Cả một đoàn cán bộ với một dàn nhà báo đi theo kiểm tra nhà hàng cơm tấm Kiều Giang. Ngay hôm đó, một vài tờ báo đã có bài báo lên án và kết luận Kiều Giang xài hóa chất lạ, không nguồn gốc. Báo chí sử dụng những từ ngữ như “thịt ngâm trong phụ gia “lạ”, “bốc mùi”, “nổi váng”, “không rõ nguồn gốc xuất xứ”, “không xuất trình được hóa đơn chứng từ”... đã bộc lộ chủ quan, kết tội của đám nhà báo hồ đồ. Mùi gì? Thối hay thơm, mùi của thực phẩm hay mùi gì khác? Phụ gia lạ? Là chất gì? Không nói rõ, lập lờ đánh lận con đen. Trên mạng xã hội, người ra chửi rủa Kiều Giang thậm tệ, có người còn kết tội giết người. Nhiều người còn phịa thêm mắm muối để chứng minh nhà hàng này toàn sử dụng hoá chất lạ có hại cho người tiêu dùng. Một thương hiệu xây dựng mấy chục năm tiêu tan mây khói, khách giảm thấy rõ và dư luận chẳng có chút thương xót cho một thương hiệu đang bị giết chết. Tại sao đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm lại kéo theo đoàn nhà báo? Có phải tất cả đã chuẩn bị cho một vụ án?
Thế rồi, hoá đơn nguồn gốc, giấy tờ chứng minh được chủ nhân Kiều Giang giao nộp đầy đủ và so với biên bản kiểm tra tại chỗ cũng như kết luận của đoàn kiểm tra là thiếu chính xác.
Cuối cùng của sự việc là phạt nhà hàng này 2 triệu 3 trăm ngàn đồng với lý do là bếp có gạch vỡ, có côn trùng và có nhân viên không mang bao tay. Những lỗi này thì bất cứ nhà hàng nào ở Việt Nam cũng vi phạm, chẳng riêng gì Kiều Giang và cũng chẳng phải là tội lỗi gì để đáng bị lên báo và kết án.
Như thế, kết luận của đoàn kiểm tra cho thấy Kiều Giang không có lỗi gì về nguyên liệu sử dụng, nhưng trước đó đoàn kiểm tra và nhất là báo chí đã đánh gục Kiều Giang, đã bôi bẩn thương hiệu Kiều Giang và Kiều Giang đã bị thiệt hại nặng nề. Doanh số sụt giảm khủng khiếp, tên tuổi bị lên án, uy tín bị giảm sút, chất lượng bị nghi ngờ. Ai lấy lại uy tín cho Kiều Giang? Những người giết chết một doanh nghiệp, bôi bẩn một thương hiệu có bị kết tội không? Luật pháp có điều khoản cho trường hợp này, Kiều Giang có quyền kiện để lấy lại uy tín cho mình. Và ai sẽ đứng ra chịu tội?
Bà Phạm Khánh Phong Lan, trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM, trả lời trên báo Pháp Luật TP HCM ngày 27-8 về vụ Kiều Giang rằng những tồn tại mà cơm tấm Kiều Giang bị lập biên bản lúc kiểm tra và thiệt hại mà thương hiệu này phải chịu “đó là cái giá của sự nổi tiếng”. Ô hay! Làm ăn thành công, thương hiệu nổi tiếng là phải trả giá, là phải bị soi, bị đập cho méo mặt phải không? Thưa bà. Bà nói như kẻ thiếu não hay sự thật của xã hội này là thế và nhiệm vụ của những kẻ đang nắm quyền như bà là phải bắt thương hiệu tiếng tăm phải trả giá, đánh cho nó chết hay sao?
Các người lúc nào cũng nhân danh vì người tiêu dùng mà làm việc. Nhưng thực chất của những buổi kiểm tra này với mục đích gì thì ai cũng rõ, nhất là các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, nhà nước và những người cán bộ thực hiện công việc là pháp luật. Luật pháp trong tay họ và họ có quyền kết tội. Trong vụ Kiều Giang, đằng sau kết quả kiểm tra và công bố vội vàng trên báo chí với mục đích gì? Có âm mưu nào không? Cơ quan nào, tổ chức nào có thể kết luận? Thế nhưng một doanh nghiệp đã chết. Một thương hiệu đã bị đánh gục. Làm sao để hồi sinh và ai có thể cứu họ? Một doanh nghiệp đã bị bức tử, thiệt hại lớn lao này ai chịu trách nhiệm? Chắc chắn là chẳng có ai nhận, chỉ có doanh nghiệp là ôm hận.
Làm doanh nghiệp ở Việt Nam không phải là chuyện dễ dàng, nhất là khi doanh nghiệp đó có chút thành công.
Đỗ Duy Ngọc
Bài viết có nội dung ngược đời, vô lý:
Thế rồi, hoá đơn nguồn gốc, giấy tờ chứng minh được chủ nhân Kiều Giang giao nộp đầy đủ và so với biên bản kiểm tra tại chỗ cũng như kết luận của đoàn kiểm tra là thiếu chính xác.
Cuối cùng của sự việc là phạt nhà hàng này 2 triệu 3 trăm ngàn đồng với lý do là bếp có gạch vỡ, có côn trùng và có nhân viên không mang bao tay. Những lỗi này thì bất cứ nhà hàng nào ở Việt Nam cũng vi phạm, chẳng riêng gì Kiều Giang và cũng chẳng phải là tội lỗi gì để đáng bị lên báo và kết án.
Như thế, kết luận của đoàn kiểm tra cho thấy Kiều Giang không có lỗi gì về nguyên liệu sử dụng, nhưng trước đó đoàn kiểm tra và nhất là báo chí đã đánh gục Kiều Giang, đã bôi bẩn thương hiệu Kiều Giang và Kiều Giang đã bị thiệt hại nặng nề. Doanh số sụt giảm khủng khiếp, tên tuổi bị lên án, uy tín bị giảm sút, chất lượng bị nghi ngờ. Ai lấy lại uy tín cho Kiều Giang? Những người giết chết một doanh nghiệp, bôi bẩn một thương hiệu có bị kết tội không? Luật pháp có điều khoản cho trường hợp này, Kiều Giang có quyền kiện để lấy lại uy tín cho mình. Và ai sẽ đứng ra chịu tội?
Bà Phạm Khánh Phong Lan, trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM, trả lời trên báo Pháp Luật TP HCM ngày 27-8 về vụ Kiều Giang rằng những tồn tại mà cơm tấm Kiều Giang bị lập biên bản lúc kiểm tra và thiệt hại mà thương hiệu này phải chịu “đó là cái giá của sự nổi tiếng”. Ô hay! Làm ăn thành công, thương hiệu nổi tiếng là phải trả giá, là phải bị soi, bị đập cho méo mặt phải không? Thưa bà. Bà nói như kẻ thiếu não hay sự thật của xã hội này là thế và nhiệm vụ của những kẻ đang nắm quyền như bà là phải bắt thương hiệu tiếng tăm phải trả giá, đánh cho nó chết hay sao?
Các người lúc nào cũng nhân danh vì người tiêu dùng mà làm việc. Nhưng thực chất của những buổi kiểm tra này với mục đích gì thì ai cũng rõ, nhất là các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, nhà nước và những người cán bộ thực hiện công việc là pháp luật. Luật pháp trong tay họ và họ có quyền kết tội. Trong vụ Kiều Giang, đằng sau kết quả kiểm tra và công bố vội vàng trên báo chí với mục đích gì? Có âm mưu nào không? Cơ quan nào, tổ chức nào có thể kết luận? Thế nhưng một doanh nghiệp đã chết. Một thương hiệu đã bị đánh gục. Làm sao để hồi sinh và ai có thể cứu họ? Một doanh nghiệp đã bị bức tử, thiệt hại lớn lao này ai chịu trách nhiệm? Chắc chắn là chẳng có ai nhận, chỉ có doanh nghiệp là ôm hận.
Làm doanh nghiệp ở Việt Nam không phải là chuyện dễ dàng, nhất là khi doanh nghiệp đó có chút thành công.
Đỗ Duy Ngọc
Bài viết có nội dung ngược đời, vô lý: