Đã 43 năm sau ngày chấm dứt chiến tranh, và Việt Nam không còn là nước quá nghèo nữa, nhưng người Việt vẫn ra đi. Câu chuyện 2 đồng hương bỏ mạng ở bờ biển Đài Loan có lẽ chẳng làm ai chú ý, nhưng đối với tôi, sự kiện đó (phải nói đó là ‘sự kiện’) gợi nhớ đến một thời gian đau buồn và nhắc nhở mình là ai…
Lịch sử vượt biển chắc là bắt đầu từ triều Lý. Hoàng tử Lý Long Tường có lẽ là người tị nạn Việt đầu tiên trong lịch sử Việt Nam (năm 1226). Hành trình vượt biển của ông băng qua Biển Đông, tạm dừng chân ở Đài Loan, rồi lại lênh đênh đến tận Cao Ly (tức Hàn Quốc ngày nay). Nhưng thời ông chạy trốn Trần Thủ Độ, đoàn của ông cũng chỉ có khoảng 200 người vượt biển, chứ không như một làn sóng kéo dài hơn 15 năm trong thập niên 1970 – 1980. Ông cũng may mắn là trốn thoát và không thấy nói có ai chết. Nhưng con cháu ông sau này thì chết nhiều vô kể.
Vào thập niên 1970-1980, hàng trăm ngàn người Việt tìm đường ra đi. Có lẽ trong lịch sử kim cổ Việt Nam, chưa bao giờ người Việt chết nhiều như thế và bỏ nước ra đi nhiều như thế. Họ ra đi vì nhiều lý do, nhưng chủ yếu là tìm tự do. Trên đường tìm tự do, đã có rất rất nhiều người bỏ mạng vì đói khát và hải tặc. Không ai biết chính xác có bao nhiêu người chết trên biển, nhưng Liên hiệp quốc ước tính rằng có khoảng 200.000 đến 400.000 người Việt đã chết trên biển Đông.
Có thể nhiều người dửng dưng với con số đó, nhưng đó là một thảm nạn dân tộc. Hai trăm ngàn đến 400 ngàn người chết có nghĩa là tương đương với số tử vong vì tai nạn giao thông trong suốt 22 năm đến 44 năm. Đó là một thiệt hại vô cùng to lớn cho đất nước.
Nhưng ở trong nước rất ít ai biết được sự kiện đó. Mãi đến nay mà vẫn có những em sinh viên từ trong nước sang đây học và ngạc nhiên hỏi tại sao người Việt mình ở đây đông thế! Người biết chút chút và bị tẩy não thì nói những người Việt ở đây là … “phản động.” Họ đâu có được dạy về sử cận đại đầy đủ, do đó họ đâu biết hàng trăm ngàn đồng hương “phản động” đã chết trên đường vượt biển làm cả thế giới xót xa, và tạo ra một danh từ mới trong tiếng Anh: “Boat People” (thuyền nhân).
Việt Nam bây giờ vẫn còn nghèo, nhưng không phải là nước nghèo nhất thế giới nữa. Thu nhập bình quân đã hơn 3.000 USD. Đã có vài tỷ phú đô-la. Đã có tham vọng chế tạo xe hơi. Ấy vậy mà vẫn có người bỏ nước ra đi. Không phải chỉ miền Nam, mà người miền Bắc cũng bỏ nước ra đi. Số ra đi bằng máy bay lên đến 100.000 mỗi năm. Số ra đi bằng vượt biển thì ít hơn, nhưng cũng có năm lên đến hàng ngàn người. Đó là chưa kể những cuộc ra đi bằng đường học hành và làm mướn ở nước ngoài. Tôi nghĩ nếu tính lại thì số người ra đi trong vài năm gần đây có thể còn nhiều hơn cả số người vượt biển thời thập niên 1970 – 1980. Thật vậy, theo Vietnam Finance thì từ 1990 đến 2015 đã có hơn 2,5 triệu người bỏ Việt Nam ra nước ngoài định cư.
Người có tiền thì đi bằng máy bay, người nghèo thì vượt biển và chịu thảm nạn. Như hai đồng hương bỏ mạng tìm đường đến Đài Loan. Có lẽ đối với một nước mà mỗi ngày có 25 người chết vì tai nạn giao thông, thì con số 2 người đồng hương bỏ mạng ở nước ngoài chẳng được ai chú ý. Nhưng sự bỏ mạng của họ ở xứ người là một nỗi xót xa cho những ai còn nghĩ đến tương lai của quê nhà nhưng cũng là một gợi nhớ về một chương sử chưa được viết.
Vấn đề là tại sao sau 43 năm không còn chiến tranh giữa hai miền và đất nước cũng khá rồi, mà vẫn còn người liều chết ra đi. Họ ra đi có lẽ chủ yếu là lý do kinh tế, nhưng cũng có “tị nạn giáo dục” và “tị nạn môi trường” nữa. Khi mấy người đồng hương tìm đường vượt biển qua Úc (phần lớn từ Nghệ An) được các viên chức hữu trách Úc phỏng vấn về lý do, họ thường nói lý do chính là thiếu tự do và tôn giáo. Đó là hai lý do mà tôi nghĩ không có nhà cầm quyền nào muốn nhìn nhận cả. Mà, không chịu nhìn nhận thì người Việt vẫn còn hát câu “Bao nhiêu năm rồi, còn [sẽ] ra đi” của ông Trịnh Công Sơn.
Gs. Nguyễn Văn Tuấn
Những người tị nạn bằng thuyền – thuyền nhân, sau năm 1975.
Lịch sử vượt biển chắc là bắt đầu từ triều Lý. Hoàng tử Lý Long Tường có lẽ là người tị nạn Việt đầu tiên trong lịch sử Việt Nam (năm 1226). Hành trình vượt biển của ông băng qua Biển Đông, tạm dừng chân ở Đài Loan, rồi lại lênh đênh đến tận Cao Ly (tức Hàn Quốc ngày nay). Nhưng thời ông chạy trốn Trần Thủ Độ, đoàn của ông cũng chỉ có khoảng 200 người vượt biển, chứ không như một làn sóng kéo dài hơn 15 năm trong thập niên 1970 – 1980. Ông cũng may mắn là trốn thoát và không thấy nói có ai chết. Nhưng con cháu ông sau này thì chết nhiều vô kể.
Vào thập niên 1970-1980, hàng trăm ngàn người Việt tìm đường ra đi. Có lẽ trong lịch sử kim cổ Việt Nam, chưa bao giờ người Việt chết nhiều như thế và bỏ nước ra đi nhiều như thế. Họ ra đi vì nhiều lý do, nhưng chủ yếu là tìm tự do. Trên đường tìm tự do, đã có rất rất nhiều người bỏ mạng vì đói khát và hải tặc. Không ai biết chính xác có bao nhiêu người chết trên biển, nhưng Liên hiệp quốc ước tính rằng có khoảng 200.000 đến 400.000 người Việt đã chết trên biển Đông.
Có thể nhiều người dửng dưng với con số đó, nhưng đó là một thảm nạn dân tộc. Hai trăm ngàn đến 400 ngàn người chết có nghĩa là tương đương với số tử vong vì tai nạn giao thông trong suốt 22 năm đến 44 năm. Đó là một thiệt hại vô cùng to lớn cho đất nước.
Nhưng ở trong nước rất ít ai biết được sự kiện đó. Mãi đến nay mà vẫn có những em sinh viên từ trong nước sang đây học và ngạc nhiên hỏi tại sao người Việt mình ở đây đông thế! Người biết chút chút và bị tẩy não thì nói những người Việt ở đây là … “phản động.” Họ đâu có được dạy về sử cận đại đầy đủ, do đó họ đâu biết hàng trăm ngàn đồng hương “phản động” đã chết trên đường vượt biển làm cả thế giới xót xa, và tạo ra một danh từ mới trong tiếng Anh: “Boat People” (thuyền nhân).
Việt Nam bây giờ vẫn còn nghèo, nhưng không phải là nước nghèo nhất thế giới nữa. Thu nhập bình quân đã hơn 3.000 USD. Đã có vài tỷ phú đô-la. Đã có tham vọng chế tạo xe hơi. Ấy vậy mà vẫn có người bỏ nước ra đi. Không phải chỉ miền Nam, mà người miền Bắc cũng bỏ nước ra đi. Số ra đi bằng máy bay lên đến 100.000 mỗi năm. Số ra đi bằng vượt biển thì ít hơn, nhưng cũng có năm lên đến hàng ngàn người. Đó là chưa kể những cuộc ra đi bằng đường học hành và làm mướn ở nước ngoài. Tôi nghĩ nếu tính lại thì số người ra đi trong vài năm gần đây có thể còn nhiều hơn cả số người vượt biển thời thập niên 1970 – 1980. Thật vậy, theo Vietnam Finance thì từ 1990 đến 2015 đã có hơn 2,5 triệu người bỏ Việt Nam ra nước ngoài định cư.
Người có tiền thì đi bằng máy bay, người nghèo thì vượt biển và chịu thảm nạn. Như hai đồng hương bỏ mạng tìm đường đến Đài Loan. Có lẽ đối với một nước mà mỗi ngày có 25 người chết vì tai nạn giao thông, thì con số 2 người đồng hương bỏ mạng ở nước ngoài chẳng được ai chú ý. Nhưng sự bỏ mạng của họ ở xứ người là một nỗi xót xa cho những ai còn nghĩ đến tương lai của quê nhà nhưng cũng là một gợi nhớ về một chương sử chưa được viết.
Vấn đề là tại sao sau 43 năm không còn chiến tranh giữa hai miền và đất nước cũng khá rồi, mà vẫn còn người liều chết ra đi. Họ ra đi có lẽ chủ yếu là lý do kinh tế, nhưng cũng có “tị nạn giáo dục” và “tị nạn môi trường” nữa. Khi mấy người đồng hương tìm đường vượt biển qua Úc (phần lớn từ Nghệ An) được các viên chức hữu trách Úc phỏng vấn về lý do, họ thường nói lý do chính là thiếu tự do và tôn giáo. Đó là hai lý do mà tôi nghĩ không có nhà cầm quyền nào muốn nhìn nhận cả. Mà, không chịu nhìn nhận thì người Việt vẫn còn hát câu “Bao nhiêu năm rồi, còn [sẽ] ra đi” của ông Trịnh Công Sơn.
Gs. Nguyễn Văn Tuấn