Mùa lạnh dễ gây ra nhiễu loạn cho cơ thể. Cơ thể chúng ta thường khó có sự thích nghi kịp và dẫn tới đổ bệnh, trong số các bệnh hay gặp thì đau họng, viêm họng là biểu hiện đầu tiên khiến nhiều người khổ sở.
Theo PGS.TS. Phạm Bích Đào- Bộ môn Tai Mũi Họng (Trường Đại Học Y Hà Nội), Viêm họng là những viêm nhiễm tại họng, phía sau khoang miệng, thường biểu hiện đặc trưng bởi dấu hiệu “đau họng”. Biểu hiện đau rát họng hoặc nuốt khó cũng là các dấu hiệu của viêm họng. Tuy nhiên, đau họng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của người bệnh đến khám với bác sĩ. Viêm họng xuất hiện nhiều hơn ở mùa lạnh.
Theo BS Đào, thời gian ủ bệnh viêm họng trung bình 2-5 ngày. Tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà các biểu hiện khác nhau: đau, khô và ngứa họng. Ngoài ra, bệnh nhân hắt hơi, chảy mũi, đau đầu, ho, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt.
Đối với triệu chứng của bệnh bạch cầu hạt đơn nhân thì bệnh nhân có biểu hiện nổi hạch, sốt cao, đau cơ, kém ăn, ban đỏ. Đối với liên cầu có triệu chứng nuốt đau, nuốt khó. Niêm mạc họng đỏ, có những giả mạc trắng hoặc xám. Sốt, ớn lạnh, chán ăn, nôn, thay đổi cảm giác vị giác, toàn trạng thay đổi.
Thời gian diễn biến bệnh phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Thời gian có thể lây lan bệnh là từ lúc biểu hiện bệnh cho đến khi lui cơn sốt nếu do vi rút, Còn nếu do liên cầu, thời gian lây sẽ trong vòng 24 giờ kể từ khi dùng kháng sinh. Cảm lạnh thường kéo dài 10 ngày. Triệu chứng thường là sốt cao trong 3-5 ngày, nếu kết hợp với vi rút cúm, bệnh cũng kéo dài trong suốt thời gian bị bệnh này.
Cũng lưu ý, bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn thường có triệu chứng nặng hơn so với các nguyên nhân khác. Nguy hiểm hơn, nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới các biến chứng nhiễm trùng ở amidan, ở tai, máu, viêm thận và sốt thấp khớp. Sốt thấp khớp có thể dẫn tới đau khớp và viêm, phát ban thậm chí làm tổn hại cho van tim. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ thường gặp nhất là trẻ em từ 5 - 15 tuổi. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: họng đỏ, xuất hiện các mảng trắng ở amidan, sốt hoặc đau đầu, thỉnh thoảng có nổi ban, có thể kèm theo sưng nề hạch bạch huyết...
Khi bị viêm họng chăm sóc và điều trị tại nhà cũng cần được lưu ý. Nếu bệnh nhân bị viêm họng do vi rút cần chú ý uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Xúc họng bằng nước muối (1 thìa cà phê muối trong 50ml nước). Có thể dùng máy tạo ẩm, nghỉ ngơi cho tới khi thấy khỏe mạnh. Nếu đau họng có thể dùng thuốc ngậm họng để giảm đau và ngứa họng. Có thể dùng một số thuốc từ thiên nhiên để điều trị: mật ong, cam thảo, … BS Đào chia sẻ.
Chia sẻ về vấn đề ăn uống khi viêm họng, BS Đào cho biết, khi bị đau họng, gây cảm giác nóng rát và khó chịu làm uống hoặc ăn khó hơn, thậm chí gây tổn thương niêm mạc viêm của vùng họng. Vậy người bệnh cần sử dụng thực phẩm mềm và rất dễ nuốt, để hạn chế kích thích niêm mạc họng khi đang trong tình trạng sung huyết. Thực phẩm và đồ uống ấm cũng có thể giúp làm dịu cổ họng của bạn.
Một số loại thực phẩm bạn có thể ăn: Mì ống ấm, nấu chín, bao gồm mì ống và pho mát, bột yến mạch ấm, ngũ cốc nấu chín hoặc bột gan, cháo,rau nấu chín, khoai tây nghiền. Sữa. Món tráng miệng gelatin, sữa chua hoặc sữa chua nguyên chất với trái cây xay nhuyễn, các loại nước ép không chứa nước, chẳng hạn như nước nho hoặc nước ép táo.
Do có thể kích thích cổ họng của bạn nhiều hơn hoặc khó nuốt. Những thực phẩm này có thể bao gồm: Bánh quy,bánh mì giòn. Gia vị cay và nước sốt, nước ngọt, cà phê, rượu. Thực phẩm ăn nhẹ khô, chẳng hạn như khoai tây chiên, bánh quy, hoặc bỏng ngô, rau tươi sống, các loại trái cây có tính axit như cam, chanh, chanh, cà chua và bưởi.
Để phòng bệnh, BS Đào khuyến cáo, mọi người cần giữ ấm cơ thể nhất là thời tiết thay đổi lạnh đột ngột. Nhiệt độ thấp kèm với độ ẩm cao khiến cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm họng, viêm nhiễm các xoang. Giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc quần áo đủ ấm; ăn uống nóng. Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, mặc đủ ấm, đi tất, quàng khăn giữ ấm, tránh gió lạnh...
Khi có việc ra ngoài đường, nên hạn chế tiếp xúc không khí lạnh bằng việc đeo khẩu trang, vừa có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn vừa có tác dụng ủ ấm cho đường hô hấp trên. Giữ ấm cho tai cũng rất quan trọng.
Tránh dùng chung thức ăn, đồ uống và đồ dùng ăn uống, tiếp xúc với những người bị bệnh. Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi ho hoặc hắt hơi.
💉 Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu đau họng không hết sau 2 ngày, hãy đi khám bác sĩ. Hầu hết các bệnh viêm họng xảy ra do nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm, hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn. Nếu bị nhiễm khuẩn, bác sĩ phải kê toa thuốc kháng sinh. Đau cổ họng cũng có thể xảy ra do các yếu tố môi trường như dị ứng theo mùa, hít phải khói thuốc lá, hoặc thậm chí không khí khô. Những người ngáy cũng có thể bị đau họng.
Lê Hà (theo Sức khoẻ & Đời sống)
Bài về chủ đề Y tế-Sức khoẻ:
Theo PGS.TS. Phạm Bích Đào- Bộ môn Tai Mũi Họng (Trường Đại Học Y Hà Nội), Viêm họng là những viêm nhiễm tại họng, phía sau khoang miệng, thường biểu hiện đặc trưng bởi dấu hiệu “đau họng”. Biểu hiện đau rát họng hoặc nuốt khó cũng là các dấu hiệu của viêm họng. Tuy nhiên, đau họng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của người bệnh đến khám với bác sĩ. Viêm họng xuất hiện nhiều hơn ở mùa lạnh.
Theo BS Đào, thời gian ủ bệnh viêm họng trung bình 2-5 ngày. Tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà các biểu hiện khác nhau: đau, khô và ngứa họng. Ngoài ra, bệnh nhân hắt hơi, chảy mũi, đau đầu, ho, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt.
Đối với triệu chứng của bệnh bạch cầu hạt đơn nhân thì bệnh nhân có biểu hiện nổi hạch, sốt cao, đau cơ, kém ăn, ban đỏ. Đối với liên cầu có triệu chứng nuốt đau, nuốt khó. Niêm mạc họng đỏ, có những giả mạc trắng hoặc xám. Sốt, ớn lạnh, chán ăn, nôn, thay đổi cảm giác vị giác, toàn trạng thay đổi.
➥ Mùa lạnh dễ bị viêm họng.
Thời gian diễn biến bệnh phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Thời gian có thể lây lan bệnh là từ lúc biểu hiện bệnh cho đến khi lui cơn sốt nếu do vi rút, Còn nếu do liên cầu, thời gian lây sẽ trong vòng 24 giờ kể từ khi dùng kháng sinh. Cảm lạnh thường kéo dài 10 ngày. Triệu chứng thường là sốt cao trong 3-5 ngày, nếu kết hợp với vi rút cúm, bệnh cũng kéo dài trong suốt thời gian bị bệnh này.
Cũng lưu ý, bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn thường có triệu chứng nặng hơn so với các nguyên nhân khác. Nguy hiểm hơn, nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới các biến chứng nhiễm trùng ở amidan, ở tai, máu, viêm thận và sốt thấp khớp. Sốt thấp khớp có thể dẫn tới đau khớp và viêm, phát ban thậm chí làm tổn hại cho van tim. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ thường gặp nhất là trẻ em từ 5 - 15 tuổi. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: họng đỏ, xuất hiện các mảng trắng ở amidan, sốt hoặc đau đầu, thỉnh thoảng có nổi ban, có thể kèm theo sưng nề hạch bạch huyết...
Khi bị viêm họng chăm sóc và điều trị tại nhà cũng cần được lưu ý. Nếu bệnh nhân bị viêm họng do vi rút cần chú ý uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Xúc họng bằng nước muối (1 thìa cà phê muối trong 50ml nước). Có thể dùng máy tạo ẩm, nghỉ ngơi cho tới khi thấy khỏe mạnh. Nếu đau họng có thể dùng thuốc ngậm họng để giảm đau và ngứa họng. Có thể dùng một số thuốc từ thiên nhiên để điều trị: mật ong, cam thảo, … BS Đào chia sẻ.
Chia sẻ về vấn đề ăn uống khi viêm họng, BS Đào cho biết, khi bị đau họng, gây cảm giác nóng rát và khó chịu làm uống hoặc ăn khó hơn, thậm chí gây tổn thương niêm mạc viêm của vùng họng. Vậy người bệnh cần sử dụng thực phẩm mềm và rất dễ nuốt, để hạn chế kích thích niêm mạc họng khi đang trong tình trạng sung huyết. Thực phẩm và đồ uống ấm cũng có thể giúp làm dịu cổ họng của bạn.
Một số loại thực phẩm bạn có thể ăn: Mì ống ấm, nấu chín, bao gồm mì ống và pho mát, bột yến mạch ấm, ngũ cốc nấu chín hoặc bột gan, cháo,rau nấu chín, khoai tây nghiền. Sữa. Món tráng miệng gelatin, sữa chua hoặc sữa chua nguyên chất với trái cây xay nhuyễn, các loại nước ép không chứa nước, chẳng hạn như nước nho hoặc nước ép táo.
Do có thể kích thích cổ họng của bạn nhiều hơn hoặc khó nuốt. Những thực phẩm này có thể bao gồm: Bánh quy,bánh mì giòn. Gia vị cay và nước sốt, nước ngọt, cà phê, rượu. Thực phẩm ăn nhẹ khô, chẳng hạn như khoai tây chiên, bánh quy, hoặc bỏng ngô, rau tươi sống, các loại trái cây có tính axit như cam, chanh, chanh, cà chua và bưởi.
Để phòng bệnh, BS Đào khuyến cáo, mọi người cần giữ ấm cơ thể nhất là thời tiết thay đổi lạnh đột ngột. Nhiệt độ thấp kèm với độ ẩm cao khiến cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm họng, viêm nhiễm các xoang. Giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc quần áo đủ ấm; ăn uống nóng. Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, mặc đủ ấm, đi tất, quàng khăn giữ ấm, tránh gió lạnh...
Khi có việc ra ngoài đường, nên hạn chế tiếp xúc không khí lạnh bằng việc đeo khẩu trang, vừa có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn vừa có tác dụng ủ ấm cho đường hô hấp trên. Giữ ấm cho tai cũng rất quan trọng.
Tránh dùng chung thức ăn, đồ uống và đồ dùng ăn uống, tiếp xúc với những người bị bệnh. Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi ho hoặc hắt hơi.
Nếu đau họng không hết sau 2 ngày, hãy đi khám bác sĩ. Hầu hết các bệnh viêm họng xảy ra do nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm, hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn. Nếu bị nhiễm khuẩn, bác sĩ phải kê toa thuốc kháng sinh. Đau cổ họng cũng có thể xảy ra do các yếu tố môi trường như dị ứng theo mùa, hít phải khói thuốc lá, hoặc thậm chí không khí khô. Những người ngáy cũng có thể bị đau họng.
Lê Hà (theo Sức khoẻ & Đời sống)
Bài về chủ đề Y tế-Sức khoẻ: