Tại Việt Nam, năm 2018 có 164.671 ca mới mắc ung thư, 114.871 trường hợp tử vong do bệnh ung thư. Hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư.
Thông tin do Bệnh viện K đưa ra tại Lễ phát động nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống bệnh ung thư tổ chức vào ngày 28/10. Trước đó, ngày 25/10 cũng vừa diễn ra hội nghị khoa học toàn quốc năm 2018 với chủ đề “Phòng chống các bệnh không lây nhiễm” do Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức.
Các sự kiện cung cấp nhiều thông tin, đồng thời các cảnh báo đối với hiện trạng căn bệnh ung thư tại Việt Nam và trên thế giới.
Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL), năm 2018 trên toàn thế giới có 18,1 triệu trường hợp mới mắc do bệnh ung thư và 9,6 triệu trường hợp tử vong do ung thư.
Tại Việt Nam, năm 2018 có 164.671 ca mới mắc ung thư, 114.871 trường hợp tử vong do bệnh ung thư. Hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư.
Thống kê trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người chết vì ung thư mỗi ngày. Hiện WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư thế giới (50 nước cao nhất thuộc top 1).
PGS.TS Bùi Diệu, nguyên Giám đốc Bệnh viện K nhận định một hiện trạng đáng lo ngại là số người mắc bệnh ung thư liên tục gia tăng trong gần 20 năm qua. Từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010, và dự báo vượt trên 190.000 ca vào năm 2020. Ông cho hay không chỉ số lượng người bệnh ung thư gia tăng mà chi phí điều trị các bệnh ung thư cũng liên tục gia tăng. Do đó việc phát hiện sớm các trường hợp mắc ung thư giúp cho việc điều trị đơn giản hơn và chi phí chỉ bằng 20% so với điều trị muộn.
Bác sĩ Phạm Thị Việt Hương, Bệnh viện K trung ương (Hà Nội), cũng cho biết không phải loại ung thư nào cũng gây chết người. Phần lớn ung thư có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị bài bản, kịp thời.
Hiện một số bác sĩ đã bắt đầu tự tin sử dụng cụm từ “chữa khỏi” khi điều trị một số căn bệnh ung thư. Để xác định khả năng sống sót của từng bệnh ung thư, các bác sĩ thường đưa ra tỷ lệ sống thêm 5 năm. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, con số sống trên 5 năm đã đủ đánh giá mức độ thành công của một phác đồ điều trị gần như 100%.
Có 7 loại ung thư dễ chữa khỏi nhất với tỷ lệ sống thêm 5 năm cao bao gồm ung thư cổ tử cung, vú, tinh hoàn, tiền liệt tuyến, da, tuyến giáp, hạch.
Các chuyên gia y tế khuyến nghị nên thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ. Nam giới ở độ tuổi từ 40-75 nên đi khám sức khỏe 3-6 tháng một lần. Đặc biệt, nam giới có những biểu hiện ho không rõ nguyên nhân hoặc những người hay tức ngực nên đi khám ngay, vì đây là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi.
Nữ giới, đặc biệt với những người trên 40 tuổi, khi nhận thấy kinh nguyệt thất thường cũng nên kiểm tra sức khỏe. Việc khám ngực có thể tự thực hiện tại nhà theo hướng dẫn để sớm phát hiện những biểu hiện bất thường.
Ngoài ra, các trường hợp tiền sử gia đình có người mắc ung thư cũng cần khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc để phát hiện sớm ung thư.
Nguyễn Quân (theo Trí Thức VN)
Bài về chủ đề Vấn đề-Tệ nạn:
➥ Bệnh nhi tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, 2015.
Thông tin do Bệnh viện K đưa ra tại Lễ phát động nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống bệnh ung thư tổ chức vào ngày 28/10. Trước đó, ngày 25/10 cũng vừa diễn ra hội nghị khoa học toàn quốc năm 2018 với chủ đề “Phòng chống các bệnh không lây nhiễm” do Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức.
Các sự kiện cung cấp nhiều thông tin, đồng thời các cảnh báo đối với hiện trạng căn bệnh ung thư tại Việt Nam và trên thế giới.
Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL), năm 2018 trên toàn thế giới có 18,1 triệu trường hợp mới mắc do bệnh ung thư và 9,6 triệu trường hợp tử vong do ung thư.
Tại Việt Nam, năm 2018 có 164.671 ca mới mắc ung thư, 114.871 trường hợp tử vong do bệnh ung thư. Hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư.
Thống kê trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người chết vì ung thư mỗi ngày. Hiện WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư thế giới (50 nước cao nhất thuộc top 1).
PGS.TS Bùi Diệu, nguyên Giám đốc Bệnh viện K nhận định một hiện trạng đáng lo ngại là số người mắc bệnh ung thư liên tục gia tăng trong gần 20 năm qua. Từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010, và dự báo vượt trên 190.000 ca vào năm 2020. Ông cho hay không chỉ số lượng người bệnh ung thư gia tăng mà chi phí điều trị các bệnh ung thư cũng liên tục gia tăng. Do đó việc phát hiện sớm các trường hợp mắc ung thư giúp cho việc điều trị đơn giản hơn và chi phí chỉ bằng 20% so với điều trị muộn.
Bác sĩ Phạm Thị Việt Hương, Bệnh viện K trung ương (Hà Nội), cũng cho biết không phải loại ung thư nào cũng gây chết người. Phần lớn ung thư có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị bài bản, kịp thời.
Hiện một số bác sĩ đã bắt đầu tự tin sử dụng cụm từ “chữa khỏi” khi điều trị một số căn bệnh ung thư. Để xác định khả năng sống sót của từng bệnh ung thư, các bác sĩ thường đưa ra tỷ lệ sống thêm 5 năm. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, con số sống trên 5 năm đã đủ đánh giá mức độ thành công của một phác đồ điều trị gần như 100%.
Có 7 loại ung thư dễ chữa khỏi nhất với tỷ lệ sống thêm 5 năm cao bao gồm ung thư cổ tử cung, vú, tinh hoàn, tiền liệt tuyến, da, tuyến giáp, hạch.
Các chuyên gia y tế khuyến nghị nên thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ. Nam giới ở độ tuổi từ 40-75 nên đi khám sức khỏe 3-6 tháng một lần. Đặc biệt, nam giới có những biểu hiện ho không rõ nguyên nhân hoặc những người hay tức ngực nên đi khám ngay, vì đây là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi.
Nữ giới, đặc biệt với những người trên 40 tuổi, khi nhận thấy kinh nguyệt thất thường cũng nên kiểm tra sức khỏe. Việc khám ngực có thể tự thực hiện tại nhà theo hướng dẫn để sớm phát hiện những biểu hiện bất thường.
Ngoài ra, các trường hợp tiền sử gia đình có người mắc ung thư cũng cần khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc để phát hiện sớm ung thư.
Nguyễn Quân (theo Trí Thức VN)
Bài về chủ đề Vấn đề-Tệ nạn: