(Bài dưới đây đã đăng trên Lao động cuối tuần số 37 (từ 14/9 đến 16/9/2018), tr. 3 [chưa đưa lên trang mạng của báo Lao động], sau khi đã cắt bỏ phần trả lời hai câu hỏi đầu tiên. Đây là bản gốc.)
Theo PGS.TS ngôn ngữ học Hoàng Dũng, hiện nay, dư luận đang tập trung tranh cãi về cách đánh vần trong sách dạy của GS Hồ Ngọc Đại chứ hầu như không bàn đến chuyện khác. Mà người ta quên vấn đề lớn hơn – là cần một cơ chế giáo dục tốt hơn để không kìm hãm sự tiến bộ. Và chương trình phải lấy mục tiêu làm quan trọng chứ không phải là cách đi theo hướng nào.
◪ Thưa ông, theo quan điểm của nhà ngôn ngữ học, ông đánh giá ra sao về phương pháp dạy tiếng Việt ở cấp tiểu học của giáo sư Hồ Ngọc Đại hiện đang gây tranh cãi ồn ào trên mạng?
Có thể thấy tâm điểm của các cuộc tranh cãi là cách đánh vần. Rất nhiều người cho cách đọc của nhà trường hiện nay là đúng, còn phía cải cách của GS Hồ Ngọc Đại là sai.
Thực ra, cả hai cách đánh vần gần nhau hơn người ta tưởng vì cùng một nguyên tắc, dù là triệt để hay không triệt để. Nguyên tắc đó là đánh vần theo âm. Ngày trước, đánh vần kiểu “bê a ba” là cách gọi tên theo chữ, chứ không phải đánh vần theo âm. Bây giờ, kể cả GS Hồ Ngọc Đại lẫn nhà trường hiện nay đều đọc “bờ a ba”, từ bỏ cách đánh vần theo kiểu gọi tên con chữ bằng cách phát ra âm mà con chữ thể hiện.
Khác là chỗ, trong khi sách của GS Hồ Ngọc Đại nhất quán về nguyên tắc ngữ âm, thì sách hiện nay trong nhà trường tiểu học lại rẽ sang hướng khác, khi gán cho cách đánh vần – vốn chỉ có một mục đích là để học trò đọc được – thêm một nhiệm vụ nữa là giúp cho học trò sửa lỗi chính tả. Ca và kê đều có cùng một phụ âm đầu, nên theo đúng nguyên tắc ngữ âm, phải đánh vần “cờ a ca”, “cờ ê kê” như cách của GS Hồ Ngọc Đại. Nhưng sách của Bộ Giáo dục hiện hành chọn cách dạy “cờ a ca” nhưng “ca ê kê”. Đó là vì họ sợ học trò do đánh vần hai từ này như nhau mà viết cùng một chữ như nhau: ca, cê. Đển tránh nguy cơ sai chính tả, họ hy sinh tính nhất quán của hệ thống, đánh vần theo cách gọi tên con chữ.
Thực ra có thể giải quyết theo một cách khác: chỉ cần dạy học sinh khi âm “cờ” đứng trước i, ê, e, thì viết chữ “k”.
Chuyện thiếu nhất quán như thế còn bộc lộ ở nhiều chỗ khác. Chẳng hạn, qua – vốn là [âm đầu “cờ” + âm đệm + nguyên âm a] – đánh vần theo ngữ âm như sách GS Hồ Ngọc Đại là “cờ oa qua”, còn sách hiện hành của Bộ Giáo dục là “quờ a qua”, do muốn dùng cách đánh vần để dạy chính tả. Đọc “qu” là “quờ” (gồm “cờ” + âm đệm) như một cái mẹo với mong muốn nhờ thế trẻ viết đúng chính tả, thì cũng không sao. Nhưng sách của Bộ Giáo dục chỉ gán âm đệm cho phụ âm đầu trong trường hợp âm đệm kết hợp với “cờ”, còn với các phụ âm khác thì âm đệm vẫn là một bộ phận của vần: qua là “quờ a qua”, nhưng hoa lại “hờ oa”, chứ không phải “huờ a hoa”. Hệ quả là, một cách logic, qua (vần a) phải được xem là không cùng vần với hoa (vần oa) – một điều trái với cảm thức của người Việt.
Tuy thế, nguyên tắc đánh vần theo ngữ âm không phải ổn thỏa trong mọi trường hợp. Điều này lộ ra rõ nhất ở trường hợp chữ quốc. Thầy Đại đọc “quốc” trong “quốc gia” là “cờ uốc cuốc”, hoàn toàn giống cái cuốc. Điều này đúng với với cách phát âm của người miền Bắc. Tuy nhiên, chữ này còn có hai cách đọc khác nhau – “quấc” ở miền Nam, ví dụ trong từ điển “Đại Nam quấc âm tự vị” của Huình Tịnh Paulus Của và “quức” ở miền Trung, ví dụ ở Huế.
Như thế, người Việt không có địa phương nào đọc chữ “quốc” với âm đệm + vần uốc cả. Tóm lại, “quốc” là cách viết sai chính tả. Người đầu tiên phát hiện ra lỗi sai chính tả là một người Mỹ, ông M. B. Emeneau trong cuốn Studies in Vietnamese (Annamese) Grammar năm 1951.
◪ Tranh cãi về một điều quá cũ như thế phải chăng chúng ta nên bỏ cách đánh vần, thưa ông?
Giữa thế kỷ 17, trường phái Port-Royal chủ trương bỏ cách đánh vần theo tên con chữ, để theo âm. Đánh vần theo cách nào, theo ngữ âm học hay theo cách đọc tên con chữ, là vấn đề xưa cũ ở châu Âu cách đây mấy thế kỷ mà giờ Việt Nam lại khơi dậy cuộc tranh cãi đó thì thật lạ.
Vấn đề ở chỗ, trên thực tế học xong đánh vần (theo bất cứ cách nào) là người ta quên sạch, khi đọc là đọc thẳng, chứ không hề đánh vần. Vậy thì, liệu có phải chăng không cần đánh vần? Mặt khác, có hàng vạn người nước ngoài học tiếng Việt mà không cần đánh vần. Bàn là “bàn” chứ không “bờ an huyền bàn”. Kết quả là người ta vẫn nói được tiếng Việt như thường.
Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa hề có công trình nào nghiên cứu so sánh dạy không đánh vần và đánh vần cả. Một chuyện kéo dài mấy thế kỷ, tác động đến hàng triệu con em của chúng ta, thì không lý do gì mà giới nghiên cứu giáo dục không ai để tâm cả. Vấn đề thì có, mà nghiên cứu thì không. Vì sao? Chương trình rất chặt chẽ, đã bắt đánh vần thì giáo viên nào cũng phải tuân theo. Trẻ con đi học theo đúng chương trình của nhà nước, mà không cho đánh vần thì có mà chết à? Làm thế nào mà thực nghiệm giáo dục nếu hễ dạy khác đi là phạm luật?
Trong chương trình mới sắp được áp dụng, người ta đặt ra mục tiêu về năng lực, chứ không bó buộc về phương pháp. Khi đó, thầy cô giáo, nhà soạn sách giáo khoa muốn đánh vần theo cách nào hay không đánh vần đều được phép, miễn là đạt yêu cầu mà chương trình đề ra. Và những ai xem đây là một đề tài tử tế để nghiên cứu, đối chiếu, đưa ra kết luận, sẽ có điều kiện để thực hiện.
◪ Qua câu chuyện “cơn bão” kỳ lạ về công nghệ giáo dục này, ông muốn lý giải điều gì?
Từ đó, chúng ta nghĩ đến chuyện xa hơn: Giáo dục. Chỉ qua một chuyện nhỏ thế này thôi có thể thấy rằng khó lòng bắt kịp thế giới nếu chúng ta không thay đổi cơ chế. Cơ chế kín đến mức nó loại trừ, triệt tiêu mọi nghiên cứu, vì nghiên cứu thì phải thực hành và đối chứng, nhưng lại không cho áp dụng vào giáo dục. Điều đó dập tắt mọi tiến bộ. Qua chuyện tranh cãi này, chúng ta nghĩ đến thấy chuyện lớn hơn – cơ chế giáo dục như thế này phải thay đổi, nếu không sẽ kìm hãm mọi tiến bộ trong giáo dục. Tôi hy vọng với chương trình mới, dù đúng sai vẫn còn phải tranh luận, dù ưu khuyết điểm vẫn còn phải tranh cãi, nhưng tiến bộ quan trọng nhất có tính bước ngoặt cần phải ghi nhận, là không bắt buộc người ta phải dạy bằng cách gì. Tôi cứ bùi ngùi nghĩ nếu chương trình này được áp dụng vào năm 1978, thì sách của GS Hồ Ngọc Đại không phải mất đến 40 năm nấp dưới danh nghĩa thử nghiệm.
◪ Vì sao lâu nay người ta không nói đến, mà đợi trước khi tung ra bộ sách mới lại ào ào lao vào tranh cãi? Phải chăng ở đây có liên quan đến lợi ích nhóm?
Tôi không muốn nói đến chuyện lợi ích nhóm vì khẳng định điều này cần phải có bằng chứng. Tôi chỉ thấy khó lòng giải thích theo một hướng.
Thực tế cho thấy thời nay người ta thích chê hơn khen. Bất chấp ai đó, dù người đó cao đến mấy nữa, nói nước mình có bao giờ được thế này chăng, trên mạng xã hội, người ta cũng không like – điều đó cho thấy não trạng của xã hội của ta đang nhìn về hướng nào. Não trạng này đang nhìn về thể chế xã hội – mà giáo dục là một bộ phận trong đó – theo hướng không tích cực, chủ yếu là chê bai. “Cơn bão” phê phán cách đánh vần chẳng qua thể hiện sự thất vọng – và đối với một số người là tuyệt vọng – về giáo dục. Sự thất vọng này không dừng lại ở nói năng: nó hành động. Người ta bán nhà, bán cửa cho con đi học nước ngoài, gọi là tị nạn giáo dục.
Một lý do khác: Không may là chuyện người ta đang bàn là chuyện đánh vần. Mà đánh vần thì ai cũng thấy mình có thẩm quyền để nói, vì ai mà chẳng đánh vần được! Lưu ý, sách của GS Hồ Ngọc Đại về dạy toán (ông vốn là TSKH ở bên Nga về đề tài dạy toán cho lớp 2), bị GS Nguyễn Tiến Dũng ở Đại học Toulouse (Pháp) cho là sai từ gốc, mà không tạo thành “bão”. Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng dẫn những ví dụ như học giải tích hàm, việc viết công thức Parceval cho chuỗi Fourier để phản bác GS Hồ Ngọc Đại, thì mấy ai hiểu để có thể tham gia tranh cãi!
“Cơn bão đánh vần” có cái hay là khiến cho người ta chú ý vấn đề mà trước đây họ không để tâm. Nhưng lại có cái dở là khiến người ta “thấy cây mà không thấy rừng”. Nếu GS Hồ Ngọc Đại dạy đánh vần sai đi chăng nữa, thì có ảnh hưởng đến hòa bình thế giới đâu? Rồi ai cũng đọc được cả mà! Người ta quên vấn đề lớn hơn – như đã nói – là cơ chế giáo dục cần thay đổi. Và như thế thì uổng lắm, chúng ta mất đi cơ hội hướng người đọc ngẫm cùng nhà nước cách làm sao cho ta hưởng một cơ chế giáo dục tốt hơn.
◪ Xin cảm ơn ông.
Theo Lao động cuối tuần
Bài về các thủ đoạn, chiêu trò...:
➥ Hồ Ngọc Đại
Theo PGS.TS ngôn ngữ học Hoàng Dũng, hiện nay, dư luận đang tập trung tranh cãi về cách đánh vần trong sách dạy của GS Hồ Ngọc Đại chứ hầu như không bàn đến chuyện khác. Mà người ta quên vấn đề lớn hơn – là cần một cơ chế giáo dục tốt hơn để không kìm hãm sự tiến bộ. Và chương trình phải lấy mục tiêu làm quan trọng chứ không phải là cách đi theo hướng nào.
◪ Thưa ông, theo quan điểm của nhà ngôn ngữ học, ông đánh giá ra sao về phương pháp dạy tiếng Việt ở cấp tiểu học của giáo sư Hồ Ngọc Đại hiện đang gây tranh cãi ồn ào trên mạng?
Có thể thấy tâm điểm của các cuộc tranh cãi là cách đánh vần. Rất nhiều người cho cách đọc của nhà trường hiện nay là đúng, còn phía cải cách của GS Hồ Ngọc Đại là sai.
Thực ra, cả hai cách đánh vần gần nhau hơn người ta tưởng vì cùng một nguyên tắc, dù là triệt để hay không triệt để. Nguyên tắc đó là đánh vần theo âm. Ngày trước, đánh vần kiểu “bê a ba” là cách gọi tên theo chữ, chứ không phải đánh vần theo âm. Bây giờ, kể cả GS Hồ Ngọc Đại lẫn nhà trường hiện nay đều đọc “bờ a ba”, từ bỏ cách đánh vần theo kiểu gọi tên con chữ bằng cách phát ra âm mà con chữ thể hiện.
Khác là chỗ, trong khi sách của GS Hồ Ngọc Đại nhất quán về nguyên tắc ngữ âm, thì sách hiện nay trong nhà trường tiểu học lại rẽ sang hướng khác, khi gán cho cách đánh vần – vốn chỉ có một mục đích là để học trò đọc được – thêm một nhiệm vụ nữa là giúp cho học trò sửa lỗi chính tả. Ca và kê đều có cùng một phụ âm đầu, nên theo đúng nguyên tắc ngữ âm, phải đánh vần “cờ a ca”, “cờ ê kê” như cách của GS Hồ Ngọc Đại. Nhưng sách của Bộ Giáo dục hiện hành chọn cách dạy “cờ a ca” nhưng “ca ê kê”. Đó là vì họ sợ học trò do đánh vần hai từ này như nhau mà viết cùng một chữ như nhau: ca, cê. Đển tránh nguy cơ sai chính tả, họ hy sinh tính nhất quán của hệ thống, đánh vần theo cách gọi tên con chữ.
Thực ra có thể giải quyết theo một cách khác: chỉ cần dạy học sinh khi âm “cờ” đứng trước i, ê, e, thì viết chữ “k”.
Chuyện thiếu nhất quán như thế còn bộc lộ ở nhiều chỗ khác. Chẳng hạn, qua – vốn là [âm đầu “cờ” + âm đệm + nguyên âm a] – đánh vần theo ngữ âm như sách GS Hồ Ngọc Đại là “cờ oa qua”, còn sách hiện hành của Bộ Giáo dục là “quờ a qua”, do muốn dùng cách đánh vần để dạy chính tả. Đọc “qu” là “quờ” (gồm “cờ” + âm đệm) như một cái mẹo với mong muốn nhờ thế trẻ viết đúng chính tả, thì cũng không sao. Nhưng sách của Bộ Giáo dục chỉ gán âm đệm cho phụ âm đầu trong trường hợp âm đệm kết hợp với “cờ”, còn với các phụ âm khác thì âm đệm vẫn là một bộ phận của vần: qua là “quờ a qua”, nhưng hoa lại “hờ oa”, chứ không phải “huờ a hoa”. Hệ quả là, một cách logic, qua (vần a) phải được xem là không cùng vần với hoa (vần oa) – một điều trái với cảm thức của người Việt.
Tuy thế, nguyên tắc đánh vần theo ngữ âm không phải ổn thỏa trong mọi trường hợp. Điều này lộ ra rõ nhất ở trường hợp chữ quốc. Thầy Đại đọc “quốc” trong “quốc gia” là “cờ uốc cuốc”, hoàn toàn giống cái cuốc. Điều này đúng với với cách phát âm của người miền Bắc. Tuy nhiên, chữ này còn có hai cách đọc khác nhau – “quấc” ở miền Nam, ví dụ trong từ điển “Đại Nam quấc âm tự vị” của Huình Tịnh Paulus Của và “quức” ở miền Trung, ví dụ ở Huế.
Như thế, người Việt không có địa phương nào đọc chữ “quốc” với âm đệm + vần uốc cả. Tóm lại, “quốc” là cách viết sai chính tả. Người đầu tiên phát hiện ra lỗi sai chính tả là một người Mỹ, ông M. B. Emeneau trong cuốn Studies in Vietnamese (Annamese) Grammar năm 1951.
◪ Tranh cãi về một điều quá cũ như thế phải chăng chúng ta nên bỏ cách đánh vần, thưa ông?
Giữa thế kỷ 17, trường phái Port-Royal chủ trương bỏ cách đánh vần theo tên con chữ, để theo âm. Đánh vần theo cách nào, theo ngữ âm học hay theo cách đọc tên con chữ, là vấn đề xưa cũ ở châu Âu cách đây mấy thế kỷ mà giờ Việt Nam lại khơi dậy cuộc tranh cãi đó thì thật lạ.
Vấn đề ở chỗ, trên thực tế học xong đánh vần (theo bất cứ cách nào) là người ta quên sạch, khi đọc là đọc thẳng, chứ không hề đánh vần. Vậy thì, liệu có phải chăng không cần đánh vần? Mặt khác, có hàng vạn người nước ngoài học tiếng Việt mà không cần đánh vần. Bàn là “bàn” chứ không “bờ an huyền bàn”. Kết quả là người ta vẫn nói được tiếng Việt như thường.
Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa hề có công trình nào nghiên cứu so sánh dạy không đánh vần và đánh vần cả. Một chuyện kéo dài mấy thế kỷ, tác động đến hàng triệu con em của chúng ta, thì không lý do gì mà giới nghiên cứu giáo dục không ai để tâm cả. Vấn đề thì có, mà nghiên cứu thì không. Vì sao? Chương trình rất chặt chẽ, đã bắt đánh vần thì giáo viên nào cũng phải tuân theo. Trẻ con đi học theo đúng chương trình của nhà nước, mà không cho đánh vần thì có mà chết à? Làm thế nào mà thực nghiệm giáo dục nếu hễ dạy khác đi là phạm luật?
Trong chương trình mới sắp được áp dụng, người ta đặt ra mục tiêu về năng lực, chứ không bó buộc về phương pháp. Khi đó, thầy cô giáo, nhà soạn sách giáo khoa muốn đánh vần theo cách nào hay không đánh vần đều được phép, miễn là đạt yêu cầu mà chương trình đề ra. Và những ai xem đây là một đề tài tử tế để nghiên cứu, đối chiếu, đưa ra kết luận, sẽ có điều kiện để thực hiện.
◪ Qua câu chuyện “cơn bão” kỳ lạ về công nghệ giáo dục này, ông muốn lý giải điều gì?
Từ đó, chúng ta nghĩ đến chuyện xa hơn: Giáo dục. Chỉ qua một chuyện nhỏ thế này thôi có thể thấy rằng khó lòng bắt kịp thế giới nếu chúng ta không thay đổi cơ chế. Cơ chế kín đến mức nó loại trừ, triệt tiêu mọi nghiên cứu, vì nghiên cứu thì phải thực hành và đối chứng, nhưng lại không cho áp dụng vào giáo dục. Điều đó dập tắt mọi tiến bộ. Qua chuyện tranh cãi này, chúng ta nghĩ đến thấy chuyện lớn hơn – cơ chế giáo dục như thế này phải thay đổi, nếu không sẽ kìm hãm mọi tiến bộ trong giáo dục. Tôi hy vọng với chương trình mới, dù đúng sai vẫn còn phải tranh luận, dù ưu khuyết điểm vẫn còn phải tranh cãi, nhưng tiến bộ quan trọng nhất có tính bước ngoặt cần phải ghi nhận, là không bắt buộc người ta phải dạy bằng cách gì. Tôi cứ bùi ngùi nghĩ nếu chương trình này được áp dụng vào năm 1978, thì sách của GS Hồ Ngọc Đại không phải mất đến 40 năm nấp dưới danh nghĩa thử nghiệm.
◪ Vì sao lâu nay người ta không nói đến, mà đợi trước khi tung ra bộ sách mới lại ào ào lao vào tranh cãi? Phải chăng ở đây có liên quan đến lợi ích nhóm?
Tôi không muốn nói đến chuyện lợi ích nhóm vì khẳng định điều này cần phải có bằng chứng. Tôi chỉ thấy khó lòng giải thích theo một hướng.
Thực tế cho thấy thời nay người ta thích chê hơn khen. Bất chấp ai đó, dù người đó cao đến mấy nữa, nói nước mình có bao giờ được thế này chăng, trên mạng xã hội, người ta cũng không like – điều đó cho thấy não trạng của xã hội của ta đang nhìn về hướng nào. Não trạng này đang nhìn về thể chế xã hội – mà giáo dục là một bộ phận trong đó – theo hướng không tích cực, chủ yếu là chê bai. “Cơn bão” phê phán cách đánh vần chẳng qua thể hiện sự thất vọng – và đối với một số người là tuyệt vọng – về giáo dục. Sự thất vọng này không dừng lại ở nói năng: nó hành động. Người ta bán nhà, bán cửa cho con đi học nước ngoài, gọi là tị nạn giáo dục.
Một lý do khác: Không may là chuyện người ta đang bàn là chuyện đánh vần. Mà đánh vần thì ai cũng thấy mình có thẩm quyền để nói, vì ai mà chẳng đánh vần được! Lưu ý, sách của GS Hồ Ngọc Đại về dạy toán (ông vốn là TSKH ở bên Nga về đề tài dạy toán cho lớp 2), bị GS Nguyễn Tiến Dũng ở Đại học Toulouse (Pháp) cho là sai từ gốc, mà không tạo thành “bão”. Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng dẫn những ví dụ như học giải tích hàm, việc viết công thức Parceval cho chuỗi Fourier để phản bác GS Hồ Ngọc Đại, thì mấy ai hiểu để có thể tham gia tranh cãi!
“Cơn bão đánh vần” có cái hay là khiến cho người ta chú ý vấn đề mà trước đây họ không để tâm. Nhưng lại có cái dở là khiến người ta “thấy cây mà không thấy rừng”. Nếu GS Hồ Ngọc Đại dạy đánh vần sai đi chăng nữa, thì có ảnh hưởng đến hòa bình thế giới đâu? Rồi ai cũng đọc được cả mà! Người ta quên vấn đề lớn hơn – như đã nói – là cơ chế giáo dục cần thay đổi. Và như thế thì uổng lắm, chúng ta mất đi cơ hội hướng người đọc ngẫm cùng nhà nước cách làm sao cho ta hưởng một cơ chế giáo dục tốt hơn.
◪ Xin cảm ơn ông.
Theo Lao động cuối tuần
Bài về các thủ đoạn, chiêu trò...: