“Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn đã rõ ràng” – GS. Trần Ngọc Thêm lên tiếng trong cơn bão dư luận về vụ đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn.
Nhiều người khen ông Thêm trung thực. Trong lúc quyết liệt với nạn đạo văn, tôi cũng muốn khen ông Thêm một câu, như thể dựa hơi vào tiếng nói của người có uy tín như ông. Tuy nhiên, lương tâm của một kẻ sĩ, tôi không thể làm như vậy.
Bởi ngay từ đầu, tôi từng ngạc nhiên khi nghe ông Tồn hùng hồn trên BBC với sự viện dẫn lời ông Thêm, lấy ông Thêm ra “làm chứng” về “cái tâm trong sáng” của mình để mạnh mẽ phản bác người ta đã vu cáo ông đạo văn!
Và cũng thật ngạc nhiên khi thấy ông Thêm lên tiếng trái ngược với điều ông Tồn nói. Tôi buộc phải tìm hiểu ông Thêm là người thế nào trong vụ này.
Thì ra từ năm 2006, ông Tồn đã từng bị cán bộ Viện Ngôn ngữ tố đạo văn khi ông ta gửi hồ sơ phong giáo sư. Khi ấy ông Thêm là Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành (Hội đồng ngành và liên ngành do HĐ CD Nhà nước chỉ định, thực chất cũng thuộc cấp nhà nước). Ông Thêm có thẩm tra và kết luận đúng như nội dung tố cáo. Nhưng ông Thêm lại kết luận: “Về tư tưởng và đạo đức, tác giả Nguyễn Đức Tồn hoàn toàn trong sáng và không có tà ý “đạo văn”. Đó là lý do năm sau nữa, ông Tồn tiếp tục theo đuổi hàm giáo sư và được phong chính thức. Nếu ông Thêm dứt khoát thì chắc chắn ông Tồn không thể leo cao chui sâu để tác oai tác quái trong suốt nhiệm kỳ Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ. Suốt nhiều năm, ông Thêm trở thành chỗ dựa để ông Tồn vững chắc trong sự nghiệp trù dập bất cứ ai lên tiếng nói tố ông Tồn đạo văn.
Bây giờ thì tôi không ngạc nhiên khi ông Tồn vẫn tiếp tục điệp khúc viện dẫn ông Thêm ra làm chứng để tố ngược người tố ông Tồn đạo văn là kẻ vu cáo. Và cũng không ngạc nhiên khi nghe ông Thêm lên tiếng tố ông Tồn như là một kẻ nhân cơ hội hùn gió bẻ măng!
Xin lỗi ông Thêm, tiếng nói của ông có thể hùn cùng cơn bão nhận chìm tên tuổi ông Tồn, nhưng tôi không thích cái lối nói tiền hậu bất nhất nguy hiểm đó. Nếu chiếu theo luật, ông phạm tội không tố giác người phạm tội trong thời điểm đối tượng phạm tội, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng kéo dài!
Chu Mộng Long
Nhiều người khen ông Thêm trung thực. Trong lúc quyết liệt với nạn đạo văn, tôi cũng muốn khen ông Thêm một câu, như thể dựa hơi vào tiếng nói của người có uy tín như ông. Tuy nhiên, lương tâm của một kẻ sĩ, tôi không thể làm như vậy.
Bởi ngay từ đầu, tôi từng ngạc nhiên khi nghe ông Tồn hùng hồn trên BBC với sự viện dẫn lời ông Thêm, lấy ông Thêm ra “làm chứng” về “cái tâm trong sáng” của mình để mạnh mẽ phản bác người ta đã vu cáo ông đạo văn!
Và cũng thật ngạc nhiên khi thấy ông Thêm lên tiếng trái ngược với điều ông Tồn nói. Tôi buộc phải tìm hiểu ông Thêm là người thế nào trong vụ này.
Thì ra từ năm 2006, ông Tồn đã từng bị cán bộ Viện Ngôn ngữ tố đạo văn khi ông ta gửi hồ sơ phong giáo sư. Khi ấy ông Thêm là Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành (Hội đồng ngành và liên ngành do HĐ CD Nhà nước chỉ định, thực chất cũng thuộc cấp nhà nước). Ông Thêm có thẩm tra và kết luận đúng như nội dung tố cáo. Nhưng ông Thêm lại kết luận: “Về tư tưởng và đạo đức, tác giả Nguyễn Đức Tồn hoàn toàn trong sáng và không có tà ý “đạo văn”. Đó là lý do năm sau nữa, ông Tồn tiếp tục theo đuổi hàm giáo sư và được phong chính thức. Nếu ông Thêm dứt khoát thì chắc chắn ông Tồn không thể leo cao chui sâu để tác oai tác quái trong suốt nhiệm kỳ Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ. Suốt nhiều năm, ông Thêm trở thành chỗ dựa để ông Tồn vững chắc trong sự nghiệp trù dập bất cứ ai lên tiếng nói tố ông Tồn đạo văn.
Bây giờ thì tôi không ngạc nhiên khi ông Tồn vẫn tiếp tục điệp khúc viện dẫn ông Thêm ra làm chứng để tố ngược người tố ông Tồn đạo văn là kẻ vu cáo. Và cũng không ngạc nhiên khi nghe ông Thêm lên tiếng tố ông Tồn như là một kẻ nhân cơ hội hùn gió bẻ măng!
Xin lỗi ông Thêm, tiếng nói của ông có thể hùn cùng cơn bão nhận chìm tên tuổi ông Tồn, nhưng tôi không thích cái lối nói tiền hậu bất nhất nguy hiểm đó. Nếu chiếu theo luật, ông phạm tội không tố giác người phạm tội trong thời điểm đối tượng phạm tội, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng kéo dài!
Chu Mộng Long