Đang vào thu. Những cánh lá bắt đầu chuyển màu, rụng xuống. Chợt nhớ câu thơ của Nguyễn Trãi “Tuấn kiệt như sao buổi sớm/Nhân tài như lá mùa thu”, tôi vội tìm đến ông, Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, nguyên… Cuộc phỏng vấn chớp nhoáng dưới đây với ông liệu có níu được phần nào những chiếc lá ngừng rơi?
✒ Hiện tượng GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields toán học vừa qua có phải là đỉnh điểm của niềm tự hào về trí thức Việt Nam, thưa Giáo sư?
GS Chu Hảo: Thành tích của GS Ngô Bảo Châu vừa qua là rất đáng tự hào. Thế nhưng, mình tôi có cảm giác là trong việc này, Nhà nước chính quyền cũng như tâm lý xã hội Việt Nam ta đã đẩy hiện tượng đó lên một cách thái quá. Nhiều khi nó làm cho hình ảnh của riêng bản thân GS Ngô Bảo Châu cũng như của giới học thuật nói chung của Việt Nam bị hiểu lệch lạc đi và có phần ngộ nhận: Cứ như đấy là một thành tích do trí thông minh của người Việt ta và nền giáo dục Việt Nam tạo nên(?!). Và cứ như là những ai học giỏi và có đầu óc sáng tạo trong số chúng ta nếu được học tập và làm việc trong điều kiện ở nước ngoài tốt như thế cũng đều có thể trở thành một Ngô Bảo Châu(?!).
✒ Phải chăng vì thế mà Ngô Bảo Châu từng nhắc nhở chúng ta: Đừng tự hào vì chúng ta giỏi mà hãy tự hỏi vì sao ta giỏi mà vẫn nghèo?
GS Chu Hảo: Hình như không phải GS Ngô Bảo Châu là người đầu tiên nói câu này. Sự phát triển của đất nước không phải chỉ phụ thuộc vào những người có tài năng về khoa học. Có lẽ, điều quan trọng hơn là phải có những tài năng lãnh đạo chính trị xuất sắc. Đất nước mình hiện nay cần rất nhiều người tài, nhưng loại người tài nhất phải là những người lãnh đạo cao nhất ở các cấp. Cũng giống như thi hoa hậu thì phải có hoa hậu thôn, hoa hậu làng, hoa hậu tỉnh…Thứ hai là phải có những nhà doanh nghiệp giỏi. Trước Cách mạng Tháng Tám, chúng ta đã có một tầng lớp được gọi là tư sản dân tộc. Rất tiếc là ngay sau đó, tầng lớp này bị thui chột đi mất. Họ xuất thân từ những gia đinh có dòng dõi nối nghiệp sản xuất, kinh doanh rất xuất chúng. Nhưng trên hết là người ta có tinh thần tự tôn dân tộc. Ta có thể nhớ đến cụ Bạch Thái Bưởi, dám thành lập một đội tàu để cạnh tranh với tàu thuỷ của Pháp. Cụ sang tận Hambeurg (Đức) để mua tàu bằng tiền của gia đình mình về kinh doanh. Cụ Nguyễn Sơn Hà dám lập một hãng sơn nội địa để cạnh tranh với hãng sơn Nipon của Nhật. Rồi gia đình cụ Trịnh Văn Bô ở Hà Nội buôn bán rất giỏi, canh tranh ngang ngửa với các thương gia Pháp… Nay ta cần những người tài như thế trước đã, có họ thì sau mới cần những người tài về khoa học - công nghệ mới phát huy được tác dụng.
✒ Theo ông, làm thế nào để trọng dụng được người tài?
GS Chu Hảo: Rất dễ! Tôi có một quan điểm mà mọi người thường hay đùa gọi là “Lý thuyết một người”. Bất kể một dự án nào, cơ quan nào, hay bất kể một cấp lãnh đạo nào, bất kể trong công việc gì, chỉ cần một ngưòi lãnh đạo chịu trách nhiệm cao nhất ở nơi đó, công việc đó mà tài ba, lỗi lạc thì sự nghiệp đã thành công đến 60-70% rồi. Còn 30-40% nữa thì chính người đấy sẽ tập hợp được người tài khác để hoàn thành.
✒ Áp cái học thuyết này vào thực tế Việt Nam hiện nay được không, thưa giáo sư?
GS Chu Hảo: Không được! Vì hệ thống tuyển chọn nhân sự của mình ở trong các cơ quan Nhà nước, nơi có thể là cái nôi đào tạo ra các nhân tài trong lĩnh vực lãnh đạo chính trị, xã hội, đã bị cơ chế và quan điểm lựa chọn cán bộ làm cho những người thực sự tài trong lĩnh vực đó không thể xuất hiện được. Trước hết, đã từ lâu tồn tại cái gọi là thành phần chủ nghĩa. Chỉ những người xuất phát từ thành phần lao động chân tay mà người ta thường gọi là thành phần cơ bản. Nói một cách công bằng và thực tế thì phần lớn họ xuất thân từ những gia đình có truyền thống ít được học hành, nhưng tỏ ra mẫu mực và rất trung thành với chế độ, mới được cất nhắc vào những vị trí quan trọng trong bộ máy điều hành Nhà nước. Những người này thường không có đủ tầm về chuyên môn, nghiệp vụ, nhưng được coi là đáng tin cậy. chưa nói đến đạo đức và lương tâm. Không giỏi thì làm sao họ có thể chọn được người dưới quyền giỏi? Thậm chí họ còn có tâm lý ngại dùng người giỏi hơn mình. Cái nề nếp đó, cơ chế đó đã làm hại đất nước ta không biết bao nhiêu mà kể.
✒ Hình như câu chuyện này đang dần lui về dĩ vãng…?
GS Chu Hảo: Nó đang lùi, nhưng chậm quá! Ngoài lý do về quan điểm lập trường, cơ chế như tôi đã nói ở trên, thực trạng này còn do chúng ta đang mắc một sai lầm nghiêm trọng mà đến nay chưa được khắc phục. Đó là, đáng lý ra tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ ở các cấp uỷ Đảng khác hẳn với tiêu chuẩn để lựa chọn những người lãnh đạo ở các hệ thống hành chính, chuyên môn. Thế mà từ xưa đến nay, cứ hễ vào được cấp uỷ các cấp thì đương nhiên họ có thể được bổ nhiệm vào bất kể vị trí nào ở cấp chính quyền tương đương.
✒ Ông có thể nói rõ hơn về sự khác biệt này?
GS Chu Hảo: Khác chứ! Cấp uỷ của Đảng nói chung phải là những người trung thành với cách mạng, có lý lịch gia đình tốt. Còn những người làm công tác chuyên môn quản lý như trưởng, phó phòng… phải là những người có nghiệp vụ chuyên môn rất giỏi. Cách đây hơn 20 năm về trước, tôi đã từng bị phê phán vì đã phát biểu trong một đại hội Đảng ở cơ quan Trung ương, rằng đã đến lúc chúng ta không được đồng nhất quan niệm yêu CNXH với yêu nước. Rất nhiều người trên đất nước này máu đỏ da vàng, sinh ra, lớn lên hoặc gia đình cội rễ ở đây, nhưng vì lý do nào đó, người ta chưa tán thành CNXH, người ta vẫn có quyền được yêu cái đất nước này chứ? Đến bây giờ điều này đang bộc lộ ra những khiếm khuyết không thể chấp nhận được.
✒ Thế còn ông, một nguyên Thứ trưởng, có phải là sản phẩm của thực trạng khác biệt trong tiêu chí lựa chọn cán bộ này không?
GS Chu Hảo: Tôi nhận thấy chỉ mới cách đây hai ba nhiệm kỳ thôi, khoảng từ 10-15 năm trở về trước, tình trạng mua quan, bán chức, tình trạng con ông, cháu cha, tình trạng cứ phải lươn lẹo mới lên được chức này, chức kia ít hơn bây giờ nhiều. Thế hệ cùng với tôi như ông Đặng Hùng Võ, chúng tôi lên chức được đương nhiên là cũng phải có nhiều cố gắng trong công tác chuyên môn cũng như trong công tác quản lý của mình, nhưng vẫn cảm thấy mình vẫn là thứ những trường hợp ít nhiều ngoại lệ. Phần nữa là do chúng tôi tôi may mắn hơn nhiều đồng nghiệp. Người xưa thường nói “may hơn khôn mà”!
✒ Có một thực tế như là nghịch lý: Hồi xưa, thời cụ Hồ còn sống, có nhiều trí thức của chế độ cũ và trí thức Việt kiều rủ nhau theo nhau về nước phục vụ kháng chiến, xây dựng đất nước. Còn bây giờ thì ngược lại, ngay đến Ngô Bảo Châu cũng chỉ hứa hẹn với chúng ta chỉ có thể về nước sống làm việc chừng 3 tháng/năm. Ông có thể cắt nghĩa điều này?
GS Chu Hảo: Cụ Hồ là người yêu nước theo tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Cụ là người có tầm nhìn xa nên đã mời được hầu hết các trí thức yêu nước trong và ngoài nước ra làm việc vì lý tưởng xây dựng đất nước Việt nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu… Còn bây giờ thì… Có vẻ như chưa thấy có một người nào có tầm nhìn và dám sử dụng người tài như Cụ. Gần đây tôi hết sức kính trọng một người mà những năm cuối đời của ông, tôi có dịp được gần gũi, đó là ông Võ Văn Kiệt. Ông ấy là người dám sử dụng trí thức tài. Thế nhưng, ông Kiệt không có cương vị và tầm nhìn như Cụ Hồ. Cho nên, bây giờ GS Ngô Bảo Châu chỉ về nước mỗi năm 3 tháng để xây dựng Viện Toán cao cấp là quý lắm rồi.Thậm chí nếu không có điều kiện thì 12 tháng một lần, Châu về nước cũng quý Nước mình chưa có đủ điều kiện cần thiết để những người có tầm cỡ như GS Châu phát huy hết năng lực chuyên môn.
✒ Tôi muốn trở lại sự khác biệt về tiêu chí lựa chọn cán bộ giữa cấp uỷ và chính quyền ở ta hiện nay như ông vừa đề cập. Nếu cứ mãi như thế này thì khó có thể hy vọng người tài ở ta sẽ được trọng dụng một cách thực sự?
GS Chu Hảo: Trong điều kiện hiện nay, chỉ có một cách: Chính những người lãnh đạo cao nhất của Đảng, trong toàn bộ guồng máy của nội bộ Đảng phải nhận thức được điều bất hợp lý này thì mới có thể thay đổi được tình hình.
✒ Ông có thể nói một câu gì lạc quan hơn, hy vọng hơn một chút?
GS Chu Hảo: Có thể nói là mức độ dân chủ ở nước ta đang được phát triển dần cả ở trong và ngoài Đảng. Bằng chứng là chưa bao giờ chúng ta được nói, được viết thoải mái trong một số lĩnh vực (mà trước đây vẫn cho là “nhạy cảm”) như bây giờ. Mặc dù sự phát triển đó còn chậm lắm, thể chế còn gò bó lắm, nhưng những dấu hiệu đầu tiên về một xã hội dân sự lành mạnh đã xuất hiện. Tầng lớp trí thức tự nó sẽ hình thành và phát triển trong xã hội dân sự đó.
✒ Cảm ơn Giáo sư!
Trần Ngọc Kha thực hiện
Bài về chủ đề Phỏng vấn-Hỏi đáp:
✒ Hiện tượng GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields toán học vừa qua có phải là đỉnh điểm của niềm tự hào về trí thức Việt Nam, thưa Giáo sư?
GS Chu Hảo: Thành tích của GS Ngô Bảo Châu vừa qua là rất đáng tự hào. Thế nhưng, mình tôi có cảm giác là trong việc này, Nhà nước chính quyền cũng như tâm lý xã hội Việt Nam ta đã đẩy hiện tượng đó lên một cách thái quá. Nhiều khi nó làm cho hình ảnh của riêng bản thân GS Ngô Bảo Châu cũng như của giới học thuật nói chung của Việt Nam bị hiểu lệch lạc đi và có phần ngộ nhận: Cứ như đấy là một thành tích do trí thông minh của người Việt ta và nền giáo dục Việt Nam tạo nên(?!). Và cứ như là những ai học giỏi và có đầu óc sáng tạo trong số chúng ta nếu được học tập và làm việc trong điều kiện ở nước ngoài tốt như thế cũng đều có thể trở thành một Ngô Bảo Châu(?!).
✒ Phải chăng vì thế mà Ngô Bảo Châu từng nhắc nhở chúng ta: Đừng tự hào vì chúng ta giỏi mà hãy tự hỏi vì sao ta giỏi mà vẫn nghèo?
GS Chu Hảo: Hình như không phải GS Ngô Bảo Châu là người đầu tiên nói câu này. Sự phát triển của đất nước không phải chỉ phụ thuộc vào những người có tài năng về khoa học. Có lẽ, điều quan trọng hơn là phải có những tài năng lãnh đạo chính trị xuất sắc. Đất nước mình hiện nay cần rất nhiều người tài, nhưng loại người tài nhất phải là những người lãnh đạo cao nhất ở các cấp. Cũng giống như thi hoa hậu thì phải có hoa hậu thôn, hoa hậu làng, hoa hậu tỉnh…Thứ hai là phải có những nhà doanh nghiệp giỏi. Trước Cách mạng Tháng Tám, chúng ta đã có một tầng lớp được gọi là tư sản dân tộc. Rất tiếc là ngay sau đó, tầng lớp này bị thui chột đi mất. Họ xuất thân từ những gia đinh có dòng dõi nối nghiệp sản xuất, kinh doanh rất xuất chúng. Nhưng trên hết là người ta có tinh thần tự tôn dân tộc. Ta có thể nhớ đến cụ Bạch Thái Bưởi, dám thành lập một đội tàu để cạnh tranh với tàu thuỷ của Pháp. Cụ sang tận Hambeurg (Đức) để mua tàu bằng tiền của gia đình mình về kinh doanh. Cụ Nguyễn Sơn Hà dám lập một hãng sơn nội địa để cạnh tranh với hãng sơn Nipon của Nhật. Rồi gia đình cụ Trịnh Văn Bô ở Hà Nội buôn bán rất giỏi, canh tranh ngang ngửa với các thương gia Pháp… Nay ta cần những người tài như thế trước đã, có họ thì sau mới cần những người tài về khoa học - công nghệ mới phát huy được tác dụng.
✒ Theo ông, làm thế nào để trọng dụng được người tài?
GS Chu Hảo: Rất dễ! Tôi có một quan điểm mà mọi người thường hay đùa gọi là “Lý thuyết một người”. Bất kể một dự án nào, cơ quan nào, hay bất kể một cấp lãnh đạo nào, bất kể trong công việc gì, chỉ cần một ngưòi lãnh đạo chịu trách nhiệm cao nhất ở nơi đó, công việc đó mà tài ba, lỗi lạc thì sự nghiệp đã thành công đến 60-70% rồi. Còn 30-40% nữa thì chính người đấy sẽ tập hợp được người tài khác để hoàn thành.
✒ Áp cái học thuyết này vào thực tế Việt Nam hiện nay được không, thưa giáo sư?
GS Chu Hảo: Không được! Vì hệ thống tuyển chọn nhân sự của mình ở trong các cơ quan Nhà nước, nơi có thể là cái nôi đào tạo ra các nhân tài trong lĩnh vực lãnh đạo chính trị, xã hội, đã bị cơ chế và quan điểm lựa chọn cán bộ làm cho những người thực sự tài trong lĩnh vực đó không thể xuất hiện được. Trước hết, đã từ lâu tồn tại cái gọi là thành phần chủ nghĩa. Chỉ những người xuất phát từ thành phần lao động chân tay mà người ta thường gọi là thành phần cơ bản. Nói một cách công bằng và thực tế thì phần lớn họ xuất thân từ những gia đình có truyền thống ít được học hành, nhưng tỏ ra mẫu mực và rất trung thành với chế độ, mới được cất nhắc vào những vị trí quan trọng trong bộ máy điều hành Nhà nước. Những người này thường không có đủ tầm về chuyên môn, nghiệp vụ, nhưng được coi là đáng tin cậy. chưa nói đến đạo đức và lương tâm. Không giỏi thì làm sao họ có thể chọn được người dưới quyền giỏi? Thậm chí họ còn có tâm lý ngại dùng người giỏi hơn mình. Cái nề nếp đó, cơ chế đó đã làm hại đất nước ta không biết bao nhiêu mà kể.
✒ Hình như câu chuyện này đang dần lui về dĩ vãng…?
GS Chu Hảo: Nó đang lùi, nhưng chậm quá! Ngoài lý do về quan điểm lập trường, cơ chế như tôi đã nói ở trên, thực trạng này còn do chúng ta đang mắc một sai lầm nghiêm trọng mà đến nay chưa được khắc phục. Đó là, đáng lý ra tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ ở các cấp uỷ Đảng khác hẳn với tiêu chuẩn để lựa chọn những người lãnh đạo ở các hệ thống hành chính, chuyên môn. Thế mà từ xưa đến nay, cứ hễ vào được cấp uỷ các cấp thì đương nhiên họ có thể được bổ nhiệm vào bất kể vị trí nào ở cấp chính quyền tương đương.
✒ Ông có thể nói rõ hơn về sự khác biệt này?
GS Chu Hảo: Khác chứ! Cấp uỷ của Đảng nói chung phải là những người trung thành với cách mạng, có lý lịch gia đình tốt. Còn những người làm công tác chuyên môn quản lý như trưởng, phó phòng… phải là những người có nghiệp vụ chuyên môn rất giỏi. Cách đây hơn 20 năm về trước, tôi đã từng bị phê phán vì đã phát biểu trong một đại hội Đảng ở cơ quan Trung ương, rằng đã đến lúc chúng ta không được đồng nhất quan niệm yêu CNXH với yêu nước. Rất nhiều người trên đất nước này máu đỏ da vàng, sinh ra, lớn lên hoặc gia đình cội rễ ở đây, nhưng vì lý do nào đó, người ta chưa tán thành CNXH, người ta vẫn có quyền được yêu cái đất nước này chứ? Đến bây giờ điều này đang bộc lộ ra những khiếm khuyết không thể chấp nhận được.
✒ Thế còn ông, một nguyên Thứ trưởng, có phải là sản phẩm của thực trạng khác biệt trong tiêu chí lựa chọn cán bộ này không?
GS Chu Hảo: Tôi nhận thấy chỉ mới cách đây hai ba nhiệm kỳ thôi, khoảng từ 10-15 năm trở về trước, tình trạng mua quan, bán chức, tình trạng con ông, cháu cha, tình trạng cứ phải lươn lẹo mới lên được chức này, chức kia ít hơn bây giờ nhiều. Thế hệ cùng với tôi như ông Đặng Hùng Võ, chúng tôi lên chức được đương nhiên là cũng phải có nhiều cố gắng trong công tác chuyên môn cũng như trong công tác quản lý của mình, nhưng vẫn cảm thấy mình vẫn là thứ những trường hợp ít nhiều ngoại lệ. Phần nữa là do chúng tôi tôi may mắn hơn nhiều đồng nghiệp. Người xưa thường nói “may hơn khôn mà”!
✒ Có một thực tế như là nghịch lý: Hồi xưa, thời cụ Hồ còn sống, có nhiều trí thức của chế độ cũ và trí thức Việt kiều rủ nhau theo nhau về nước phục vụ kháng chiến, xây dựng đất nước. Còn bây giờ thì ngược lại, ngay đến Ngô Bảo Châu cũng chỉ hứa hẹn với chúng ta chỉ có thể về nước sống làm việc chừng 3 tháng/năm. Ông có thể cắt nghĩa điều này?
GS Chu Hảo: Cụ Hồ là người yêu nước theo tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Cụ là người có tầm nhìn xa nên đã mời được hầu hết các trí thức yêu nước trong và ngoài nước ra làm việc vì lý tưởng xây dựng đất nước Việt nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu… Còn bây giờ thì… Có vẻ như chưa thấy có một người nào có tầm nhìn và dám sử dụng người tài như Cụ. Gần đây tôi hết sức kính trọng một người mà những năm cuối đời của ông, tôi có dịp được gần gũi, đó là ông Võ Văn Kiệt. Ông ấy là người dám sử dụng trí thức tài. Thế nhưng, ông Kiệt không có cương vị và tầm nhìn như Cụ Hồ. Cho nên, bây giờ GS Ngô Bảo Châu chỉ về nước mỗi năm 3 tháng để xây dựng Viện Toán cao cấp là quý lắm rồi.Thậm chí nếu không có điều kiện thì 12 tháng một lần, Châu về nước cũng quý Nước mình chưa có đủ điều kiện cần thiết để những người có tầm cỡ như GS Châu phát huy hết năng lực chuyên môn.
✒ Tôi muốn trở lại sự khác biệt về tiêu chí lựa chọn cán bộ giữa cấp uỷ và chính quyền ở ta hiện nay như ông vừa đề cập. Nếu cứ mãi như thế này thì khó có thể hy vọng người tài ở ta sẽ được trọng dụng một cách thực sự?
GS Chu Hảo: Trong điều kiện hiện nay, chỉ có một cách: Chính những người lãnh đạo cao nhất của Đảng, trong toàn bộ guồng máy của nội bộ Đảng phải nhận thức được điều bất hợp lý này thì mới có thể thay đổi được tình hình.
✒ Ông có thể nói một câu gì lạc quan hơn, hy vọng hơn một chút?
GS Chu Hảo: Có thể nói là mức độ dân chủ ở nước ta đang được phát triển dần cả ở trong và ngoài Đảng. Bằng chứng là chưa bao giờ chúng ta được nói, được viết thoải mái trong một số lĩnh vực (mà trước đây vẫn cho là “nhạy cảm”) như bây giờ. Mặc dù sự phát triển đó còn chậm lắm, thể chế còn gò bó lắm, nhưng những dấu hiệu đầu tiên về một xã hội dân sự lành mạnh đã xuất hiện. Tầng lớp trí thức tự nó sẽ hình thành và phát triển trong xã hội dân sự đó.
Trần Ngọc Kha thực hiện
Bài về chủ đề Phỏng vấn-Hỏi đáp: