Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sẵn sàng cho một bước leo thang mới trong cuộc đọ sức thương mại với Bắc Kinh, và rất có thể sẽ loan báo ngay vào ngày mai, 17/09/2018 quyết định đánh thuế trên khoảng 200 tỉ đô la hàng nhập từ Trung Quốc. Có điều là tỉ lệ thuế sẽ không quá cao: Chỉ 10% mà thôi.
Trong nhiều ngày qua, các quan chức Nhà Trắng không ngừng lên tiếng cảnh báo rằng tổng thống Mỹ sẵn sàng tiếp tục hành động chống lại Bắc Kinh. Một nguồn tin từ giới quan chức cao cấp trong chính quyền Mỹ vào hôm qua 15/09 đã xác nhận với hãng tin Anh Reuters rằng ông Trump dự trù loan báo quyết định vào ngày mai.
Trong số ra cùng ngày, nhật báo Mỹ Wall Street Journal cho biết thêm là thuế suất mà ông Trump yêu cầu sẽ chỉ là 10%, nhưng sẽ áp dụng trên các mặt hàng tiêu dùng đại chúng, từ các sản phẩm công nghệ tin học, internet, linh kiện điện tử… cho đến các mặt hàng như hải sản, đồ gỗ, đồ nhựa, đồ điện, hóa chất, xe đạp…
Theo thông tín viên Grégoire Pourtier tại New York, tỉ lệ thuế tương đối thấp trong quyết định lần này có thể là cách thức được Mỹ chọn lựa để duy trì cánh cửa đối thoại với Trung Quốc: Thành công của biện pháp mạnh trong đàm phán với Mêhicô hay Hàn Quốc như đã khuyến khích ông Trump duy trì một chiến lược thương mại hung hãn đối với Trung Quốc, vào lúc mà các trao đổi gần đây giữa Washington và Bắc Kinh đã khiến mọi người nghĩ rằng quan hệ giữa hai đại cường quốc kinh tế đang trên đà hòa dịu trở lại.
Có điều là việc gây hấn với Bắc Kinh có thể trở nên nguy hiểm cho tổng thống Mỹ. Lý do là nếu ông Trump có thể thị uy đối với hầu hết các đối tác của Mỹ, thì Trung Quốc lại là một đối thủ thuộc một đẳng cấp cao hơn hẳn. Một số công ty Mỹ ở Trung Quốc đang bắt đầu cảm thấy tác hại từ tình hình căng thẳng giữa hai nước, và chẳng mấy chốc nữa thì sẽ đến lượt người tiêu dùng Mỹ sẽ phải gánh chịu hiện tượng tăng giá đối với nhiều sản phẩm hàng ngày.
Như vậy, phải chăng chiến lược hung hăng đánh Trung Quốc chỉ là một hư chiêu của ông Trump để chiếm thế thượng phong trước các cuộc đàm phán mới? Câu hỏi này đang được đặt ra vì lẽ trong cả hai trường hợp trước đây là châu Âu hay Mêhicô, sau khi có những lời lẽ dao to búa lớn, tổng thống Mỹ đã hài lòng với những giải pháp nặng về hình thức, kèm theo là một số bức ảnh để cho người khác tin rằng ông đã thu được tất cả những gì ông mong muốn.
Tính chất dữ dằn của biện pháp áp thuế lần này cũng nặng về hình thức: Đúng là sẽ có đến 200 tỉ đô la sản phẩm Trung Quốc bị thuế, thế nhưng thuế đó chỉ ở mức thấp là 10%, trong khi mà hồi đầu năm, một tỉ lệ cao là 25% đã được áp dụng cho thép và 50 tỉ "hàng hóa làm tại Trung Quốc".
Có thể nói đó là cách để duy trì áp lực mà không cắt đứt đối thoại.
Trọng Nghĩa
Bài về kinh tế:
➥ Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 12/09/2018.
Trong nhiều ngày qua, các quan chức Nhà Trắng không ngừng lên tiếng cảnh báo rằng tổng thống Mỹ sẵn sàng tiếp tục hành động chống lại Bắc Kinh. Một nguồn tin từ giới quan chức cao cấp trong chính quyền Mỹ vào hôm qua 15/09 đã xác nhận với hãng tin Anh Reuters rằng ông Trump dự trù loan báo quyết định vào ngày mai.
Trong số ra cùng ngày, nhật báo Mỹ Wall Street Journal cho biết thêm là thuế suất mà ông Trump yêu cầu sẽ chỉ là 10%, nhưng sẽ áp dụng trên các mặt hàng tiêu dùng đại chúng, từ các sản phẩm công nghệ tin học, internet, linh kiện điện tử… cho đến các mặt hàng như hải sản, đồ gỗ, đồ nhựa, đồ điện, hóa chất, xe đạp…
Theo thông tín viên Grégoire Pourtier tại New York, tỉ lệ thuế tương đối thấp trong quyết định lần này có thể là cách thức được Mỹ chọn lựa để duy trì cánh cửa đối thoại với Trung Quốc: Thành công của biện pháp mạnh trong đàm phán với Mêhicô hay Hàn Quốc như đã khuyến khích ông Trump duy trì một chiến lược thương mại hung hãn đối với Trung Quốc, vào lúc mà các trao đổi gần đây giữa Washington và Bắc Kinh đã khiến mọi người nghĩ rằng quan hệ giữa hai đại cường quốc kinh tế đang trên đà hòa dịu trở lại.
Có điều là việc gây hấn với Bắc Kinh có thể trở nên nguy hiểm cho tổng thống Mỹ. Lý do là nếu ông Trump có thể thị uy đối với hầu hết các đối tác của Mỹ, thì Trung Quốc lại là một đối thủ thuộc một đẳng cấp cao hơn hẳn. Một số công ty Mỹ ở Trung Quốc đang bắt đầu cảm thấy tác hại từ tình hình căng thẳng giữa hai nước, và chẳng mấy chốc nữa thì sẽ đến lượt người tiêu dùng Mỹ sẽ phải gánh chịu hiện tượng tăng giá đối với nhiều sản phẩm hàng ngày.
Như vậy, phải chăng chiến lược hung hăng đánh Trung Quốc chỉ là một hư chiêu của ông Trump để chiếm thế thượng phong trước các cuộc đàm phán mới? Câu hỏi này đang được đặt ra vì lẽ trong cả hai trường hợp trước đây là châu Âu hay Mêhicô, sau khi có những lời lẽ dao to búa lớn, tổng thống Mỹ đã hài lòng với những giải pháp nặng về hình thức, kèm theo là một số bức ảnh để cho người khác tin rằng ông đã thu được tất cả những gì ông mong muốn.
Tính chất dữ dằn của biện pháp áp thuế lần này cũng nặng về hình thức: Đúng là sẽ có đến 200 tỉ đô la sản phẩm Trung Quốc bị thuế, thế nhưng thuế đó chỉ ở mức thấp là 10%, trong khi mà hồi đầu năm, một tỉ lệ cao là 25% đã được áp dụng cho thép và 50 tỉ "hàng hóa làm tại Trung Quốc".
Có thể nói đó là cách để duy trì áp lực mà không cắt đứt đối thoại.
Trọng Nghĩa
Bài về kinh tế: