(Hãy thôi bàn về Trần Bắc Hà đi, an bài rồi. Túi tiền và nhất là sức khỏe các bạn quan trọng hơn.)
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đưa ra dự đoán sẽ thiếu điện từ năm 2020. An ninh năng lượng trở thành lý do để xin chủ trương tăng giá điện và triển khai thêm nhiệt điện than (tôi xin nhấn mạnh là nhiệt điện than).
Trước năm 2008, EVN cũng có một chiến dịch “than thở” tương tự về việc sẽ thiếu điện từ 2008. Thời điểm ấy cũng nhiều báo đăng và ít người tham gia mạng xã hội. Kết quả là không thiếu điện! Đến giờ, ngoài báo chí thì lý do an ninh năng lượng đã xuất hiện trên mạng xã hội để tăng giá điện và xin triển khai thêm nhiệt điện than.
Về tác hại của nhiệt điện than với môi trường và sinh kế, sức khỏe người dân đã bàn nhiều; nên xin phân tích về việc tăng giá điện, thứ sẽ ảnh hưởng đến toàn dân.
Giá điện khác giá xăng ở chỗ trước nay đã tăng thì không giảm. Vấn đề ở đây là việc tăng giá điện có hợp lý hay không? Cá nhân tôi cho là bất hợp lý vì các lý do cơ bản sau:
- Quy trình điều hành của EVN có vấn đề nghiêm trọng. Tập đoàn này từng nhiều lần hạch toán không đúng, làm tăng chi phí giá điện hàng trăm tỉ đồng. EVN chi hơn 1,6 triệu USD và hơn 467 triệu đồng để đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh cho cán bộ nhưng bằng cấp trường Tây “không biết có dỏm không?” lại chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận. Xe sang thì “ông kẹ” này mua sai quy định hơn 3 tỉ đồng. Hãi hùng hơn là EVN chi 600 tỉ để xây biệt thự và sân tenis rồi hạch toán luôn vào giá điện bắt dân trả. Biệt thự thì “nhớ” xây và xây nhanh nhưng hơn 550 tỉ đồng phí môi trường thì tập đoàn này lại “quên” đóng. Lương lãnh đạo EVN khi đó 3 tỉ/tháng cũng sai quy định và nó càng phản cảm hơn khi so với đồng lương của công nhân điện lực.
- Quy trình điều hành như vậy nhưng EVN lại từng đầu tư ngoài ngành 121.790 tỉ đồng vào khá nhiều dự án như bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, v.v… 2013, Chính phủ cũng phải buộc tập đoàn này thoái vốn khỏi các dự án đầu tư ngoài ngành. Vụ đầu tư EVN Telecom đã ngốn mất hơn 2.400 tỉ đồng và đại bại, rơi vào tay Viettel. Khả năng quản lý vốn của EVN cũng không hề tốt. Năm 2017, EVN bị thanh tra Bộ Tài chính kết luận và yêu cầu truy thu đến 1.900 tỉ đồng. Lấy 1 ví dụ về đầu tư, EVN có rất nhiều sai phạm về đấu thầu tại nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh) khiến dự án đội vốn “sơ sơ” 9.000 tỉ.
Lịch sử của quy trình điều hành và quản lý vốn tại EVN đã tạo ra những hậu quả không dễ khắc phục và thứ khắc phục dễ nhất chính là chia đều số nợ, số lỗ ấy cho toàn dân. Cách làm đơn giản nhất: Tăng giá điện!
Quay trở lại với các dự án nhiệt điện than và các bất hợp lý khác ngoài ô nhiễm. EVN chưa cho người dân cảm giác minh bạch về đầu tư tại các nhiệt điện than mà họ là chủ đầu tư. Họ cũng như các nhà đầu tư khác, phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cần công bố ĐTM dự án để người dân giám sát. EVN là tập đoàn nhà nước dùng vốn ngân sách để kinh doanh thì càng cần công bố các hạch toán giá điện trước nhân dân. Và yếu tố được các chuyên gia cảnh báo là công nghệ nhiệt điện than lạc hậu, gây ô nhiễm càng cần được công bố là nó đã hoạt động bao lâu từ thế kỷ trước, chất lượng nay ra sao, khấu hao ra sao, có xứng với những mức giá tỉ đô mua về không?
Nay EVN muốn xin 137.000 tỉ với lý do an ninh năng lượng. Đó là con số quá to, to đến khủng khiếp! Bội chi ngân sách 2 năm nay dưới thời Thủ tướng Phúc được kiểm soát, cũng không to đến vậy. Vậy thì cơ sở nào để EVN đảm bảo minh bạch cho số tiền khổng lồ ấy khi họ chi “nhỏ xíu” 31 tỉ đồng làm biển cảnh báo nhưng lại tính vào giá điện mà suốt 6 tháng trời từ giữa 2016 đến đầu 2017 vẫn không giải thích được?
“Đánh” dân bằng cách tăng giá điện, hạch toán bậy dễ dàng vì EVN “là một, là riêng, là duy nhất”! Vừa đòi tăng giá lại vừa muốn nhập công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm sao không xin số tiền ấy hỗ trợ toàn dân dùng đèn led và các công nghệ tiết kiệm điện, thân thiện với môi trường?
Tôi không thấy lạ khi có những tờ báo, những Facebookers đi “dọn đường” tăng giá cho EVN. Chỉ lạ là họ “dọn đường” cho một giải pháp không đúng cách thôi! Tiếp cận cái gốc vấn đề sai thì mọi thứ nối nhau sai hết...
Hãy nhớ cảnh báo của tôi: BOT nhiệt điện nếu bất hợp lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn BOT giao thông!
P.s.: May mà luật an ninh mạng còn chưa áp dụng. Áp dụng xong thì EVN và những đơn vị độc quyền tươmg tự sẽ đúng nghĩa “một mình một chợ” với những mặt hàng không thể trả giá tương tự như điện. Dân gánh hết!
*: Lấy ý từ câu “Ta là một, là riêng, là duy nhất” của Xuân Diệu trong bài Hy Mã Lạp Sơn.
Mai Quốc Ấn
Bài về chủ đề Thủ đoạn:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đưa ra dự đoán sẽ thiếu điện từ năm 2020. An ninh năng lượng trở thành lý do để xin chủ trương tăng giá điện và triển khai thêm nhiệt điện than (tôi xin nhấn mạnh là nhiệt điện than).
Trước năm 2008, EVN cũng có một chiến dịch “than thở” tương tự về việc sẽ thiếu điện từ 2008. Thời điểm ấy cũng nhiều báo đăng và ít người tham gia mạng xã hội. Kết quả là không thiếu điện! Đến giờ, ngoài báo chí thì lý do an ninh năng lượng đã xuất hiện trên mạng xã hội để tăng giá điện và xin triển khai thêm nhiệt điện than.
Về tác hại của nhiệt điện than với môi trường và sinh kế, sức khỏe người dân đã bàn nhiều; nên xin phân tích về việc tăng giá điện, thứ sẽ ảnh hưởng đến toàn dân.
➥ Bụi xỉ thành đống tại nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
➥ Bụi xỉ than của nhà máy đổ tràn lan, bay đầy vào nhà dân.
➥ Nhà chị Lê Thị Sen bị bụi xỉ bám làm ảnh hưởng đến việc làm ăn.
➥ Nhà ông Nguyễn Bị bị bụi xỉ bay bám đầy nhà.
- Quy trình điều hành của EVN có vấn đề nghiêm trọng. Tập đoàn này từng nhiều lần hạch toán không đúng, làm tăng chi phí giá điện hàng trăm tỉ đồng. EVN chi hơn 1,6 triệu USD và hơn 467 triệu đồng để đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh cho cán bộ nhưng bằng cấp trường Tây “không biết có dỏm không?” lại chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận. Xe sang thì “ông kẹ” này mua sai quy định hơn 3 tỉ đồng. Hãi hùng hơn là EVN chi 600 tỉ để xây biệt thự và sân tenis rồi hạch toán luôn vào giá điện bắt dân trả. Biệt thự thì “nhớ” xây và xây nhanh nhưng hơn 550 tỉ đồng phí môi trường thì tập đoàn này lại “quên” đóng. Lương lãnh đạo EVN khi đó 3 tỉ/tháng cũng sai quy định và nó càng phản cảm hơn khi so với đồng lương của công nhân điện lực.
- Quy trình điều hành như vậy nhưng EVN lại từng đầu tư ngoài ngành 121.790 tỉ đồng vào khá nhiều dự án như bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, v.v… 2013, Chính phủ cũng phải buộc tập đoàn này thoái vốn khỏi các dự án đầu tư ngoài ngành. Vụ đầu tư EVN Telecom đã ngốn mất hơn 2.400 tỉ đồng và đại bại, rơi vào tay Viettel. Khả năng quản lý vốn của EVN cũng không hề tốt. Năm 2017, EVN bị thanh tra Bộ Tài chính kết luận và yêu cầu truy thu đến 1.900 tỉ đồng. Lấy 1 ví dụ về đầu tư, EVN có rất nhiều sai phạm về đấu thầu tại nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh) khiến dự án đội vốn “sơ sơ” 9.000 tỉ.
Lịch sử của quy trình điều hành và quản lý vốn tại EVN đã tạo ra những hậu quả không dễ khắc phục và thứ khắc phục dễ nhất chính là chia đều số nợ, số lỗ ấy cho toàn dân. Cách làm đơn giản nhất: Tăng giá điện!
Quay trở lại với các dự án nhiệt điện than và các bất hợp lý khác ngoài ô nhiễm. EVN chưa cho người dân cảm giác minh bạch về đầu tư tại các nhiệt điện than mà họ là chủ đầu tư. Họ cũng như các nhà đầu tư khác, phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cần công bố ĐTM dự án để người dân giám sát. EVN là tập đoàn nhà nước dùng vốn ngân sách để kinh doanh thì càng cần công bố các hạch toán giá điện trước nhân dân. Và yếu tố được các chuyên gia cảnh báo là công nghệ nhiệt điện than lạc hậu, gây ô nhiễm càng cần được công bố là nó đã hoạt động bao lâu từ thế kỷ trước, chất lượng nay ra sao, khấu hao ra sao, có xứng với những mức giá tỉ đô mua về không?
Nay EVN muốn xin 137.000 tỉ với lý do an ninh năng lượng. Đó là con số quá to, to đến khủng khiếp! Bội chi ngân sách 2 năm nay dưới thời Thủ tướng Phúc được kiểm soát, cũng không to đến vậy. Vậy thì cơ sở nào để EVN đảm bảo minh bạch cho số tiền khổng lồ ấy khi họ chi “nhỏ xíu” 31 tỉ đồng làm biển cảnh báo nhưng lại tính vào giá điện mà suốt 6 tháng trời từ giữa 2016 đến đầu 2017 vẫn không giải thích được?
“Đánh” dân bằng cách tăng giá điện, hạch toán bậy dễ dàng vì EVN “là một, là riêng, là duy nhất”! Vừa đòi tăng giá lại vừa muốn nhập công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm sao không xin số tiền ấy hỗ trợ toàn dân dùng đèn led và các công nghệ tiết kiệm điện, thân thiện với môi trường?
Tôi không thấy lạ khi có những tờ báo, những Facebookers đi “dọn đường” tăng giá cho EVN. Chỉ lạ là họ “dọn đường” cho một giải pháp không đúng cách thôi! Tiếp cận cái gốc vấn đề sai thì mọi thứ nối nhau sai hết...
Hãy nhớ cảnh báo của tôi: BOT nhiệt điện nếu bất hợp lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn BOT giao thông!
P.s.: May mà luật an ninh mạng còn chưa áp dụng. Áp dụng xong thì EVN và những đơn vị độc quyền tươmg tự sẽ đúng nghĩa “một mình một chợ” với những mặt hàng không thể trả giá tương tự như điện. Dân gánh hết!
*: Lấy ý từ câu “Ta là một, là riêng, là duy nhất” của Xuân Diệu trong bài Hy Mã Lạp Sơn.
Mai Quốc Ấn
Bài về chủ đề Thủ đoạn: