Edgar Posadas, người phát ngôn của Văn phòng Bảo vệ Dân sự của Philippines, hối thúc người dân Phi chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra, khi cơn siêu bão được đặt tên theo tiếng Thái Lan là MANGKHUT (tiếng Việt: Măng Cụt), đã "gia tăng độ phủ và cường độ" về mặt địa lý còn hơn cả cơn bão khét tiếng Haiyan (Hải Yến) năm 2013 đã lấy đi tính mạng của 6.300 người khi càn quét qua quốc gia này.
Hoàn lưu của Mangkhut sẽ đi qua tổng cộng 29 tỉnh thành và 30 thành phố của Philippines, độ rộng dải gây mưa của nó hơn 900km, lớn hơn 50% so với Haiyan. Mangkhut sẽ tấn công đảo quốc này với sức mạnh tổng lực của nó: 260km/g, giật trên 350km/g. Vicente Malano, người điều hành cơ quan dự báo khí tượng của Philippine PAGASA nói: "Chúng tôi không chỉ lo sẽ xảy ra lũ quét. Có thể còn có sóng lớn gây ra lở đất."
MANGKHUT sẽ đi vào biển Đông với sức mạnh Cat.3 và đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam ở cấp độ Cat.2 hoặc Cat.1, nghĩa là có sức gió ít nhất 140km/g. Hiện MANGKHUT đang cuốn toàn bộ hơi nước, mây của cả vùng Đông Nam Á để trút xuống những khu vực mà nó đi qua. Hệ thống thủy điện ở miền Bắc Việt Nam, bao gồm cả các tỉnh Bắc Trung Bộ chắc chắn sẽ phải xả lũ lên đầu dân nghèo để ngăn vỡ đập.
Vì nền kinh tế và hệ thống sản xuất thủy điện để phát triển, Việt Nam sẽ phải trả giá đắt với điệp khúc bão đến, xả đập và lũ quét. Còn với Mỹ, Trung Quốc và nhiều quốc gia công nghiệp khác, đó là điệp khúc đốt than đá, dầu mỏ, xả khí thải để duy trì nền kinh tế và gây ra các cơn siêu bão ngày càng khủng khiếp hơn.
Hiện trên toàn thế giới, đã có ít nhất 7 cơn bão (Barijat, Mangkhut, Florence, Olivia, Isaac, Helene và Joyce) đang hoành hành từ Tây sang Đông, từ Florida đến Manila, từ Châu Âu, Châu Mỹ đến Châu Á.
Ai hiểu được nguyên nhân sâu xa nhất thì hiểu. Bão tố ở ngoài trời thì ít, nhưng sự tham lam và kiêu ngạo ở trong lòng con người thì còn nhiều hơn thế.
Nguyen Dat An
Bài mang tính suy tư, triết lý:
Hoàn lưu của Mangkhut sẽ đi qua tổng cộng 29 tỉnh thành và 30 thành phố của Philippines, độ rộng dải gây mưa của nó hơn 900km, lớn hơn 50% so với Haiyan. Mangkhut sẽ tấn công đảo quốc này với sức mạnh tổng lực của nó: 260km/g, giật trên 350km/g. Vicente Malano, người điều hành cơ quan dự báo khí tượng của Philippine PAGASA nói: "Chúng tôi không chỉ lo sẽ xảy ra lũ quét. Có thể còn có sóng lớn gây ra lở đất."
MANGKHUT sẽ đi vào biển Đông với sức mạnh Cat.3 và đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam ở cấp độ Cat.2 hoặc Cat.1, nghĩa là có sức gió ít nhất 140km/g. Hiện MANGKHUT đang cuốn toàn bộ hơi nước, mây của cả vùng Đông Nam Á để trút xuống những khu vực mà nó đi qua. Hệ thống thủy điện ở miền Bắc Việt Nam, bao gồm cả các tỉnh Bắc Trung Bộ chắc chắn sẽ phải xả lũ lên đầu dân nghèo để ngăn vỡ đập.
Vì nền kinh tế và hệ thống sản xuất thủy điện để phát triển, Việt Nam sẽ phải trả giá đắt với điệp khúc bão đến, xả đập và lũ quét. Còn với Mỹ, Trung Quốc và nhiều quốc gia công nghiệp khác, đó là điệp khúc đốt than đá, dầu mỏ, xả khí thải để duy trì nền kinh tế và gây ra các cơn siêu bão ngày càng khủng khiếp hơn.
Hiện trên toàn thế giới, đã có ít nhất 7 cơn bão (Barijat, Mangkhut, Florence, Olivia, Isaac, Helene và Joyce) đang hoành hành từ Tây sang Đông, từ Florida đến Manila, từ Châu Âu, Châu Mỹ đến Châu Á.
Ai hiểu được nguyên nhân sâu xa nhất thì hiểu. Bão tố ở ngoài trời thì ít, nhưng sự tham lam và kiêu ngạo ở trong lòng con người thì còn nhiều hơn thế.
Nguyen Dat An
Bài mang tính suy tư, triết lý: