Khoảng 30% dân số Việt Nam có rối loạn tâm thần, trong đó có 25% mắc trầm cảm, là nguyên nhân khiến 36.000 - 40.000 tự tử mỗi năm.
Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc trầm cảm nặng, muốn tìm đến cái chết.
Trong số đó, có một nam thanh niên tự cuốn dây điện vào cổ tay, cổ chân rồi cắm điện để tự tử. Một nữ bệnh nhân 20 tuổi tự cầm dao cứa cổ, rạch cổ tay.
Một cô gái 21 tuổi là sinh viên tại Hà Nội, sau khi chia tay người yêu cùng áp lực ở trường đã rơi vào trạng thái trầm cảm.
Từ một cô gái khoẻ mạnh, vui vẻ, nữ sinh viên rơi vào trạng thái chán ăn, mất ngủ liên miên, mỗi đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng. Trong 6 tuần, cô sụt 4kg.
Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không muốn đi học, không muốn làm việc gì. Liên tục trong 6 tuần rơi vào trạng thái chán nản, mất ngủ và hay ngồi khóc một mình.
Bệnh nhân này nhiều lần chia sẻ với mẹ về cảm giác cuộc sống không còn ý nghĩa, thường xuyên cáu gắt, giận dữ, nhiều lần nói với mẹ cô muốn chết để không phải đau khổ như hiện tại.
May mắn, cô gái 21 tuổi này được gia đình đưa đến viện trước khi có hành động dẫn đến tự sát.
Ngoài ra còn có trường hợp một cụ ông 79 tuổi phải nhập viện cấp cứu khi không chịu nói năng gì, cơ thể suy nhược, gầy sút 3kg trong 3 tuần.
Trước khi vào viện 3 ngày, cụ ông buồn chán nói về cái chết, khóc nhiều, sau đó im lặng, không chịu ăn hay uống bất cứ thứ gì, kể cả nước để được chết.
Bệnh nhân sau đó đã được bù nước, hồi tỉnh trở lại và đang điều trị theo phác đồ trầm cảm.
◪ Số lượng bệnh nhân trầm cảm tăng chóng mặt
TS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng rối loạn liên quan stress, Viện Sức khoẻ tâm thần cho biết, cách đây 15 năm, mỗi ngày cả viện chỉ có 1-2 bệnh nhân đến khám. Hiện con số này lên tới 200, trong đó có khoảng 50 bệnh nhân đến khám và điều trị trầm cảm.
Trong năm qua, Viện khám và điều trị ngoại trú cho hơn 18.000 bệnh nhân mắc trầm cảm (chiếm 30%), điều trị nội trú 446 lượt bệnh nhân.
Bệnh trầm cảm có xu hướng tăng do áp lực cuộc sống tăng lên, stress nhiều, gặp nhiều sang chấn...
Theo TS Tâm, trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là từ 18-45 tuổi. Phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm gấp đôi nam giới.
PGS.TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần thông tin thêm, hiện có khoảng 30% dân số Việt Nam có rối loạn tâm thần, trong đó 25% mắc trầm cảm.
“Trầm cảm chính là nguyên nhân khiến 36.000-40.000 người tự tử mỗi năm. Nghiên cứu mới nhất ở Viện chúng tôi cho thấy, gần 37% bệnh nhân mắc trầm cảm từ 45 tuổi trở lên có ý tưởng hoặc hành vi tự sát”, PGS Phương chia sẻ.
Đa số các trường hợp tự sát do bệnh nhân cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng sống.
Việc điều trị trầm cảm gặp nhiều khó khăn do phần lớn người bệnh không biết mình bị mắc bệnh nên thường điều trị tại các chuyên khoa khác trước khi đến chuyên khoa tâm thần.
Do vậy, trầm cảm có xu hướng dễ trở thành mạn tính và tái diễn cũng như phục hồi không hoàn toàn giữa các giai đoạn.
Thúy Hạnh (theo VietnamNET)
Bài về vấn đề y tế, sức khoẻ:
Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc trầm cảm nặng, muốn tìm đến cái chết.
Trong số đó, có một nam thanh niên tự cuốn dây điện vào cổ tay, cổ chân rồi cắm điện để tự tử. Một nữ bệnh nhân 20 tuổi tự cầm dao cứa cổ, rạch cổ tay.
Một cô gái 21 tuổi là sinh viên tại Hà Nội, sau khi chia tay người yêu cùng áp lực ở trường đã rơi vào trạng thái trầm cảm.
➥ Bác sĩ thăm khám cho một nữ bệnh nhân đang điều trị trầm cảm tại BV Bạch Mai
Từ một cô gái khoẻ mạnh, vui vẻ, nữ sinh viên rơi vào trạng thái chán ăn, mất ngủ liên miên, mỗi đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng. Trong 6 tuần, cô sụt 4kg.
Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không muốn đi học, không muốn làm việc gì. Liên tục trong 6 tuần rơi vào trạng thái chán nản, mất ngủ và hay ngồi khóc một mình.
Bệnh nhân này nhiều lần chia sẻ với mẹ về cảm giác cuộc sống không còn ý nghĩa, thường xuyên cáu gắt, giận dữ, nhiều lần nói với mẹ cô muốn chết để không phải đau khổ như hiện tại.
May mắn, cô gái 21 tuổi này được gia đình đưa đến viện trước khi có hành động dẫn đến tự sát.
Ngoài ra còn có trường hợp một cụ ông 79 tuổi phải nhập viện cấp cứu khi không chịu nói năng gì, cơ thể suy nhược, gầy sút 3kg trong 3 tuần.
Trước khi vào viện 3 ngày, cụ ông buồn chán nói về cái chết, khóc nhiều, sau đó im lặng, không chịu ăn hay uống bất cứ thứ gì, kể cả nước để được chết.
Bệnh nhân sau đó đã được bù nước, hồi tỉnh trở lại và đang điều trị theo phác đồ trầm cảm.
◪ Số lượng bệnh nhân trầm cảm tăng chóng mặt
TS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng rối loạn liên quan stress, Viện Sức khoẻ tâm thần cho biết, cách đây 15 năm, mỗi ngày cả viện chỉ có 1-2 bệnh nhân đến khám. Hiện con số này lên tới 200, trong đó có khoảng 50 bệnh nhân đến khám và điều trị trầm cảm.
Trong năm qua, Viện khám và điều trị ngoại trú cho hơn 18.000 bệnh nhân mắc trầm cảm (chiếm 30%), điều trị nội trú 446 lượt bệnh nhân.
Bệnh trầm cảm có xu hướng tăng do áp lực cuộc sống tăng lên, stress nhiều, gặp nhiều sang chấn...
Theo TS Tâm, trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là từ 18-45 tuổi. Phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm gấp đôi nam giới.
PGS.TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần thông tin thêm, hiện có khoảng 30% dân số Việt Nam có rối loạn tâm thần, trong đó 25% mắc trầm cảm.
➥ PGS.TS Lê Doãn Phương.
“Trầm cảm chính là nguyên nhân khiến 36.000-40.000 người tự tử mỗi năm. Nghiên cứu mới nhất ở Viện chúng tôi cho thấy, gần 37% bệnh nhân mắc trầm cảm từ 45 tuổi trở lên có ý tưởng hoặc hành vi tự sát”, PGS Phương chia sẻ.
Đa số các trường hợp tự sát do bệnh nhân cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng sống.
Việc điều trị trầm cảm gặp nhiều khó khăn do phần lớn người bệnh không biết mình bị mắc bệnh nên thường điều trị tại các chuyên khoa khác trước khi đến chuyên khoa tâm thần.
Do vậy, trầm cảm có xu hướng dễ trở thành mạn tính và tái diễn cũng như phục hồi không hoàn toàn giữa các giai đoạn.
Thúy Hạnh (theo VietnamNET)
Bài về vấn đề y tế, sức khoẻ: