Cầm quyển sách ném vào mặt chồng khi anh vừa bước chân vào cửa, chị Phương hỏi giọng xách mé: “Đi đâu mà giờ mới về nhà?”. Đưa ánh mắt mệt mỏi về phía vợ, chồng chị trả lời một cách cam chịu: “Cơ quan có việc đột xuất”... Thật khó tưởng tượng lại có cảnh như thế xảy ra trong gia đình, nơi mà người đàn ông vẫn được coi là trụ cột…
◪ Có tiền là có quyền?
Những bà vợ thích làm chồng như chị Phương đã tự ban cho mình mọi quyền hành và chèn ép chồng con không thương tiếc. Hai năm sau ngày cưới, từ khi được đề bạt chức trưởng phòng với thu nhập cao hơn chồng, chị Phương tự dưng thay đổi tính nết. Từ một phụ nữ dịu dàng, chị sinh ra gắt gỏng, hạch sách, bực bội và trút giận lên đầu anh Minh - chồng chị một cách vô cớ. Anh Minh tâm sự: “Bộc lộ và giải tỏa cảm xúc là quyền mỗi người, cái khác nhau nằm ở hình thức thể hiện. Không biết từ bao giờ cô ấy đã tước đi quyền làm chồng, làm cha, làm người đàn ông đúng nghĩa của tôi…”
Không chỉ tự ý trong tài chính, trong quan hệ họ hàng thân thích hoặc có những chuyện quan trọng, không ít người vợ còn cho mình tự quyền quyết định mọi việc lớn, nhỏ trong gia đình, coi chồng như người ngoài. Trong gia đình thiệt thòi lớn nhất của đàn ông là không được thỏa mãn cảm giác làm chủ, làm trụ cột gia đình. Họ thấy mình kém cỏi khi chính người vợ bỏ qua cảm nghĩ của chồng để tự ý làm những việc cần đến sự sẻ chia của cả hai người. Chỉ đến khi mọi chuyện đã rồi, những người trong cuộc mới hối hận thì đã muộn màng.
Trường hợp của Minh Hương là một ví dụ khi cô ngỡ ngàng nhận lá đơn ly hôn từ tay chồng mình. Tùng vốn là một kỹ sư tin học rất giỏi về chuyên môn xin vào làm ở công ty do Hương làm giám đốc. Vốn hiền lành, chịu khó lại tốt bụng, anh khiến bất cứ trái tim sắt đá nào cũng phải mềm lòng. Sau một năm yêu nhau họ đã trở thành người một nhà. Nhưng lấy nhau chẳng được bao lâu, mọi việc trong nhà Hương đều tự ý quyết định một mình, tài chính do Hương giữ, chồng cô chỉ có nhiệm vụ đi làm, đưa tiền cho vợ và giữ lại vài đồng uống nước. Cô mua đất, mua xe, chồng cũng chẳng biết, chỉ đến khi có người hỏi anh mới ngớ người. Ngay cả chuyện sinh hoạt vợ chồng, Hương cũng quy định cứng nhắc “tuần hai lần”, nhưng tình cảm, ham muốn đâu giống như cái máy để lập trình theo ý muốn. Thế rồi sau nhiều lần bị Hương sắp xếp từ việc ăn, uống, sinh hoạt, công việc, sở thích… Tùng đã không thể chịu đựng thêm được nữa và dọn ra ngoài ở. Rồi một buổi sáng đến cơ quan, Tùng đã gửi cho Hương một bức thư viết những cảm xúc vui buồn khi bên cô. Cuối cuốn sổ, có một dòng chữ làm Hương đau nhói: “Tôi cần một người vợ chứ không cần một thủ trưởng…!”. Hương ngỡ ngàng bởi hạnh phúc vuột khỏi tầm tay.
◪ Cả hai cùng làm chủ
Theo Tiến sỹ - bác sỹ tâm lý Hoàng Cẩm Tú, khi làm chủ về kinh tế, nhiều phụ nữ cho rằng họ có quyền quyết định mọi việc và trút giận lên người chồng bất cứ lúc nào. Trên thực tế, ngày càng có nhiều phụ nữ giỏi giang, thành đạt. Chuyện người vợ làm chủ lực kinh tế gia đình cũng không còn hiếm. Xét về thực chất, việc ai là trụ cột được quyết định ở giá trị tinh thần chứ không phải ở vật chất. Một người đàn ông không kiếm được nhiều tiền vẫn có thể là trụ cột nếu chứng tỏ được khả năng là chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Người phụ nữ dù tài giỏi đến đâu, khi ở nhà, cũng nên lui về đúng vị trí của một người vợ đảm đang, nết na và có một chút vâng phục chồng.
Bên cạnh đó, nếu người đàn ông phải lui về hậu phương để lo chuyện bếp núc, thì cũng không nên buồn, mặc cảm. Bởi công việc nào cũng có giá trị riêng, nếu người chồng vẫn làm tốt công việc của mình thì có quyền tự tin với vai trò trụ cột trong gia đình. Phải thừa nhận rằng có một số công việc thuộc về đàn ông như sửa chữa đồ đạc, xây dựng nhà cửa... Nếu người chồng chưa làm được hoặc làm chưa tốt thì người vợ cần khuyến khích hơn là trực tiếp làm. Đàn ông luôn cần nam tính và phụ nữ luôn cần nữ tính. Nếu người vợ ôm hết vào mình sẽ “lợi bất cập hại”, khiến người chồng tự ái và cảm thấy bị tổn thương. Thái độ và cách ứng xử tế nhị của người vợ sẽ giúp cho người chồng cảm thấy tự tin hơn. Tiền bạc chỉ là phương tiện duy trì cuộc sống chứ không phải là thước đo phẩm giá và quy định vai vế của các thành viên trong gia đình.
Cũng theo Tiến sỹ Hoàng Cẩm Tú, một mô hình gia đình mới hiện nay là cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình. Mọi vấn đề trong gia đình đều được đưa ra bàn bạc và tùy từng vấn đề mà người quyết định cuối cùng có thể là chồng hoặc vợ. Những ông chồng hiểu biết bao giờ cũng tôn trọng ý kiến vợ và ngược lại. Và chính những người đàn ông cũng “chán” cảnh phải làm chủ và quyết định một mình để rồi gánh trách nhiệm một mình.
Bảo Linh (theo ANTĐ)
Bài về chủ đề Hôn nhân-gia đình:
◪ Có tiền là có quyền?
Những bà vợ thích làm chồng như chị Phương đã tự ban cho mình mọi quyền hành và chèn ép chồng con không thương tiếc. Hai năm sau ngày cưới, từ khi được đề bạt chức trưởng phòng với thu nhập cao hơn chồng, chị Phương tự dưng thay đổi tính nết. Từ một phụ nữ dịu dàng, chị sinh ra gắt gỏng, hạch sách, bực bội và trút giận lên đầu anh Minh - chồng chị một cách vô cớ. Anh Minh tâm sự: “Bộc lộ và giải tỏa cảm xúc là quyền mỗi người, cái khác nhau nằm ở hình thức thể hiện. Không biết từ bao giờ cô ấy đã tước đi quyền làm chồng, làm cha, làm người đàn ông đúng nghĩa của tôi…”
Không chỉ tự ý trong tài chính, trong quan hệ họ hàng thân thích hoặc có những chuyện quan trọng, không ít người vợ còn cho mình tự quyền quyết định mọi việc lớn, nhỏ trong gia đình, coi chồng như người ngoài. Trong gia đình thiệt thòi lớn nhất của đàn ông là không được thỏa mãn cảm giác làm chủ, làm trụ cột gia đình. Họ thấy mình kém cỏi khi chính người vợ bỏ qua cảm nghĩ của chồng để tự ý làm những việc cần đến sự sẻ chia của cả hai người. Chỉ đến khi mọi chuyện đã rồi, những người trong cuộc mới hối hận thì đã muộn màng.
Trường hợp của Minh Hương là một ví dụ khi cô ngỡ ngàng nhận lá đơn ly hôn từ tay chồng mình. Tùng vốn là một kỹ sư tin học rất giỏi về chuyên môn xin vào làm ở công ty do Hương làm giám đốc. Vốn hiền lành, chịu khó lại tốt bụng, anh khiến bất cứ trái tim sắt đá nào cũng phải mềm lòng. Sau một năm yêu nhau họ đã trở thành người một nhà. Nhưng lấy nhau chẳng được bao lâu, mọi việc trong nhà Hương đều tự ý quyết định một mình, tài chính do Hương giữ, chồng cô chỉ có nhiệm vụ đi làm, đưa tiền cho vợ và giữ lại vài đồng uống nước. Cô mua đất, mua xe, chồng cũng chẳng biết, chỉ đến khi có người hỏi anh mới ngớ người. Ngay cả chuyện sinh hoạt vợ chồng, Hương cũng quy định cứng nhắc “tuần hai lần”, nhưng tình cảm, ham muốn đâu giống như cái máy để lập trình theo ý muốn. Thế rồi sau nhiều lần bị Hương sắp xếp từ việc ăn, uống, sinh hoạt, công việc, sở thích… Tùng đã không thể chịu đựng thêm được nữa và dọn ra ngoài ở. Rồi một buổi sáng đến cơ quan, Tùng đã gửi cho Hương một bức thư viết những cảm xúc vui buồn khi bên cô. Cuối cuốn sổ, có một dòng chữ làm Hương đau nhói: “Tôi cần một người vợ chứ không cần một thủ trưởng…!”. Hương ngỡ ngàng bởi hạnh phúc vuột khỏi tầm tay.
◪ Cả hai cùng làm chủ
Theo Tiến sỹ - bác sỹ tâm lý Hoàng Cẩm Tú, khi làm chủ về kinh tế, nhiều phụ nữ cho rằng họ có quyền quyết định mọi việc và trút giận lên người chồng bất cứ lúc nào. Trên thực tế, ngày càng có nhiều phụ nữ giỏi giang, thành đạt. Chuyện người vợ làm chủ lực kinh tế gia đình cũng không còn hiếm. Xét về thực chất, việc ai là trụ cột được quyết định ở giá trị tinh thần chứ không phải ở vật chất. Một người đàn ông không kiếm được nhiều tiền vẫn có thể là trụ cột nếu chứng tỏ được khả năng là chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Người phụ nữ dù tài giỏi đến đâu, khi ở nhà, cũng nên lui về đúng vị trí của một người vợ đảm đang, nết na và có một chút vâng phục chồng.
Bên cạnh đó, nếu người đàn ông phải lui về hậu phương để lo chuyện bếp núc, thì cũng không nên buồn, mặc cảm. Bởi công việc nào cũng có giá trị riêng, nếu người chồng vẫn làm tốt công việc của mình thì có quyền tự tin với vai trò trụ cột trong gia đình. Phải thừa nhận rằng có một số công việc thuộc về đàn ông như sửa chữa đồ đạc, xây dựng nhà cửa... Nếu người chồng chưa làm được hoặc làm chưa tốt thì người vợ cần khuyến khích hơn là trực tiếp làm. Đàn ông luôn cần nam tính và phụ nữ luôn cần nữ tính. Nếu người vợ ôm hết vào mình sẽ “lợi bất cập hại”, khiến người chồng tự ái và cảm thấy bị tổn thương. Thái độ và cách ứng xử tế nhị của người vợ sẽ giúp cho người chồng cảm thấy tự tin hơn. Tiền bạc chỉ là phương tiện duy trì cuộc sống chứ không phải là thước đo phẩm giá và quy định vai vế của các thành viên trong gia đình.
Cũng theo Tiến sỹ Hoàng Cẩm Tú, một mô hình gia đình mới hiện nay là cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình. Mọi vấn đề trong gia đình đều được đưa ra bàn bạc và tùy từng vấn đề mà người quyết định cuối cùng có thể là chồng hoặc vợ. Những ông chồng hiểu biết bao giờ cũng tôn trọng ý kiến vợ và ngược lại. Và chính những người đàn ông cũng “chán” cảnh phải làm chủ và quyết định một mình để rồi gánh trách nhiệm một mình.
Bảo Linh (theo ANTĐ)
Bài về chủ đề Hôn nhân-gia đình: