Giáo viên ra lệnh cả lớp tát một học sinh 231 cái phải nhập viện. Mình hỏi Xu Sim, nếu giáo viên bắt con tát một bạn nào đó thì con sẽ làm gì?
Sim nói: “— Con không tát!”
“— Nếu không tát bạn thì cô tát con?”
“— Dù có bị phạt thì con cũng không tát bạn. Nếu cô giáo đánh con, con sẽ chạy”.
Xu nói: “— Con không tát! Con sẽ xin ra khỏi lớp.”
“— Nhưng nếu cô giáo không cho ra ngoài thì sao?”
“— Thì con sẽ tè ra quần, và xin đi ra nhà vệ sinh. Rồi ra khỏi lớp con sẽ chạy lên báo hiệu trưởng, và báo với mẹ”.
Cách của Xu Sim có thể chưa hoàn hảo, nhưng với những đứa trẻ yếu thế ở Việt Nam thì tạm chấp nhận được. Con các bạn có ý kiến gì không?
Gandhi, nhà tư tưởng Ấn Độ đã nói: “Quyền lực chỉ có sức mạnh khi chúng ta đồng ý với nó”.
Ước chi 23 bạn không đồng ý, thì bạn kia đã không bị tới 231 cái tát.
Hình phạt này thực sự quá vô nhân tính.
Cháu mình cũng từng bị một vụ tương tự. Đầu năm, cô giáo cho cháu mình làm phụ trách kỷ luật, cho phép tát bạn khác. Và tới khi cậu bị vi phạm nội quy thì cô cho bạn khác tát lại. Cái tát cháu mình bị nhận, vừa là do lệnh của cô, vừa là uất ức của cá nhân học sinh. Bằng hình phạt này cô giáo đã biến các học sinh trong lớp thành kẻ thù của nhau, chĩa súng vào nhau.
Không, không nên gọi nó là hình phạt, nên gọi đó là sự tra tấn ghê tởm. Thực sự là vô giáo dục, vô nhân đạo, khi trao cho lớp trưởng, lớp phó kỷ luật, rồi đội cờ đỏ, sao đỏ… quyền được đứng trên người khác, như mật thám, săm soi, bắt lỗi và phạt bạn bè. Mình thấy như thể thầy cô phục dựng lại trong lớp học những cuộc đấu tố cải cách ruộng đất năm xưa.
Tổn thương cho tất cả, hủy hoại nhân cách của tất cả. Cả bạn bị tát và cả bạn đi tát bạn kia, và cả mối quan hệ giữa bạn bè với nhau.
Quá độc ác!
Ngày 20/11 mình từng nói đừng gọi nghề giáo là nghề cao quý, đừng tung hô, đừng đẩy lên quá cao, đừng ép “tôn sư trọng đạo”, “tiên học lễ”. Họ là con người, bình thường. Và cũng như mọi người bình thường, họ cũng có lúc sai. Khi đó, nếu học sinh được dạy phải tuân thủ, phục tùng, thì cái sai đó sẽ bị đẩy tới mức độ kinh khủng. Như quả cầu tuyết, càng lăn xa càng to lên.
Mình nhớ khi chuyển Xu Sim qua học trường quốc tế, có bạn mình can ngăn, bảo những môi trường đó học sinh hỗn lắm, được tôn trọng nên tự do quá đà.
Cái đó mình lại chẳng sợ, mình còn thích. Phần lớn giáo viên nước ngoài sẽ khuyến khích học sinh phản biện, khuyến khích học sinh cãi, họ vui mừng khi thấy học sinh làm những điều ngoài kế hoạch, ngoài dự đoán của họ, vui khi học sinh nói viết ra những cái mà họ chưa biết…
Hệ thống công lập có biết là rất nhiều phụ huynh đang cắn răng trả gấp mấy chục lần học phí công lập, chỉ để con mình được cãi, để con mình không bị ép làm những con zombie, không bị ép làm những cừu im lặng không?
Thu Hà
Bài về chủ đề Trẻ em:
Sim nói: “— Con không tát!”
“— Nếu không tát bạn thì cô tát con?”
“— Dù có bị phạt thì con cũng không tát bạn. Nếu cô giáo đánh con, con sẽ chạy”.
Xu nói: “— Con không tát! Con sẽ xin ra khỏi lớp.”
“— Nhưng nếu cô giáo không cho ra ngoài thì sao?”
“— Thì con sẽ tè ra quần, và xin đi ra nhà vệ sinh. Rồi ra khỏi lớp con sẽ chạy lên báo hiệu trưởng, và báo với mẹ”.
Cách của Xu Sim có thể chưa hoàn hảo, nhưng với những đứa trẻ yếu thế ở Việt Nam thì tạm chấp nhận được. Con các bạn có ý kiến gì không?
➥ Bạo hành trẻ em là tội ác! Vì trẻ sẽ bị tổn thương rất lớn, rất khó lành nếu bị bạo hành
Gandhi, nhà tư tưởng Ấn Độ đã nói: “Quyền lực chỉ có sức mạnh khi chúng ta đồng ý với nó”.
Ước chi 23 bạn không đồng ý, thì bạn kia đã không bị tới 231 cái tát.
Hình phạt này thực sự quá vô nhân tính.
Cháu mình cũng từng bị một vụ tương tự. Đầu năm, cô giáo cho cháu mình làm phụ trách kỷ luật, cho phép tát bạn khác. Và tới khi cậu bị vi phạm nội quy thì cô cho bạn khác tát lại. Cái tát cháu mình bị nhận, vừa là do lệnh của cô, vừa là uất ức của cá nhân học sinh. Bằng hình phạt này cô giáo đã biến các học sinh trong lớp thành kẻ thù của nhau, chĩa súng vào nhau.
Không, không nên gọi nó là hình phạt, nên gọi đó là sự tra tấn ghê tởm. Thực sự là vô giáo dục, vô nhân đạo, khi trao cho lớp trưởng, lớp phó kỷ luật, rồi đội cờ đỏ, sao đỏ… quyền được đứng trên người khác, như mật thám, săm soi, bắt lỗi và phạt bạn bè. Mình thấy như thể thầy cô phục dựng lại trong lớp học những cuộc đấu tố cải cách ruộng đất năm xưa.
Tổn thương cho tất cả, hủy hoại nhân cách của tất cả. Cả bạn bị tát và cả bạn đi tát bạn kia, và cả mối quan hệ giữa bạn bè với nhau.
Quá độc ác!
Ngày 20/11 mình từng nói đừng gọi nghề giáo là nghề cao quý, đừng tung hô, đừng đẩy lên quá cao, đừng ép “tôn sư trọng đạo”, “tiên học lễ”. Họ là con người, bình thường. Và cũng như mọi người bình thường, họ cũng có lúc sai. Khi đó, nếu học sinh được dạy phải tuân thủ, phục tùng, thì cái sai đó sẽ bị đẩy tới mức độ kinh khủng. Như quả cầu tuyết, càng lăn xa càng to lên.
➥ Nếu bạn phó mặc con cái cho trường học thời buổi này, có thể bạn sẽ mất con đấy… Thế nên hãy dạy cho trẻ biết tư duy độc lập ngay từ trong gia đình.
Mình nhớ khi chuyển Xu Sim qua học trường quốc tế, có bạn mình can ngăn, bảo những môi trường đó học sinh hỗn lắm, được tôn trọng nên tự do quá đà.
Cái đó mình lại chẳng sợ, mình còn thích. Phần lớn giáo viên nước ngoài sẽ khuyến khích học sinh phản biện, khuyến khích học sinh cãi, họ vui mừng khi thấy học sinh làm những điều ngoài kế hoạch, ngoài dự đoán của họ, vui khi học sinh nói viết ra những cái mà họ chưa biết…
Hệ thống công lập có biết là rất nhiều phụ huynh đang cắn răng trả gấp mấy chục lần học phí công lập, chỉ để con mình được cãi, để con mình không bị ép làm những con zombie, không bị ép làm những cừu im lặng không?
Thu Hà
Bài về chủ đề Trẻ em: