Cách mạng tạo ra sự thay đổi nhưng đọc và viết mới kiến tạo được văn minh.


Sự lạc hậu của Việt Nam không phải chỉ là sự lạc hậu về máy móc, đường sá, cầu cống... Những thứ đó người ta có thể mua bằng tiền trong thời gian rất ngắn.

Sự lạc hậu còn nằm trong giá trị quan, trong tư duy.

Rất thú vị và cũng rất đau xót khi đọc và so sánh những gì người Nhật và người Việt viết cách đây 100 năm.

Đặt chúng cạnh nhau, sắp xếp theo chủ đề sẽ làm hiện ra nhiều thứ.

Ví dụ ở thời điểm X, người Việt nói , nghĩ thế nào về văn minh, và người Nhật nghĩ thế nào.

Ví dụ ở thời điểm Y, người Việt nói, nghĩ thế nào về giáo dục và ở phía bên kia người Nhật nghĩ thế nào...

Khoảng cách này khó mua được bằng tiền.

Tôi đã dịch xong (tiêu đề thôi ạ) toàn bộ các cuốn sách bán chaỵ của Nhật từ năm 1867 trở lại đây.

Nó là một bản phác thảo về chặng đường đi từ bán khai tới văn minh của một dân tộc "đồng chủng-đồng văn" với người Việt.

Nhìn vào đó sẽ thấy được họ đã quan tâm đến điều gì, nghĩ gì, lo lắng gì và hy vọng gì.

Ở đó, ngoài các cuốn tiểu thuyết lãng mạn đầy chất ngôn tình như "đa tình đa hận" hay các cuốn sách phục vụ đời sống như "Sổ tay hội thoại Nhật-Mỹ" là sự tồn tại của các cuốn sách mới nghe tên đã... nể.

Đó là: Tự trợ luận, Khuyến học, Bàn về tự do, Từ điển triết học...

Có thể nói không thể sai rằng, cách mạng tạo ra sự thay đổi nhưng đọc và viết mới kiến tạo được văn minh.

NCS. Nguyễn Quốc Vương

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ