❤️ Bia có khắc chữ “Tri ân linh mục Alexandre de Rhodes đã đóng góp to lớn trong việc tạo tác chữ quốc ngữ — chữ Việt viết theo ký tự Latinh” (We are very grateful to Father Alexandre de Rhodes who contributed greatly to the creation of chữ quốc ngữ, Vietnamese script using the Latin alphabet).
Cô bạn của tôi một hôm có tâm sự rằng sắp đi Iran. Tôi rất mừng vì chuyến đi của cô không phải là chuyến du ngoạn bình thường. Cô tham gia đoàn bao gồm 20 người Việt Nam từ 3 miền, có cả người từ hải ngoại để đặt bia tri ân linh mục Alexandre de Rhodes, cha đẻ của chữ quốc ngữ. ngài đã mất tại Ba Tư, và được chôn cất trong một nghĩa trang Công giáo của người Armenia ở ngoại ô thành cổ Esfahan, Iran.
➥ Bia mộ đơn sơ
Trước đoàn, đã có nhiều người Việt Nam tìm đường tới viếng mộ và đặt hoa tưởng niệm cha Alexandre de Rhodes. Nhưng mộ ông trong hình chưa có bia. Vì vậy lần này đoàn Việt Nam, do giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Viện trưởng Viện Vinh danh chữ quốc ngữ và Bảo tồn Tiếng Việt – Đại học Duy Tân Đà Nẵng) dẫn đầu đã làm một việc rất ý nghĩa, đó là đặt bia cho ngài, Tấm bia đá vượt gần 24 giờ bay đã được đoàn Việt Nam đem từ Quảng Nam nơi ngài lần đầu đặt chân đến Việt nam, và được được nghệ nhân làng đá Non Nước khắc in chân dung ngài và hình ảnh cuốn từ điển trứ danh của ngài. Với mong muốn từ nay sẽ mãi mãi đứng dưới chân ngài, đem đến cho ngài hơi ấm và lòng biết ơn sâu sắc của người Việt.
Bia có khắc chữ “Tri ân linh mục Alexandre de Rhodes đã đóng góp to lớn trong việc tạo tác chữ quốc ngữ — chữ Việt viết theo ký tự Latinh” (We are very grateful to Father Alexandre de Rhodes who contributed greatly to the creation of chữ quốc ngữ, Vietnamese script using the Latin alphabet).
Rất trân trọng tấm lòng của những ai đã có sáng kiến và quyên góp làm bia, những người đã tham gia chuyến đi. Mong chữ Việt được bảo tồn mãi mãi.
Nguyễn Thị Bích Hậu
Theo một số sử liệu, linh mục Alexandre de Rhodes — giáo sĩ Đắc-Lộ — sinh năm 1591. Một số sử liệu khác ghi năm 1593.
Đầu năm 1625, cha Alexandre cùng với 4 linh mục Dòng Tên và một tín hữu Nhật-Bản, cập bến Hội-An, gần Đà-Nẵng. Cha bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Thầy dạy tiếng Việt cho cha là một thiếu niên trạc tuổi 10-12. Đây là một cậu bé thông minh. Cha Đắc-Lộ vô cùng mộ mến khi nói về vị thầy tí hon:
- Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Cậu không hề có kiến thức gì về ngôn ngữ Châu Âu, thế mà, cũng trong vòng 3 tuần lễ này, cậu có thể hiểu tất cả những gì tôi muốn diễn tả và muốn nói với cậu. Đồng thời, cậu học đọc học viết tiếng La-tinh và có thể giúp lễ. Tôi hết sức ngạc nhiên trước trí khôn minh mẫn và trí nhớ dẻo dai của cậu bé. Sau đó, cậu trở thành thầy giảng giúp việc các cha thừa sai và là dụng cụ tông đồ hữu hiệu trong việc loan báo Tin Mừng nơi quê hương Việt Nam thân yêu của thầy và nơi vương quốc Lào láng giềng.
Từ đó, Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của cha Alexandre de Rhodes, tức giáo sĩ Đắc-Lộ. Tuy nhiên, duyên nợ của cha đối với quê hương Việt-Nam, không xuôi chảy và vẹn toàn. Cuộc đời truyền giáo thật bấp bênh và vô cùng trôi nổi. Trong vòng 20 năm, cha bị trục xuất đến 6 lần. Nhưng sau cả 6 lần ấy, cha đều tìm cách trở lại Việt Nam khi cơ hội cho phép. Sau này, khi vĩnh viễn từ biệt Việt Nam, cha đau đớn thú nhận:
- Trái tim tôi vẫn còn ở lại nơi đó!
Bài về chủ đề Lịch sử-Truyền thống: