Số tiền mua rượu bia 1 năm có thể nuôi sống 21 triệu người

Với mức chi trung bình cho rượu bia là 733.058 đồng/hộ, tổng chi tiêu cho rượu bia của Việt Nam là 16.372 tỷ đồng, số tiền này có thể mua 1.700.000 tấn gạo (giá năm 2010) đủ để nuôi sống gần 21 triệu người/năm. / Đây là thông tin được Ths. Bs. Phạm Hoàng Anh (Tổ chức Health Bridge Canada tại Việt Nam) nêu ra tại Hội thảo “Rượu bia, nghèo khổ và quỹ nâng cao sức khỏe” do Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam phối hợp với Liên minh Phòng chống các bệnh Không lây nhiễm Việt Nam tổ chức vào sáng nay 29/8. Source: https://infonet.vn/so-tien-mua-ruou-bia-1-nam-co-the-nuoi-song-21-trieu-nguoi-post273095.info Ths. Bs Phạm Hoàng Anh (Tổ chức Health Bridge Canada tại Việt Nam)
Với mức chi trung bình cho rượu bia là 733.058 đồng/hộ, tổng chi tiêu cho rượu bia của Việt Nam là 16.372 tỷ đồng, số tiền này có thể mua 1.700.000 tấn gạo (giá năm 2010) đủ để nuôi sống gần 21 triệu người/năm.

Ths. Bs Phạm Hoàng Anh (Tổ chức Health Bridge Canada tại Việt Nam)
Ths. Bs Phạm Hoàng Anh (Tổ chức Health Bridge Canada tại Việt Nam)

Đây là thông tin được Ths. Bs. Phạm Hoàng Anh (Tổ chức Health Bridge Canada tại Việt Nam) nêu ra tại Hội thảo “Rượu bia, nghèo khổ và quỹ nâng cao sức khỏe” do Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam phối hợp với Liên minh Phòng chống các bệnh Không lây nhiễm Việt Nam tổ chức vào sáng nay 29/8.

◪ Việt Nam đứng thứ 29 trên thế giới về sử dụng rượu bia

Tổ chức Y tế thế giới đánh giá, Việt Nam là nước đang phát triển, chỉ số phát triển con người chỉ đứng thứ 116/182 trên thế giới; tuy nhiên chỉ số sử dụng rượu bia lại đang đứng thứ 2 thuộc các nước Đông Nam A, đứng thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới. Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nước ta đang ở mức đáng báo động, chi phí cho tiêu thụ bia của Việt Nam khoảng 3,4 tỷ USD/năm, chiếm gần 3% số thu ngân sách cả nước, bình quân khoảng hơn 300 USD/người/năm.

Đáng lưu ý rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của 30 bệnh (loạn thần do rượu, bệnh lý cơ tim, viêm dạ dày…). Rượu bia cũng là nguyên nhân cấu thành của 200 loại bệnh tật và chấn thương (bệnh đường tiêu hóa, ung thư, tim mạch).

Trên thế giới, rượu bia là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, trong đó gây ra 20% ca tử vong do tai nạn giao thông; 30% ca tử vong do ung thư thực quản, ung thư gan, động kinh và giết người; 50% ca tử vong do xơ gan.

Tại Việt Nam, WHO cũng chỉ ra rằng sử dụng rượu bia gây ra 12% số trường hợp tử vong cả nước; là yếu tố nguy cơ thứ 2 trong 10 nguy cơ gây tàn tật và tử vong tại hàng đầu Việt Nam.

Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Y tế, bia rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông (chiếm 60%), gây bạo lực gia đình, mất an toàn trật tự xã hội (30%).

Minh họa cho điều này, tại Hội thảo, ông Bùi Đức Hạnh, trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Hà Nam cho biết, tình hình tai nạn giao thông có liên quan đến sử dụng rượu bia có xu hướng gia tăng, nhất là thời điểm nghỉ Lễ, Tết. Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh xảy ra 99 vụ tai nạn, va chạm giao thông, làm chết 61 người, bị thương 62 người, trong đó có 16 vụ tai nạn có nguyên nhân do người điều khiển phương tiện sử dụng đồ uống có cồn trước khi tham gia giao thông, làm chết 11 người, bị thương 14 người.

◪ Rượu bia làm nghèo hóa

Cũng tại hội thảo bà Phạm Hoàng Anh (Tổ chức Health Bridge Canada tại Việt Nam) cho biết: Với mức chi trung bình cho rượu bia là 733.058 đồng/hộ, tổng chi tiêu cho rượu bia của Việt Nam là 16.372 tỷ đồng. Tổng số tiền này có thể 1.700.000 tấn gạo (giá năm 2010) đủ để nuôi sống gần 21 triệu người/năm.

“Nếu số tiền mua rượu bia được dùng mua xe máy thì có thêm 12,5% hộ nghèo hiện chưa có xe máy được sử dụng phương tiện đi lại phổ biến này.

Trong khi những người uống rượu bia ở các gia đình sống dưới ngưỡng nghèo uống 2 cốc rượu bia/5 ngày thì trẻ em trong các gia đình này uống chưa đến 1 cốc sữa/năm.

Nếu số tiền mua rượu bia ở các gia đình này được dùng mua sữa thì trẻ em sẽ được uống 1 cốc sữa/3 ngày thay vì ít hơn 1 cốc sữa/ năm”, bà Hoàng Anh nhấn mạnh.

Trước thực trạng này, bà Hoàng Anh kiến nghị cần ban hành Luật PCTHRB với các biện pháp kiểm soát mạnh đã được chứng minh hiệu quả (tăng thuế, hạn chế quảng cáo, hạn chế sự tiếp cận của rượu bia).

Đặc biệt, TS  Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm RTCCD, trưởng khoa khoa học sức khở ĐH Tây Bắc cũng góp ý sâu thêm về nội dung “sự cần thiết thực hiện kiểm soát quảng cáo, hạn chế tài trợ với các loại rượu, bia dưới 15 độ”. Bởi theo TS Trần Tuấn, hiện nay tồn tại khoảng trống luật pháp trong nước về kiểm soát quảng cáo, tài trợ của các doanh nghiệp với các loại rượu bia dưới 15 độ trên cả phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, dẫn đến thực tế các sản phẩm rượu, bia dưới 15 độ đã và đang được quảng cáo như hàng hóa thông thường; hướng đến cả trẻ em, thanh thiếu niên.

“Đây chính là một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự lan rộng và gia tăng nhanh tỷ lệ, mức độ sử dụng rượu, bia trong thời gian qua-nhất là sử dụng rượu, bia ở mức có hại. Hoạt động quảng cáo tài trợ thiếu kiểm soát với bia, rượu dưới 15 độ trong thời gian qua không chỉ bất lợi cho sự phát triển toàn diện trẻ em, mà còn tạo ra nguy cơ gia tăng hành vi vi phạm pháp luật, nhất là ở thanh thiếu niên. Việc hạn chế quảng cáo đã được chứng minh là hiệu quả trong giảm tiêu thụ, giảm tác hại của rượu, bia nên đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên áp dụng như là biện pháp ưu tiên”, ông Tuấn kiến nghị.
Bà Hoàng Anh nhấn mạnh về mối tương quan giữa rượu bia với giá thành một số loại thực phẩm. Theo đó, 1 lít bia hơi bằng 3,8 quả trứng gà tương đương 1,1kg gạo tẻ và bằng 2,3 túi sữa tươi 200ml;  1lít  rượu trắng bằng 5,3 quả trứng gà tương đương 1,5kg gạo tẻ và bằng 3,2 túi sữa tươi 200 ml. 1 lit vang nội bằng 20,3 quả trứng gà và bằng 5,9 kg gạo tẻ và bằng 12,3 túi sữa tươi 200ml.
N. Huyền (theo INFO NET)
Bài về chủ đề Vấn đề-Tệ nạn:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ