Chạnh lòng...

Hai miền trên bán đảo Cao Ly choảng nhau chí tử chỉ mấy năm, rồi dứt, sống trong tình trạng thù địch lẫn nhau nhưng thù địch bằng mồm là chủ yếu. Trong khi đó, chiến tranh giữa hai miền nam bắc Việt Nam kéo dài hơn hai mươi năm, người chết gục ngã từng ngày. Không chỉ là số người chết quá nhiều, khốc liệt hơn nhiều là sự rạn nứt trong ý niệm “đồng bào”. Source: fb.com/photo.php?fbid=548395732261078
(Bao giờ có hòa giải thực sự trên quê hương Việt Nam?)

Chạnh lòng...

🌺 Hai nhà lãnh đạo Moon Jae-in và Kim Jong-un, gặp nhau và họ cùng đứng dưới bản đồ của bán đảo Cao Ly liền một dải nhuộm màu xanh hòa bình.

Trong suốt cuộc phân đôi Nam - Bắc Việt Nam (1954-1975), có bao giờ chúng ta được chứng kiến hai nhà lãnh đạo hai miền bắt tay nhau? Không. Có bao giờ nhìn thấy bản đồ của nước Việt hình chữ S được nhuộm màu xanh hòa bình liền một dải? Cũng không.

Mà CHDCND Triều Tiên (Bình Nhưỡng) nào kém cạnh so với VNDCCH (Hà Nội) trong việc tuyên truyền nào là “chánh phủ ở miền Nam là tay sai đế quốc Mỹ”, rồi “nhân dân miền Nam rên xiết dưới gót giày của đế quốc Mỹ”.

Cuộc phân đôi giữa hai miền, hãy tỉnh táo & lạnh lùng mà nhìn, rốt cuộc đều tùy thuộc vô “bụng dạ” của giới làm chánh trị chóp đỉnh!

Ưng chiến tranh thì sẽ có cách giải thích hợp lý cho cuộc chiến; mà ưng sống chung hòa bình thì ... bỗng dưng “ách xâm lược của đế quốc Mỹ” sẽ biến mất cái rụp. Đó, tỉ dụ chuyện bên Cao Ly, mặc dù Mỹ vẫn đóng quân đầy nhóc trên miền Nam, Mỹ lắp đặt hệ thống đánh chặn hỏa tiễn hiện đại THAAD thì...cũng không sao hết trơn.

Vai trò của người chép sử? Đa phần là tưởng bở, là tự phóng đại về “sứ mệnh làm thơ ký của thời đại”, kỳ thực chỉ làm mỗi nhiệm vụ thêm mắm thêm muối trong các trang sử cho hợp khẩu vị từng lúc của giới lãnh đạo chánh trị.

🌺 Hai miền trên bán đảo Cao Ly choảng nhau chí tử chỉ mấy năm, rồi dứt, sống trong tình trạng thù địch lẫn nhau nhưng thù địch bằng mồm là chủ yếu. Trong khi đó, chiến tranh giữa hai miền nam bắc Việt Nam kéo dài hơn hai mươi năm, người chết gục ngã từng ngày.

Không chỉ là số người chết quá nhiều, khốc liệt hơn nhiều là sự rạn nứt trong ý niệm “đồng bào”.

Cho tới nay, sau 43 năm, dầu nói gì mặc lòng, sự ly tán trong lòng người vẫn là điều có thực.

Bởi vì bất luận cuộc chiến nào mà xác chết giữa hai bên cùng một màu da, cùng một dân tộc, cuộc chiến đó không bao giờ chấm dứt khi dứt tiếng súng. Mà vẫn tiếp tục rỉ máu trong nỗi hoài nghi, thậm chí trống rỗng, về hai chữ “đồng bào”.

Hồi phục tình tự đồng bào thực sự (chớ không phải tặng cho nhau những áng văn vần thơ để an thần ru ngủ) đòi hỏi một nỗ lực vượt bực, trước hết và trên hết, của giới làm chánh trị.

Vâng, lại tùy thuộc thiện chí của giới làm chánh trị...

Nguyễn Chương

Bài về những chuyện đau lòng:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ