“Xin lỗi chị, chúng tôi đang đưa thầy Thế về với gia đình”- tôi nhận được câu trả lời khi bốc máy gọi cho số máy quen thuộc. Người trả lời đầu dây kia không phải là anh như mọi bận.
Sáng nay, nhận được tin anh mất qua một người bạn, tôi không khỏi ngỡ ngàng. Mới đầu tháng 9, thông tin anh tổ chức sinh hoạt hội sách còn được đăng tải đầy đủ trên trang cá nhân.
Tôi biết anh Thế cách đây 5 năm, tại một hội thảo do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức. Lúc đó, để kịp giờ, anh Thế bắt xe đò từ lúc nửa đêm từ Vĩnh Long lên TP.HCM. Vì đi “trộm” nhà trường, xong việc, anh lại vội vã bắt xe ngay cho kịp giờ dạy. Hình ảnh người thầy miền Tây chân chất, nhiệt tình, hơi mập để lại trong tôi nhiều ấn tượng.
Bẵng đi 3 năm, tôi mới liên lạc lại. Sự thay đổi của anh khiến tôi bất ngờ. Không còn là con người mập mạp trước đây, anh Thế gầy gò đứng giữa học trò, với xung quanh là sách. Hỏi ra mới biết, anh mang bệnh và sụt cân khá nhiều. Dù vậy, anh đang làm một công việc mà mình đam mê. Ngoài đi dạy, anh còn cần mẫn viết thư xin sách cho học trò. Anh tổ chức hội sách, tết sách, mang sách cho học trò nghèo, mở phòng đọc sách. Công việc lấy khá nhiều thời gian sau thời gian còn lại của một người thầy, nhưng sẽ làm anh vơi đi nỗi đau bệnh tật.
Anh bảo sách là túi khôn nhân loại, nhưng học trò quê ít đọc sách lắm. Trăn trở tìm hiểu thì biết được các em không biết đọc sách gì, đọc như thế nào và mua sách ở đâu. Nếu không quanh quẩn trong mấy quyển sách giáo khoa thì các em cũng quanh quẩn trên các trang mạng xã hội, tốn thời gian mà lại đi bàn tán chuyện người khác thay vì học để phát triển bản thân… Vì vậy, anh mạnh dạn viết thư đi xin sách khắp nơi. Những đồng lương ít ỏi của mình cũng được anh dành để mua sách. Thỉnh thoảng, theo dõi trang cá nhân của anh, tôi vừa mừng và thán phục một người thầy tâm huyết cho việc này.
Đầu năm nay tôi hỏi xin ý kiến anh về chương trình giáo dục phổ thông mới. Những góp ý mạnh dạn, thẳng thắn và tâm huyết trong bài viết “Chương trình mới, giáo viên có được cởi “vòng kim cô” đã làm lãnh đạo ngành giáo dục ở địa phương anh “không vui”. Từ Vĩnh Long, anh nhắn cho tôi “Chết rồi Huyền ơi! Mình vừa bị lãnh đạo Sở gọi lên. Họ nói sẽ xuống làm việc. Mình lo quá”. Anh bảo những hiện tượng mà anh nêu ra không nhắm vào một tổ chức cụ thể nào, mà là thiện chí góp ý cho vấn đề lâu nay nhiều người không dám nói rồi nên anh nói không hiểu sao lãnh đạo lại không vui.
Ở TP.HCM, tôi chỉ biết động viên anh hãy vững vàng, mạnh mẽ. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày trôi qua, có lúc anh nhắn tin “Căng lắm Huyền à, làm sao bây giờ”. Để “tiếp” tinh thần cho anh, sếp tôi ở Hà Nội bảo hãy gửi lời tới anh rằng “Động cơ trong sáng và sự tâm huyết của thầy chắc chắn sẽ được lắng nghe. Hãy xem việc được “lãnh đạo” gọi lên như một sự giao tiếp bình thường để quan chức thực hành kỹ năng lắng nghe và xử lý vấn đề. Hãy nói thầy vững tâm, những người tâm huyết với giáo dục, nói thẳng nói thật như thầy luôn được trân trọng”.
Chúng tôi đã thở phào nhẹ nhõm khi sau cuộc làm việc với lãnh đạo, anh nhắn rằng: “Mình nói ra vì mình vẫn còn le lói hi vọng cho thế hệ trẻ. Giáo dục hiện tại đã đào tạo ra nhiều người máy móc, sợ hãi, câm nín, họ biết yên phận. Mình thì lo nhưng họ thì chẳng lo gì hết”
Thỉnh thoảng, tôi vẫn trò chuyện với anh, khi là chuyện công việc, lúc là viết sách. Chỉ là một inbox hỏi han công việc thế nào, xin sách được nhiều không. Có hôm tôi đang đi thì nhận được tin nhắn “Anh đang đi giao bánh tét, chiều về đi dạy, mệt quá ngủ quên nhưng anh vẫn tạm ổn". Té ra, ngoài xin sách cho học sinh thì anh còn kiêm thêm bán bánh tét, được đồng lời lãi nào anh dồn vào tủ sách cho học sinh.
Anh từng bảo với tôi “Sống cho là nhận”. Điều anh vui nhất là nhiều câu nói, lời nhắn, bức thư nhỏ của phụ huynh và học sinh rất cảm động. Thực sự lúc đó anh hạnh phúc lắm. Chỉ cần câu khen "Sách hay lắm thầy ơi" của học trò là anh nghĩ đã bước đầu thành công, đã dạy được các em yêu sách. Và yêu là khởi nguồn của đam mê...”.
Trưa nay, khi viết những dòng này tôi biết người anh, người thầy tâm huyết với học sinh sẽ mãi không còn nữa. Tôi vẫn còn nợ anh một lời hứa, sẽ gom sách có được gửi cho anh để anh làm tết sách. Tôi hối hận vì những ngày qua không trò chuyện với anh, để hôm nay nhận được tin này thật sự rất sốc. Nhưng biết làm sao. Cuộc đời thật vô thường.
Vĩnh biệt anh Huỳnh Văn Thế, người thầy tâm huyết với việc đọc sách của trẻ em.
Lê Huyền (theo VietnamNET)
Để làm được một việc gì đó dù cỏn con ở Việt Nam này không dễ. Đầu tiên là bước qua can ngăn của gia đình, sau đó là sự nghi kị, dè bỉu, đố kị, khinh bỉ của hàng xóm, đồng nghiệp và những người xung quanh.
Khó khăn hơn nữa là chiến thắng định kiến, chiến thắng chính mình. Nghĩ cái gì ngoài áo cơm ở Việt Nam lâu dần đã hóa thành một thứ giống như là “trọng tội”. Người ta phải lẩn tránh, phải làm trong lén lút, phải làm trong sự cô đơn.
Và nữa, thầy Thế đi bán hương để lấy tiền lãi mua sách, cổ vũ các em đọc sách, tổ chức sự kiện về sách… khi thầy đang cảm thấy sức khỏe mình yếu dần. Trong lần gặp đầu tiên và cũng là lần gặp cuối cùng khi tôi và NXB Phụ nữ vào Mang Thít giao lưu, thầy ho nhiều, tay run nhiều mồ hôi và mệt nhưng tinh thần vẫn rất cứng cáp và nhiệt tình.
Lúc chúng tôi về thầy con đưa đi ăn, lưu luyến mãi.
Qua nhiều người tôi biết, gia cảnh thầy cũng không có gì là dư dả. Thầy là lao động chính trong gia đình, vợ thầy lao động tại nhà và thầy có một cô gái nhỏ đang học tiểu học.
Vượt qua những thứ đó để nghĩ và làm được như thầy mấy ai? Bao nhiêu người dành một chút thời gian để nghĩ những gì ngoài những nhỏ nhen, bí bách và toan tính của đời thường.
Đoàn chúng tôi không ai nghĩ lần găp thầy đó là lần cuối cùng!?
Cảm rất thấy đau vì những người biết sống và dám sống lại không được sống lâu hơn.
Tôi thấy hơi hối hận vì trong lần gặp gỡ đó đã không kịp nói với thầy vài câu đại ý rằng “Thầy gặp nhiều khó khăn nhưng thầy không cô đơn”.
Vĩnh biệt thầy và mong thầy yên nghỉ.
Câu chuyện của thầy nhắc nhở những người còn lại rằng cuộc đời có hạn và nó có thể kết thúc bất cứ lúc nào vì thế đừng phó mặc cuộc đời của mình cho người khác và cũng đừng sống cuộc đời của người khác.
Nguyễn Quốc Vương
Bài về những gương sống:
Sáng nay, nhận được tin anh mất qua một người bạn, tôi không khỏi ngỡ ngàng. Mới đầu tháng 9, thông tin anh tổ chức sinh hoạt hội sách còn được đăng tải đầy đủ trên trang cá nhân.
Tôi biết anh Thế cách đây 5 năm, tại một hội thảo do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức. Lúc đó, để kịp giờ, anh Thế bắt xe đò từ lúc nửa đêm từ Vĩnh Long lên TP.HCM. Vì đi “trộm” nhà trường, xong việc, anh lại vội vã bắt xe ngay cho kịp giờ dạy. Hình ảnh người thầy miền Tây chân chất, nhiệt tình, hơi mập để lại trong tôi nhiều ấn tượng.
➥ Thầy Huỳnh Văn Thế, người tâm huyết với việc đọc sách đã qua đời
Bẵng đi 3 năm, tôi mới liên lạc lại. Sự thay đổi của anh khiến tôi bất ngờ. Không còn là con người mập mạp trước đây, anh Thế gầy gò đứng giữa học trò, với xung quanh là sách. Hỏi ra mới biết, anh mang bệnh và sụt cân khá nhiều. Dù vậy, anh đang làm một công việc mà mình đam mê. Ngoài đi dạy, anh còn cần mẫn viết thư xin sách cho học trò. Anh tổ chức hội sách, tết sách, mang sách cho học trò nghèo, mở phòng đọc sách. Công việc lấy khá nhiều thời gian sau thời gian còn lại của một người thầy, nhưng sẽ làm anh vơi đi nỗi đau bệnh tật.
Anh bảo sách là túi khôn nhân loại, nhưng học trò quê ít đọc sách lắm. Trăn trở tìm hiểu thì biết được các em không biết đọc sách gì, đọc như thế nào và mua sách ở đâu. Nếu không quanh quẩn trong mấy quyển sách giáo khoa thì các em cũng quanh quẩn trên các trang mạng xã hội, tốn thời gian mà lại đi bàn tán chuyện người khác thay vì học để phát triển bản thân… Vì vậy, anh mạnh dạn viết thư đi xin sách khắp nơi. Những đồng lương ít ỏi của mình cũng được anh dành để mua sách. Thỉnh thoảng, theo dõi trang cá nhân của anh, tôi vừa mừng và thán phục một người thầy tâm huyết cho việc này.
Đầu năm nay tôi hỏi xin ý kiến anh về chương trình giáo dục phổ thông mới. Những góp ý mạnh dạn, thẳng thắn và tâm huyết trong bài viết “Chương trình mới, giáo viên có được cởi “vòng kim cô” đã làm lãnh đạo ngành giáo dục ở địa phương anh “không vui”. Từ Vĩnh Long, anh nhắn cho tôi “Chết rồi Huyền ơi! Mình vừa bị lãnh đạo Sở gọi lên. Họ nói sẽ xuống làm việc. Mình lo quá”. Anh bảo những hiện tượng mà anh nêu ra không nhắm vào một tổ chức cụ thể nào, mà là thiện chí góp ý cho vấn đề lâu nay nhiều người không dám nói rồi nên anh nói không hiểu sao lãnh đạo lại không vui.
Ở TP.HCM, tôi chỉ biết động viên anh hãy vững vàng, mạnh mẽ. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày trôi qua, có lúc anh nhắn tin “Căng lắm Huyền à, làm sao bây giờ”. Để “tiếp” tinh thần cho anh, sếp tôi ở Hà Nội bảo hãy gửi lời tới anh rằng “Động cơ trong sáng và sự tâm huyết của thầy chắc chắn sẽ được lắng nghe. Hãy xem việc được “lãnh đạo” gọi lên như một sự giao tiếp bình thường để quan chức thực hành kỹ năng lắng nghe và xử lý vấn đề. Hãy nói thầy vững tâm, những người tâm huyết với giáo dục, nói thẳng nói thật như thầy luôn được trân trọng”.
Chúng tôi đã thở phào nhẹ nhõm khi sau cuộc làm việc với lãnh đạo, anh nhắn rằng: “Mình nói ra vì mình vẫn còn le lói hi vọng cho thế hệ trẻ. Giáo dục hiện tại đã đào tạo ra nhiều người máy móc, sợ hãi, câm nín, họ biết yên phận. Mình thì lo nhưng họ thì chẳng lo gì hết”
Thỉnh thoảng, tôi vẫn trò chuyện với anh, khi là chuyện công việc, lúc là viết sách. Chỉ là một inbox hỏi han công việc thế nào, xin sách được nhiều không. Có hôm tôi đang đi thì nhận được tin nhắn “Anh đang đi giao bánh tét, chiều về đi dạy, mệt quá ngủ quên nhưng anh vẫn tạm ổn". Té ra, ngoài xin sách cho học sinh thì anh còn kiêm thêm bán bánh tét, được đồng lời lãi nào anh dồn vào tủ sách cho học sinh.
Anh từng bảo với tôi “Sống cho là nhận”. Điều anh vui nhất là nhiều câu nói, lời nhắn, bức thư nhỏ của phụ huynh và học sinh rất cảm động. Thực sự lúc đó anh hạnh phúc lắm. Chỉ cần câu khen "Sách hay lắm thầy ơi" của học trò là anh nghĩ đã bước đầu thành công, đã dạy được các em yêu sách. Và yêu là khởi nguồn của đam mê...”.
Trưa nay, khi viết những dòng này tôi biết người anh, người thầy tâm huyết với học sinh sẽ mãi không còn nữa. Tôi vẫn còn nợ anh một lời hứa, sẽ gom sách có được gửi cho anh để anh làm tết sách. Tôi hối hận vì những ngày qua không trò chuyện với anh, để hôm nay nhận được tin này thật sự rất sốc. Nhưng biết làm sao. Cuộc đời thật vô thường.
Vĩnh biệt anh Huỳnh Văn Thế, người thầy tâm huyết với việc đọc sách của trẻ em.
Lê Huyền (theo VietnamNET)
Khó khăn hơn nữa là chiến thắng định kiến, chiến thắng chính mình. Nghĩ cái gì ngoài áo cơm ở Việt Nam lâu dần đã hóa thành một thứ giống như là “trọng tội”. Người ta phải lẩn tránh, phải làm trong lén lút, phải làm trong sự cô đơn.
Và nữa, thầy Thế đi bán hương để lấy tiền lãi mua sách, cổ vũ các em đọc sách, tổ chức sự kiện về sách… khi thầy đang cảm thấy sức khỏe mình yếu dần. Trong lần gặp đầu tiên và cũng là lần gặp cuối cùng khi tôi và NXB Phụ nữ vào Mang Thít giao lưu, thầy ho nhiều, tay run nhiều mồ hôi và mệt nhưng tinh thần vẫn rất cứng cáp và nhiệt tình.
Lúc chúng tôi về thầy con đưa đi ăn, lưu luyến mãi.
Qua nhiều người tôi biết, gia cảnh thầy cũng không có gì là dư dả. Thầy là lao động chính trong gia đình, vợ thầy lao động tại nhà và thầy có một cô gái nhỏ đang học tiểu học.
Vượt qua những thứ đó để nghĩ và làm được như thầy mấy ai? Bao nhiêu người dành một chút thời gian để nghĩ những gì ngoài những nhỏ nhen, bí bách và toan tính của đời thường.
Đoàn chúng tôi không ai nghĩ lần găp thầy đó là lần cuối cùng!?
🌸
Cảm rất thấy đau vì những người biết sống và dám sống lại không được sống lâu hơn.
Tôi thấy hơi hối hận vì trong lần gặp gỡ đó đã không kịp nói với thầy vài câu đại ý rằng “Thầy gặp nhiều khó khăn nhưng thầy không cô đơn”.
Vĩnh biệt thầy và mong thầy yên nghỉ.
Câu chuyện của thầy nhắc nhở những người còn lại rằng cuộc đời có hạn và nó có thể kết thúc bất cứ lúc nào vì thế đừng phó mặc cuộc đời của mình cho người khác và cũng đừng sống cuộc đời của người khác.
Nguyễn Quốc Vương
Bài về những gương sống: