Vung tiền đốt vàng mã, dè sẻn mua sách truyện cho trẻ em

“Mỗi năm hàng tỉ đồng tiền thật đã cháy thành tro” – đây là cách ví von cho hiện tượng người Việt ngày càng chi nhiều tiền để mua và coi việc đốt vàng mã như một hình thức “giao tiếp” với người cõi âm và phương tiện xin xỏ thánh thần. / Đây là một nghiên cứu mà TS Nguyễn Việt Cường - giảng viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân - vừa công bố, với những so sánh thú vị nhân việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra công văn yêu cầu Phật tử hạn chế đốt vàng mã trong các chùa chiền, cơ sở thờ tự của Phật giáo. Source: https://laodong.vn/ban-doc/vung-tien-dot-vang-ma-de-sen-mua-sach-truyen-cho-tre-em-594845.ldo
Đốt vàng mã đang trở thành vấn đề gây nhiều ý kiến trái chiều trong xã hội.
“Mỗi năm hàng tỉ đồng tiền thật đã cháy thành tro” – đây là cách ví von cho hiện tượng người Việt ngày càng chi nhiều tiền để mua và coi việc đốt vàng mã như một hình thức “giao tiếp” với người cõi âm và phương tiện xin xỏ thánh thần.

Đốt vàng mã đang trở thành vấn đề gây nhiều ý kiến trái chiều trong xã hội.
Đốt vàng mã đang trở thành vấn đề gây nhiều ý kiến trái chiều trong xã hội.

◪ Chi đồ cúng lễ nhiều gấp 8 lần sách truyện trẻ em

Đây là một nghiên cứu mà TS Nguyễn Việt Cường - giảng viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân - vừa công bố, với những so sánh thú vị nhân việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra công văn yêu cầu Phật tử hạn chế đốt vàng mã trong các chùa chiền, cơ sở thờ tự của Phật giáo.

Theo TS Nguyễn Việt Cường, trong số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê có câu hỏi về số tiền mà hộ gia đình chi bình quân trong 30 ngày qua cho việc đồ cúng lễ. Số tiền này chỉ là tiền mua vàng mã, hương hoa và đồ cúngkẹo, quả hay thịt cá dùng để cúng lễ).

Khảo sát được thực hiện vào 5 tháng trong năm, không bao gồm tháng Tết. Kết quả cho thấy bình quân một hộ gia đình nước ta chi 574.000 đồng cho cúng lễ vào năm 2012 và con số này tăng lên 654.000 đồng vào năm 2016.

Sau đó, TS Nguyễn Việt Cường đã nhân con số trên với tổng số hộ trên cả nước của từng năm và thu được các con số khiến nhiều người giật mình: Tổng mức chi tiêu cho cúng lễ là khoảng 13.000 tỉ đồng năm 2012 và tăng lên 16.000 tỉ đồng năm 2016.

Cũng theo tính toán của TS Cường, chi tiêu cho đồ cúng của cả nước cao gấp gần 8 lần chi tiêu cho đồ chơi và sách truyện cho trẻ em (không bao gồm sách giáo khoa).

“Tín ngưỡng là quan trọng nhưng chi tiêu ra sao cho hợp lý cũng quan trọng không kém. Thay vì lãng phí quá nhiều tiền vào vàng mã hay đồ cúng lễ, chúng ta nên mua thêm sách truyện cho trẻ nhỏ” - TS Cường kêu gọi.

◪ Người Việt đang làm biến tướng tục đốt vàng mã

Những ngày qua, hàng vạn du khách thập phương đã đổ về đền Bà Chúa Kho (phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh) để “đốt tiền thật vay tiền ảo”, mong được làm “con nợ” bà Chúa. Rồi cứ cuối năm sẽ lại tấp nập người đến, mang theo xe lớn, xe bé vàng mã để đốt, lễ tạ và cầu mong năm mới phát tài.

Có nhiều năm nghiên cứu về tôn giáo, văn hóa, GS.TS Đỗ Quang Hưng – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo khẳng định việc đốt vàng mã khi mới ra đời là một việc làm rất tiến bộ, mang ý nghĩa tốt đẹp, nhưng qua thời gian nó đã bị con người làm biến tướng, trở thành một hủ tục.

“Bản thân việc đốt vàng mã là việc đốt hình nhân thế mạng thay người thật trong các tôn giáo của phương Tây, phương Đông trước đây. Khi nhà Hán của Trung Quốc nghĩ ra việc này, nó mang ý nghĩa thay cho việc hiến sinh người thật để tế thần. Chỉ đến khi đời sống con người khá lên thì lại làm nó bị biến tướng, biến nó trở thành phương tiện để xin xỏ thánh thần” - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo khẳng định.

Giải thích rõ hơn về nguồn gốc của tập tục đốt vàng mã, PGS.TS Trần Lâm Biền cho biết thực tế tục này không phải của Việt Nam mà có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cụ thể, lịch sử Trung Quốc ghi lại vào trước thế kỷ thứ 6, khi các vua chúa chết đi thường chôn theo những người thân cận và vật sử dụng khi sống.

Sau đó, vào thời Đường, người ta đã nghĩ ra người hình nhân thế mạng để chôn thay cho người sống. Sau đó, do sự ảnh hưởng về văn hóa nên tục đốt vàng mã lan dần sang nước ta. Vì người Việt còn có suy nghĩ “tốt lễ dễ kêu” nên làm biến tướng tục này.

◪ Người dân nên thay đổi nhận thức

Hiện nay, mảng kinh doanh vàng mã mang lại lợi nhuận rất lớn cho nhiều doanh nghiệp. Việc sản xuất các mặt hàng vàng mã cũng đem lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn người dân tại nhiều làng nghề khắp trong Nam ngoài Bắc. Trong trường hợp, quy định hạn chế đốt vàng mã trong các chùa chiền của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có kết quả, người dân thay đổi dần thói quen, cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhiều người lâu nay coi việc làm vàng mã là “nghề kiếm cơm”.

Nhận định về điều này, GS.TS Đỗ Quang Hưng cho rằng, khi nhu cầu cúng lễ, đốt vàng mã của người dân quá lớn, việc hình thành các làng nghề sản xuất mặt hàng này là tất yếu. Nhưng đứng về phương diện xã hội, việc điều chỉnh một ngành nghề là điều hết sức bình thường. Trước đây có những làng nghề sản xuất pháo, nhưng khi Nhà nước có chủ trương cấm đốt pháo, người dân cũng đã thay đổi mô hình sản xuất, thay đổi nhận thức. Vì thế việc quan trọng nhất là cần tuyên truyền để người dân thấy đây là một hủ tục, cần thay đổi để xã hội văn minh hơn.
“Bản thân việc đốt vàng mã là việc đốt hình nhân thế mạng thay người thật trong các tôn giáo của phương Tây, phương Đông trước đây. Khi nhà Hán của Trung Quốc nghĩ ra việc này, nó mang ý nghĩa thay cho việc hiến sinh người thật để tế thần. Chỉ đến khi đời sống con người khá lên thì lại làm nó bị biến tướng, biến nó trở thành phương tiện để xin xỏ thánh thần!”

GS.TS Đỗ Quang Hưng - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo.

Trong khi đó Thượng tọa Thích Nhật Từ - Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo TPHCM cho rằng các tăng ni cần kiên quyết loại bỏ tục đốt vàng mã, mê tín dị đoan ra khỏi chùa chiền. Ông cũng đưa ra lời khuyên với người dân: “Nếu chỉ dựa vào lời nguyện đơn thuần mà đạt được kết quả thì trên đời này không ai thất bại trong sự nghiệp. Với tổng số tiền mà người dân mua vàng mã mang vào chùa đốt có thể nuôi được hàng triệu người Việt nghèo khó. Làm như vậy sẽ gieo duyên tốt, phù hợp với luật nhân quả”.

Trên thực tế, tại ngôi chùa Liên Hoa ở TPHCM, nhiều năm sư trụ trì đã có chủ trương khuyến khích Phật tử không đốt vàng mã trong chùa mà nên dành tiền đó để làm từ thiện. Kết quả là, năm 2016, số tiền đóng góp từ việc không đốt vàng mã là hơn 2 tỉ đồng, đến năm 2017, số tiền này đã tăng lên 3,7 tỉ đồng và được dùng giúp đỡ người nghèo.

Để thay đổi thói quen đốt vàng mã rõ ràng không phải việc ngày một ngày hai, nhưng theo TS Trần Hữu Sơn - Phó chủ tịch thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam - nếu cơ quan nhà nước kiên quyết, các cơ sở thờ tự làm nghiêm, truyền thông tích cực tuyên truyền, sớm muộn người dân cũng sẽ thay đổi nhận thức.

Đặng Chung (theo Lao Động)
Bài về chủ đề Cảnh báo:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ