Quốc gia suy vong, nhân tâm bại hoại có một phần trách nhiệm lớn của giáo dục trong đó có chính các giáo viên.
Câu chuyện ở Đại học Công nghiệp Hà Nội là một ví dụ.
📋 Tiền tỉ “chống trượt” đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội: Thay vì nâng cao chất lượng để đáp ứng chuẩn đầu ra môn tiếng Anh được quy định khắt khe bởi Bộ GDĐT, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tạo dựng các kỳ thi cấp chứng chỉ đầy dối trá.
… “Tàn nhẫn” ở chỗ, sinh viên nào không chịu đóng khoản phí “chống trượt” 1,9 triệu đồng/người thì sẽ “auto trượt” – như cách nói của sinh viên, hoặc sẽ “bị chấm theo cách khác” – như thừa nhận của chính các giảng viên.
Đẻ ra tiêu chuẩn, chứng chỉ không phải là để nâng cao chất lượng mà là để chặt chém, làm tiền. Thầy cô như vậy thì lấy đâu ra sự kính trọng tối thiểu để làm nghề.
Nếu nói là trên làm, xung quanh làm tôi không làm không được thì thật là vô lý vì họ có thể đi làm việc khác. So với các giáo viên khác thì giáo viên tiếng Anh là có khả năng “sống sót” cao nhất khi ra vỉa hè.
Người ta thế nào mình thế ấy là một thứ tư duy khốn khổ, khốn nạn làm vong thân không biết bao người cho dù là có học hay làm nghề “cao quý”.
Quy tất cả cho cơ chế, môi trường, miếng cơm manh áo là một cách để tránh đối diện với tòa án lương tâm và công luận. Né tránh sự phi lý và dấu hỏi có thể hiện lên bất cứ lúc nào ở trong lòng.
Nếu thanh tra tất cả các cơ sở giáo dục biết đâu sẽ còn lòi ra nhiều chỗ như ĐHCN ở trên. Cứ đi buýt, ở xóm trọ mà nghe sinh viên bình luận về thầy cô mà xem.
Phụ huynh cũng nên thay đổi nhận thức để bồi dưỡng cho con tinh thần thực học thay vì chạy theo danh vị, bằng cấp. Phụ huynh mà sa đọa trong tư duy về học thì sẽ làm cho con sai lầm ngay từ vạch xuất phát. Bây giờ có bao nhiêu sinh viên ở quê học xong đại học mà về vẫn đấm bố đòi đi xin việc, vẫn có tư duy hèn kém hơn cả người thất học (ví dụ việc nhà lương cao, ví dụ trách mình không cơ cơ, quan hệ, tiền để chạy...)
P.s. Nói thế không có nghĩa là không có nơi nào đó tốt hay các thầy cô đều xấu cả vì nếu không thì dân tộc này diệt vong rồi nhưng đấy là cái họa rất lớn. Trẻ em không còn tin vào giáo viên, sinh viên không còn tin vào giảng viên, nhà trường thì chuyện giáo dục chỉ là chuyện tầm phào.
Nguyễn Quốc Vương
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng:
Câu chuyện ở Đại học Công nghiệp Hà Nội là một ví dụ.
➥ Nườm nượp cảnh đóng tiền “chống trượt” tại khoa Ngoại ngữ, Đại học Công nghiệp Hà Nội.
➥ Bên trong một phòng thi “chống trượt” đầy dối trá, Đại học Công nghiệp Hà Nội..
➥ Sinh viên cho biết đề thi giống 80% những gì giảng viên cho học thuộc trước đó.
… “Tàn nhẫn” ở chỗ, sinh viên nào không chịu đóng khoản phí “chống trượt” 1,9 triệu đồng/người thì sẽ “auto trượt” – như cách nói của sinh viên, hoặc sẽ “bị chấm theo cách khác” – như thừa nhận của chính các giảng viên.
Đẻ ra tiêu chuẩn, chứng chỉ không phải là để nâng cao chất lượng mà là để chặt chém, làm tiền. Thầy cô như vậy thì lấy đâu ra sự kính trọng tối thiểu để làm nghề.
Nếu nói là trên làm, xung quanh làm tôi không làm không được thì thật là vô lý vì họ có thể đi làm việc khác. So với các giáo viên khác thì giáo viên tiếng Anh là có khả năng “sống sót” cao nhất khi ra vỉa hè.
Người ta thế nào mình thế ấy là một thứ tư duy khốn khổ, khốn nạn làm vong thân không biết bao người cho dù là có học hay làm nghề “cao quý”.
Quy tất cả cho cơ chế, môi trường, miếng cơm manh áo là một cách để tránh đối diện với tòa án lương tâm và công luận. Né tránh sự phi lý và dấu hỏi có thể hiện lên bất cứ lúc nào ở trong lòng.
Nếu thanh tra tất cả các cơ sở giáo dục biết đâu sẽ còn lòi ra nhiều chỗ như ĐHCN ở trên. Cứ đi buýt, ở xóm trọ mà nghe sinh viên bình luận về thầy cô mà xem.
Phụ huynh cũng nên thay đổi nhận thức để bồi dưỡng cho con tinh thần thực học thay vì chạy theo danh vị, bằng cấp. Phụ huynh mà sa đọa trong tư duy về học thì sẽ làm cho con sai lầm ngay từ vạch xuất phát. Bây giờ có bao nhiêu sinh viên ở quê học xong đại học mà về vẫn đấm bố đòi đi xin việc, vẫn có tư duy hèn kém hơn cả người thất học (ví dụ việc nhà lương cao, ví dụ trách mình không cơ cơ, quan hệ, tiền để chạy...)
P.s. Nói thế không có nghĩa là không có nơi nào đó tốt hay các thầy cô đều xấu cả vì nếu không thì dân tộc này diệt vong rồi nhưng đấy là cái họa rất lớn. Trẻ em không còn tin vào giáo viên, sinh viên không còn tin vào giảng viên, nhà trường thì chuyện giáo dục chỉ là chuyện tầm phào.
Nguyễn Quốc Vương
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng: