Cụm chữ “quốc gia độc lập” ai cũng tưởng dễ hiểu, té ra nhiều khi chúng ta... tưởng bở, hiểu chưa đúng. Mà ngày 15/8 trúng vô quốc khánh Hàn Quốc nên mượn chuyện xứ Hàn, có xen lẫn vài xứ khác, xin hầu chuyện cùng quý vị.
👉 1. “Độc lập” là không có quân đội ngoại bang đóng trên lãnh thổ? Nếu ai nghĩ vậy, nói luôn, trật lất!
Chỉ những người mắc bệnh viêm màng não thì mới quờ quạng nói bừa Hàn Quốc không độc lập bởi vì... có mặt quân đội Mỹ. Nếu phán như vậy, nước Đức có quân đội Mỹ trú đóng, nên Đức cũng không phải là quốc gia độc lập hay sao? Nhắc lại: hồi CHDC Đức (Đông Đức) còn tồn tại trên cõi đời, quân đội Liên Xô đóng quân thiếu gì, như vậy Đông Đức là tay sai của Liên Xô, cũng không độc lập hử?
Tắt một lời, sự có mặt của quân đội nước ngoài không phải là yếu tố nằm trong định nghĩa về nền độc lập của một quốc gia.
👉 2. Vậy, “độc lập” được xác định mần răng? Phải chăng là có một hệ thống hành chánh từ trên xuống dưới với nhân sự cai quản là người bổn xứ? Hẳn nhiên rồi, nhưng chưa đủ.
Nước Đại Nam, giai đoạn 1884-1945, khu trú ở Trung Kỳ với chóp đỉnh có vua và triều đình, xuống dưới có quan tổng, quan huyện, quan xã... đều là người Việt Nam hết ráo, nhưng Đại Nam vẫn không phải là quốc gia độc lập (mà trở thành lãnh thổ bảo hộ, vì người Pháp nắm quyền ngoại giao, tài phán... thay cho Đại Nam).
👉 3. Vậy, để có thể được gọi là “độc lập”, ngoài yếu tố (a) hệ thống hành chính do người bổn xứ điều hành, phải thêm:
(b) nhà nước bổn xứ phải có thẩm quyền hành xử chủ quyền lãnh thổ;
(c) nhà nước bổn xứ sở hữu quyền tài phán, thuế quan... trên lãnh thổ, và sở hữu quyền ngoại giao.
Trong giai đoạn 1945-1948, sau khi Nhựt Bổn đầu hàng, Đồng Minh vô giải giáp bán đảo Cao Ly: miền Nam vĩ tuyến 38 do Mỹ quản trị, miền Bắc thuộc về Liên Xô.
Đồng Minh được phân công hành xử chủ quyền; do đó trong giai đoạn quy định Đồng Minh tạm thời tiếp quản này thì mọi hình thái nhà nước bổn xứ đều không được công nhận như là quốc-gia-độc-lập (vì thiếu đi một yếu tố hệ trọng là: không sở hữu được chủ quyền thực tế trên lãnh thổ)!
Chỉ khi Đồng Minh thực hiện thủ tục giao thẩm quyền cho Kim Nhật Thành phía bắc, Lý Thừa Vãn phía nam, trong năm 1948, đến lúc đó mới có thể nói đến sự ra đời của nền độc lập quốc gia (hậu Thế Chiến II) trên bán đảo Cao Ly.
👉 4. Thực ra, dù đã có được các yếu tố a+b+c (xây dựng chánh quyền, sở hữu lãnh thổ, toàn quyền đánh thuế, quyền xét xử trên lãnh thổ thủ đắc...), nhưng cũng chưa hẳn minh định tư cách của một “quốc gia độc lập”. Trời đất, còn gì nữa?
Nói chuyện thời sự cho sốt dẻo: Nhà nước Hồi giáo IS, cho dù xưng danh với đầy đủ yếu tố a+b+c, nhưng không được cộng đồng quốc tế công nhận (yếu tố d).
Vậy nên, không phải cứ tuyên bố “độc lập” là nghiễm nhiên trở thành quốc gia độc lập đâu! Nếu dễ ợt như vậy, thế giới ắt loạn cào cào, và những kiểu “nhà nước thảo khấu”, “nhà nước mafia” ... tha hồ ra đời.
Nói theo ngôn ngữ luật quốc tế, đó toàn là “pseudo-government” (chánh phủ giả) mà thôi.
👉 5. Một quốc gia độc lập, vậy nên, là một quốc gia phải hội đủ các yếu tố: a+b+c+d.
Nhìn lại bán đảo Cao Ly, thấy gì? Hai bên đua nhau chỉ trích. Triều Tiên nói chánh quyền Hán Thành (Seoul) là tay sai của Mỹ, Hàn Quốc gọi nhà cầm quyền Bình Nhưỡng là phiên thuộc của Liên Xô (sau này là phiên thuộc của Tàu Bắc Kinh).
Xét cho cùng, đó là chuyện nội bộ trong một dân tộc, và là chuyện hậu trường chánh trị giữa hai miền Nam / Bắc đối với các cường quốc.
Hết thảy các trò tuyên truyền chánh trị dù giỏi đến đâu đi nữa, nên nhớ, thì cũng không đủ thẩm quyền để thừa nhận hoặc bài bác tư cách độc lập của những quốc gia nào đó.
Dưới nhãn quan công pháp quốc tế, hễ quốc gia nào hội đủ a+b+c+d, thì đó là quốc gia độc lập - bất chấp những lời chỉ trích giữa đôi bên với nhau.
Vào tháng 9 năm 1991, cả Hàn Quốc (miền nam) lẫn Triều Tiên (miền bắc) chính thức trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc ... Thành thử mới nói: đừng “lậm” tuyên truyền rồi nhìn lịch sử quờ quạng theo kiểu viêm màng não mà không hay!
🏵️ Hình ảnh: Cờ Thái Cực (Taegeukgi), quốc kỳ của Hàn Quốc hiện nay, vốn là quốc kỳ của toàn dân tộc trên bán đảo Cao Ly, xuất hiện chính thức từ năm 1883!
Trong ba năm 1945-1948, ngay cả ở miền bắc cũng vẫn sử dụng Thái Cực kỳ, nhưng sau đó chế độ Kim Nhật Thành đã từ bỏ quốc kỳ chung của dân tộc mà thiết kế riêng lá cờ sao đỏ.
Nguyễn Chương
👉 1. “Độc lập” là không có quân đội ngoại bang đóng trên lãnh thổ? Nếu ai nghĩ vậy, nói luôn, trật lất!
Chỉ những người mắc bệnh viêm màng não thì mới quờ quạng nói bừa Hàn Quốc không độc lập bởi vì... có mặt quân đội Mỹ. Nếu phán như vậy, nước Đức có quân đội Mỹ trú đóng, nên Đức cũng không phải là quốc gia độc lập hay sao? Nhắc lại: hồi CHDC Đức (Đông Đức) còn tồn tại trên cõi đời, quân đội Liên Xô đóng quân thiếu gì, như vậy Đông Đức là tay sai của Liên Xô, cũng không độc lập hử?
Tắt một lời, sự có mặt của quân đội nước ngoài không phải là yếu tố nằm trong định nghĩa về nền độc lập của một quốc gia.
👉 2. Vậy, “độc lập” được xác định mần răng? Phải chăng là có một hệ thống hành chánh từ trên xuống dưới với nhân sự cai quản là người bổn xứ? Hẳn nhiên rồi, nhưng chưa đủ.
Nước Đại Nam, giai đoạn 1884-1945, khu trú ở Trung Kỳ với chóp đỉnh có vua và triều đình, xuống dưới có quan tổng, quan huyện, quan xã... đều là người Việt Nam hết ráo, nhưng Đại Nam vẫn không phải là quốc gia độc lập (mà trở thành lãnh thổ bảo hộ, vì người Pháp nắm quyền ngoại giao, tài phán... thay cho Đại Nam).
👉 3. Vậy, để có thể được gọi là “độc lập”, ngoài yếu tố (a) hệ thống hành chính do người bổn xứ điều hành, phải thêm:
(b) nhà nước bổn xứ phải có thẩm quyền hành xử chủ quyền lãnh thổ;
(c) nhà nước bổn xứ sở hữu quyền tài phán, thuế quan... trên lãnh thổ, và sở hữu quyền ngoại giao.
Trong giai đoạn 1945-1948, sau khi Nhựt Bổn đầu hàng, Đồng Minh vô giải giáp bán đảo Cao Ly: miền Nam vĩ tuyến 38 do Mỹ quản trị, miền Bắc thuộc về Liên Xô.
Đồng Minh được phân công hành xử chủ quyền; do đó trong giai đoạn quy định Đồng Minh tạm thời tiếp quản này thì mọi hình thái nhà nước bổn xứ đều không được công nhận như là quốc-gia-độc-lập (vì thiếu đi một yếu tố hệ trọng là: không sở hữu được chủ quyền thực tế trên lãnh thổ)!
Chỉ khi Đồng Minh thực hiện thủ tục giao thẩm quyền cho Kim Nhật Thành phía bắc, Lý Thừa Vãn phía nam, trong năm 1948, đến lúc đó mới có thể nói đến sự ra đời của nền độc lập quốc gia (hậu Thế Chiến II) trên bán đảo Cao Ly.
👉 4. Thực ra, dù đã có được các yếu tố a+b+c (xây dựng chánh quyền, sở hữu lãnh thổ, toàn quyền đánh thuế, quyền xét xử trên lãnh thổ thủ đắc...), nhưng cũng chưa hẳn minh định tư cách của một “quốc gia độc lập”. Trời đất, còn gì nữa?
Nói chuyện thời sự cho sốt dẻo: Nhà nước Hồi giáo IS, cho dù xưng danh với đầy đủ yếu tố a+b+c, nhưng không được cộng đồng quốc tế công nhận (yếu tố d).
Vậy nên, không phải cứ tuyên bố “độc lập” là nghiễm nhiên trở thành quốc gia độc lập đâu! Nếu dễ ợt như vậy, thế giới ắt loạn cào cào, và những kiểu “nhà nước thảo khấu”, “nhà nước mafia” ... tha hồ ra đời.
Nói theo ngôn ngữ luật quốc tế, đó toàn là “pseudo-government” (chánh phủ giả) mà thôi.
👉 5. Một quốc gia độc lập, vậy nên, là một quốc gia phải hội đủ các yếu tố: a+b+c+d.
Nhìn lại bán đảo Cao Ly, thấy gì? Hai bên đua nhau chỉ trích. Triều Tiên nói chánh quyền Hán Thành (Seoul) là tay sai của Mỹ, Hàn Quốc gọi nhà cầm quyền Bình Nhưỡng là phiên thuộc của Liên Xô (sau này là phiên thuộc của Tàu Bắc Kinh).
Xét cho cùng, đó là chuyện nội bộ trong một dân tộc, và là chuyện hậu trường chánh trị giữa hai miền Nam / Bắc đối với các cường quốc.
Hết thảy các trò tuyên truyền chánh trị dù giỏi đến đâu đi nữa, nên nhớ, thì cũng không đủ thẩm quyền để thừa nhận hoặc bài bác tư cách độc lập của những quốc gia nào đó.
Dưới nhãn quan công pháp quốc tế, hễ quốc gia nào hội đủ a+b+c+d, thì đó là quốc gia độc lập - bất chấp những lời chỉ trích giữa đôi bên với nhau.
Vào tháng 9 năm 1991, cả Hàn Quốc (miền nam) lẫn Triều Tiên (miền bắc) chính thức trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc ... Thành thử mới nói: đừng “lậm” tuyên truyền rồi nhìn lịch sử quờ quạng theo kiểu viêm màng não mà không hay!
Trong ba năm 1945-1948, ngay cả ở miền bắc cũng vẫn sử dụng Thái Cực kỳ, nhưng sau đó chế độ Kim Nhật Thành đã từ bỏ quốc kỳ chung của dân tộc mà thiết kế riêng lá cờ sao đỏ.
Nguyễn Chương