Nếu Tướng Nguyễn Mạnh Hùng xây dựng được một “hệ sinh thái số Việt Nam” tôi sẽ lựa chọn ngay vì tất cả những gì tôi viết là bằng tiếng Việt và cho người Việt. Nhưng, 39% người sử dụng mạng xã hội (MXH) ở Việt Nam là cho mục tiêu kinh doanh. Họ cần chảy trong không gian 2 tỷ người của Google, Facebook… chứ không cần ao tù, nước đọng.
Tôi không cực đoan để cho rằng, Việt Nam không nên học cái gì từ Trung Quốc. Nhưng, Viettel có thể copy mô hình Huawei, còn nếu Việt Nam áp dụng mô hình Baidu, Weibo... là chỉ học của các “chú Khách” phần tiểu xảo. Baidu, Weibo... là vết nhơ của chính quyền Bắc Kinh chứ không phải là niềm tự hào của người Trung Hoa vì Bắc Kinh thiết lập MXH ấy là để nhốt dân trí mình trong đó.
Hệ sinh thái số là sản phẩm của tự do chứ không phải là công cụ để hạn chế tự do. Một quốc gia chỉ nên tự thấy bị sỉ nhục khi dân chúng cảm thấy tự do hơn khi “sống” trong cộng đồng Facebook, Google chứ nếu chỉ thấy bị sỉ nhục khi không buộc được Facebook, Google gỡ bài thì chủ quyền trở nên vô nghĩa.
“Dân vi quý, xã tắc thứ chi…” Nếu nước độc lập mà dân có ít tự do hơn khi bị cai trị bởi ngoại bang thì độc lập ấy chỉ là để nội địa hoá nền thực dân, xã tắc không còn thiêng liêng nữa.
Hãy quan sát những người dân sinh sống trên sông Mekong. Họ là những người đã tham gia “toàn cầu hoá” hàng nghìn năm trước khi có internet. Họ thường là nạn nhân của các quốc gia, ít khi được bảo hộ bởi các quốc gia. Các đường biên giới thường chỉ để thoả mãn khát vọng quyền lực của các triều đại thay vì chở che dân chúng.
Tướng Nguyễn Mạnh Hùng là một người rất quyết đoán, thông minh. Nhưng cương vị mới cần một người tư duy (chính sách) chứ không cần một tư lệnh. Có lẽ kỷ luật quân đội đã tạo ra thành công của Viettel. Nhưng quốc gia không phải là một trại lính. Kỷ cương của quốc gia không phải là kỷ luật quân đội mà là pháp quyền. Và mục tiêu của pháp quyền là nhằm cung ứng nhiều tự do hơn cho dân chúng.
Cấu trúc của Bộ Thông tin & Truyền thông như hiện nay là một thách thức cho Tướng Nguyễn Mạnh Hùng. Bộ vừa phải “nắm” báo chí vừa phải phát triển công nghệ thông tin. Ở Việt Nam, hai chức năng đó không bổ sung được cho nhau vì vai trò của các cơ quan quản lý báo chí không phải là để bảo vệ quyền tự do ngôn luận mà là để kiểm soát quyền tự do ngôn luận. Không có tự do thì đừng nói tới MXH trừ khi cấm Facebook, Google…
Lẽ ra nên thành lập một cơ quan quản lý báo chí riêng, Bộ TT & TT nên trở thành Bộ phát triển công nghệ (bao gồm phần viễn thông hiện nay và một phần chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ). Nếu chưa có một bộ với chức năng như vậy thì tôi cũng mong Tướng Nguyễn Mạnh Hùng đừng vội vàng.
“Cường quốc kinh tế số” là một khát vọng đúng. Nhưng, muốn có kinh tế số thì đừng nôn nóng dùng ngân sách để đốt cháy giai đoạn. Vai trò của một Bộ trưởng là đưa ra chính sách để xã hội làm chứ không phải tự mình làm. Nên quy hoạch chỗ ngồi của mình trong lịch sử bằng cách đưa Việt Nam tới gần với các giá trị phổ quát của loài người hơn thay vì xây thành đắp luỹ để cô lập Việt Nam hơn với cộng đồng quốc tế.
Huy Đức
Bài mang tính cảnh báo:
Tôi không cực đoan để cho rằng, Việt Nam không nên học cái gì từ Trung Quốc. Nhưng, Viettel có thể copy mô hình Huawei, còn nếu Việt Nam áp dụng mô hình Baidu, Weibo... là chỉ học của các “chú Khách” phần tiểu xảo. Baidu, Weibo... là vết nhơ của chính quyền Bắc Kinh chứ không phải là niềm tự hào của người Trung Hoa vì Bắc Kinh thiết lập MXH ấy là để nhốt dân trí mình trong đó.
Hệ sinh thái số là sản phẩm của tự do chứ không phải là công cụ để hạn chế tự do. Một quốc gia chỉ nên tự thấy bị sỉ nhục khi dân chúng cảm thấy tự do hơn khi “sống” trong cộng đồng Facebook, Google chứ nếu chỉ thấy bị sỉ nhục khi không buộc được Facebook, Google gỡ bài thì chủ quyền trở nên vô nghĩa.
“Dân vi quý, xã tắc thứ chi…” Nếu nước độc lập mà dân có ít tự do hơn khi bị cai trị bởi ngoại bang thì độc lập ấy chỉ là để nội địa hoá nền thực dân, xã tắc không còn thiêng liêng nữa.
Hãy quan sát những người dân sinh sống trên sông Mekong. Họ là những người đã tham gia “toàn cầu hoá” hàng nghìn năm trước khi có internet. Họ thường là nạn nhân của các quốc gia, ít khi được bảo hộ bởi các quốc gia. Các đường biên giới thường chỉ để thoả mãn khát vọng quyền lực của các triều đại thay vì chở che dân chúng.
Tướng Nguyễn Mạnh Hùng là một người rất quyết đoán, thông minh. Nhưng cương vị mới cần một người tư duy (chính sách) chứ không cần một tư lệnh. Có lẽ kỷ luật quân đội đã tạo ra thành công của Viettel. Nhưng quốc gia không phải là một trại lính. Kỷ cương của quốc gia không phải là kỷ luật quân đội mà là pháp quyền. Và mục tiêu của pháp quyền là nhằm cung ứng nhiều tự do hơn cho dân chúng.
Cấu trúc của Bộ Thông tin & Truyền thông như hiện nay là một thách thức cho Tướng Nguyễn Mạnh Hùng. Bộ vừa phải “nắm” báo chí vừa phải phát triển công nghệ thông tin. Ở Việt Nam, hai chức năng đó không bổ sung được cho nhau vì vai trò của các cơ quan quản lý báo chí không phải là để bảo vệ quyền tự do ngôn luận mà là để kiểm soát quyền tự do ngôn luận. Không có tự do thì đừng nói tới MXH trừ khi cấm Facebook, Google…
Lẽ ra nên thành lập một cơ quan quản lý báo chí riêng, Bộ TT & TT nên trở thành Bộ phát triển công nghệ (bao gồm phần viễn thông hiện nay và một phần chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ). Nếu chưa có một bộ với chức năng như vậy thì tôi cũng mong Tướng Nguyễn Mạnh Hùng đừng vội vàng.
“Cường quốc kinh tế số” là một khát vọng đúng. Nhưng, muốn có kinh tế số thì đừng nôn nóng dùng ngân sách để đốt cháy giai đoạn. Vai trò của một Bộ trưởng là đưa ra chính sách để xã hội làm chứ không phải tự mình làm. Nên quy hoạch chỗ ngồi của mình trong lịch sử bằng cách đưa Việt Nam tới gần với các giá trị phổ quát của loài người hơn thay vì xây thành đắp luỹ để cô lập Việt Nam hơn với cộng đồng quốc tế.
Huy Đức
Bài mang tính cảnh báo: