của hải quân Mỹ đi qua chỉ cách thành phố Davao (Philippines)-nơi Trung Quốc sẽ chính thức ký kết văn bản thiết lập Tổng lãnh sự quán của nước này trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình từ ngày 20-21/11, chỉ khoảng 200 km là động thái hết sức đáng chú ý.
Điểm hội tụ cuối cùng của 2 cụm tàu sân bay tấn công của Mỹ là Biển Đông cũng là một chi tiết hết sức đáng quan tâm.
Các nhà phân tích cho rằng, việc Washington điều động trọng binh tới Biển Đông ngay trong thời gian diễn ra chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Philippines thể hiện ý đồ hết sức rõ rệt.
Trước khi điều động cụm tàu sân bay tới Biển Đông, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã phát đi thông điệp mạnh mẽ đối với Trung Quốc, cho rằng, nếu Trung quốc muốn tránh một cuộc Chiến tranh Lạnh với Mỹ và các đồng minh của Mỹ, thì Bắc Kinh cần phải thay đổi căn bản hành vi của mình, phải có sự thay đổi thực chất về kinh tế, quân sự và chính trị theo những yêu cầu mà phía Mỹ đưa ra.
Đáp lại bài phát biểu của Phó tổng thống Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu tại Hội nghị Diễn đàn Cấp cao hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 26 tại thủ đô Port Moresby (Papua New Guinea) nhấn mạnh: “Nếu đi theo con đường đối kháng, cho dù là Chiến tranh Lạnh, Chiến tranh Nóng hay chiến tranh thương mại, sẽ chẳng có ai là người thẳng cuộc thực sự. Quốc gia với quốc gia phải có sự đối đãi bình đẳng, thấu hiễu lẫn nhau, nếu không thông qua sự hiệp thương sẽ không thể giải quyết vấn đề”.
Ngọc Anh (theo Tiền Phong)
Bài về chủ đề Chiến tranh-Quân sự:
Ngày 19/11, hai cụm tàu sân bay tấn công của hải quân Mỹ đã xuất hiện tại vùng biển phía Bắc và phía Nam của Philipines để cùng hội tụ tại khu vực Biển Đông.
Cụ thể cụm tàu sân bay tấn công USS Ronald Reagan đã được điều động từ eo biển Balintang thuộc phía Bắc Philippines để đi vào vùng biển phía Bắc Biển Đông.
Trong khi đó, cụm tàu sân bay tấn công USS John C.Stennis được điều động từ eo biển Surigao đi qua biển Mindanao và biển Sulu, sau đó cuối cùng chuyển hướng để vào Biển Đông.
Theo các thông tin từ lực lượng hải quân Mỹ, 2 cụm tàu sân bay tấn công có tổng cộng 10 chiến hạm và khoảng 150 máy bay cùng 12.600 quân nhân đi cùng.
Trước đó, 2 cụm tàu sân bay tấn công này của hải quân Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận tổng hợp với trọng tâm là tác chiến đối không, đối hải và chống ngầm ở vùng biển Philipines.
Lộ trình của cụm tàu sân bay tấn công USS John C Stennis của hải quân Mỹ đi qua chỉ cách thành phố Davao (Philippines)-nơi Trung Quốc sẽ chính thức ký kết văn bản thiết lập Tổng lãnh sự quán của nước này trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình từ ngày 20-21/11, chỉ khoảng 200 km là động thái hết sức đáng chú ý.
Điểm hội tụ cuối cùng của 2 cụm tàu sân bay tấn công của Mỹ là Biển Đông cũng là một chi tiết hết sức đáng quan tâm.
➥ Tàu sân bay tấn công USS John C.Stennis.
Các nhà phân tích cho rằng, việc Washington điều động trọng binh tới Biển Đông ngay trong thời gian diễn ra chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Philippines thể hiện ý đồ hết sức rõ rệt.
Trước khi điều động cụm tàu sân bay tới Biển Đông, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã phát đi thông điệp mạnh mẽ đối với Trung Quốc, cho rằng, nếu Trung quốc muốn tránh một cuộc Chiến tranh Lạnh với Mỹ và các đồng minh của Mỹ, thì Bắc Kinh cần phải thay đổi căn bản hành vi của mình, phải có sự thay đổi thực chất về kinh tế, quân sự và chính trị theo những yêu cầu mà phía Mỹ đưa ra.
Đáp lại bài phát biểu của Phó tổng thống Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu tại Hội nghị Diễn đàn Cấp cao hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 26 tại thủ đô Port Moresby (Papua New Guinea) nhấn mạnh: “Nếu đi theo con đường đối kháng, cho dù là Chiến tranh Lạnh, Chiến tranh Nóng hay chiến tranh thương mại, sẽ chẳng có ai là người thẳng cuộc thực sự. Quốc gia với quốc gia phải có sự đối đãi bình đẳng, thấu hiễu lẫn nhau, nếu không thông qua sự hiệp thương sẽ không thể giải quyết vấn đề”.
Ngọc Anh (theo Tiền Phong)
Bài về chủ đề Chiến tranh-Quân sự: