“Đẻ con thì đau đớn, chăm con thì cực khổ, nhưng tất cả không khổ bằng việc dạy con”. Làm sao để dạy một đứa trẻ trở thành người có nhân cách tốt, hiểu chuyện và cư xử đúng mực là điều không phải dễ dàng.
“Con xin lỗi cái bàn đi”
Khi con trai được 2 tuổi. Một ngày nào đó, đầu đụng phải góc bàn, đầu sưng một cục, khóc òa lên.
Hơn 1 phút sau, tôi đi đến chiếc bàn và hỏi:
“Cái bàn à, là ai đụng bàn đau thế? Sao khóc lóc thương tâm thế kia?
Con trai ngừng khóc, nước mắt lưng tròng nhìn tôi. Tôi sờ sờ cái bàn, hỏi con trai rằng:
“Là ai vậy? Là ai đã đụng chiếc bàn?”
“Con, ba ơi, là con đụng!”
“Ồ, là con đụng à, vậy con không mau nghiêng mình với cái bàn, nói tiếng xin lỗi đi!”.
Con trai nuốt nước mắt, cúi mình, nói: “Xin lỗi”.
Từ đó, con trai đã học được tính có trách nhiệm và đảm đương!
Dạy con tính cẩn thận
“Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi”
Con trai 5 tuổi. Chập tối dẫn con đi bộ đi ngang qua cây cầu nhỏ, dưới cầu nước trong thấy được cả đáy, nước chảy cuồn cuộn.
Con trai ngẩng đầu nhìn tôi: “Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi”. Tôi có phần sửng sốt.
“Được thôi, ba sẽ cùng con nhảy xuống. Nhưng chúng ta hãy về nhà trước đã, thay quần áo một chút”.
Về nhà, con trai hay quần áo xong, nhìn thấy một chậu nước trước mặt, ngơ ngác không hiểu.
“Con trai, xuống nước bơi cần phải vùi đầu vào trong nước, điều này con không hiểu sao?”. Con trai gật đầu.
“Vậy thì bây giờ chúng ta hãy tập luyện một chút, xem thử con có thể vùi đầu được bao lâu”. Tôi nhìn đồng hồ. “Bắt đầu!”. Con trai vùi mặt vào trong nước, hào khí ngất trời. Chỉ được 10 giây:
“Úi trời, ba ơi, sặc nước rồi, khó chịu thật”.
“Vậy sao? Một chút nhảy xuống sông, có thể sẽ làm khó chịu hơn nhiều đấy”.
“Ba ơi, chúng ta có thể không đi nhảy xuống nước nữa được không?”
“Được thôi, không đi thì không đi”.
Từ đó, con trai đã học được tính cẩn thận và không lỗ mãng, suy nghĩ cho kỹ rồi mới làm.
Cách dạy con độc đáo
Trong lịch sử, những người con nhờ sự giáo dục của mẹ mà trở thành người gương mẫu, trở thành những vị quan tốt là nhiều không đếm xuể. Những người mẹ ấy không chỉ nuôi dưỡng mà còn dùng chính đức hạnh của bản thân mình để giáo hóa con cái đạo làm người. Nhờ đó mà khiến cho con trở thành những người có phẩm chất đạo đức cao thượng, được hậu nhân đời đời ca ngợi.
Đào mẫu tên thật là Trạm Thị là mẹ của Đào Khản. Bà được xưng là một trong những lương mẫu nổi tiếng thời Trung Hoa cổ đại. Phương pháp dạy con và cách đối đãi khoan dung của bà với người khác khiến người đời sau không ngừng tán dương.
Đào Khản (259 -334) tự là Sĩ Hành, là người Tầm Dương. Ông sớm mồ côi cha từ nhỏ, gia cảnh vô cùng bần hàn. Mẹ ông đã một mình chịu đựng vất vả, dựa vào dệt vải may áo kiếm sống, nuôi con ăn học. “Tiệt phát diên tân” , “Phong đàn thối trả” là hai điển cố nổi tiếng về cách dạy con của mẹ Đào Khản được lưu truyền hàng ngàn năm qua. Cũng từ đức hạnh và cách dạy con của mình mà bà được người đời tôn là “người mẹ tài đức”.
Mẹ cắt tóc đổi lấy thức ăn để tiếp đãi bạn của con
Lúc Đào Khản còn trẻ, có một hôm tuyết rơi đầy trời. Bạn của Đào Khản là Hiếu liêm Phạm Quỳ ở Bà Dương đến chơi nhà. Đào Khản bởi vì nhà quá nghèo túng, không có gì tiếp đãi bạn nên trong lòng vô cùng lo âu. Đào mẫu thấy vậy liền an ủi con trai, nói: “Con cứ lo việc giữ khách lại đi, mẹ sẽ nghĩ cách để tiếp đãi bạn con.”
Thế rồi bà lấy kéo cắt tóc của mình đem đổi lấy rượu và đồ ăn, lấy cỏ khô lót trên giường cắt nhỏ cho ngựa của Phạm Quỳ ăn. Phạm Quỳ sau khi biết được việc này, đã xúc động nói: “Chỉ người mẹ như vậy mới có thể giáo dục ra một người con nhân tài như Đào Khản!”
Việc làm “cắt tóc đổi thức ăn” để tiếp đãi bạn của con đã khắc sâu vào trong tâm trí của Đào Khản. Mặc dù cảnh nhà nghèo khó, nhưng Đào mẫu luôn dùng đạo đức tốt đẹp để đối đãi với bạn của con và mọi người. Vì thế sau này, khi đã làm quan lớn, Đào Khản vẫn luôn ghi nhớ, dùng lòng cung kính, đạo đức tốt đẹp và lễ phép để đối đãi với người khác.
(Sưu tầm)
“Con xin lỗi cái bàn đi”
Khi con trai được 2 tuổi. Một ngày nào đó, đầu đụng phải góc bàn, đầu sưng một cục, khóc òa lên.
Hơn 1 phút sau, tôi đi đến chiếc bàn và hỏi:
“Cái bàn à, là ai đụng bàn đau thế? Sao khóc lóc thương tâm thế kia?
Con trai ngừng khóc, nước mắt lưng tròng nhìn tôi. Tôi sờ sờ cái bàn, hỏi con trai rằng:
“Là ai vậy? Là ai đã đụng chiếc bàn?”
“Con, ba ơi, là con đụng!”
“Ồ, là con đụng à, vậy con không mau nghiêng mình với cái bàn, nói tiếng xin lỗi đi!”.
Con trai nuốt nước mắt, cúi mình, nói: “Xin lỗi”.
Từ đó, con trai đã học được tính có trách nhiệm và đảm đương!
Dạy con tính cẩn thận
“Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi”
Con trai 5 tuổi. Chập tối dẫn con đi bộ đi ngang qua cây cầu nhỏ, dưới cầu nước trong thấy được cả đáy, nước chảy cuồn cuộn.
Con trai ngẩng đầu nhìn tôi: “Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi”. Tôi có phần sửng sốt.
“Được thôi, ba sẽ cùng con nhảy xuống. Nhưng chúng ta hãy về nhà trước đã, thay quần áo một chút”.
Về nhà, con trai hay quần áo xong, nhìn thấy một chậu nước trước mặt, ngơ ngác không hiểu.
“Con trai, xuống nước bơi cần phải vùi đầu vào trong nước, điều này con không hiểu sao?”. Con trai gật đầu.
“Vậy thì bây giờ chúng ta hãy tập luyện một chút, xem thử con có thể vùi đầu được bao lâu”. Tôi nhìn đồng hồ. “Bắt đầu!”. Con trai vùi mặt vào trong nước, hào khí ngất trời. Chỉ được 10 giây:
“Úi trời, ba ơi, sặc nước rồi, khó chịu thật”.
“Vậy sao? Một chút nhảy xuống sông, có thể sẽ làm khó chịu hơn nhiều đấy”.
“Ba ơi, chúng ta có thể không đi nhảy xuống nước nữa được không?”
“Được thôi, không đi thì không đi”.
Từ đó, con trai đã học được tính cẩn thận và không lỗ mãng, suy nghĩ cho kỹ rồi mới làm.
Cách dạy con độc đáo
Trong lịch sử, những người con nhờ sự giáo dục của mẹ mà trở thành người gương mẫu, trở thành những vị quan tốt là nhiều không đếm xuể. Những người mẹ ấy không chỉ nuôi dưỡng mà còn dùng chính đức hạnh của bản thân mình để giáo hóa con cái đạo làm người. Nhờ đó mà khiến cho con trở thành những người có phẩm chất đạo đức cao thượng, được hậu nhân đời đời ca ngợi.
Đào mẫu tên thật là Trạm Thị là mẹ của Đào Khản. Bà được xưng là một trong những lương mẫu nổi tiếng thời Trung Hoa cổ đại. Phương pháp dạy con và cách đối đãi khoan dung của bà với người khác khiến người đời sau không ngừng tán dương.
Đào Khản (259 -334) tự là Sĩ Hành, là người Tầm Dương. Ông sớm mồ côi cha từ nhỏ, gia cảnh vô cùng bần hàn. Mẹ ông đã một mình chịu đựng vất vả, dựa vào dệt vải may áo kiếm sống, nuôi con ăn học. “Tiệt phát diên tân” , “Phong đàn thối trả” là hai điển cố nổi tiếng về cách dạy con của mẹ Đào Khản được lưu truyền hàng ngàn năm qua. Cũng từ đức hạnh và cách dạy con của mình mà bà được người đời tôn là “người mẹ tài đức”.
Mẹ cắt tóc đổi lấy thức ăn để tiếp đãi bạn của con
Lúc Đào Khản còn trẻ, có một hôm tuyết rơi đầy trời. Bạn của Đào Khản là Hiếu liêm Phạm Quỳ ở Bà Dương đến chơi nhà. Đào Khản bởi vì nhà quá nghèo túng, không có gì tiếp đãi bạn nên trong lòng vô cùng lo âu. Đào mẫu thấy vậy liền an ủi con trai, nói: “Con cứ lo việc giữ khách lại đi, mẹ sẽ nghĩ cách để tiếp đãi bạn con.”
Thế rồi bà lấy kéo cắt tóc của mình đem đổi lấy rượu và đồ ăn, lấy cỏ khô lót trên giường cắt nhỏ cho ngựa của Phạm Quỳ ăn. Phạm Quỳ sau khi biết được việc này, đã xúc động nói: “Chỉ người mẹ như vậy mới có thể giáo dục ra một người con nhân tài như Đào Khản!”
Việc làm “cắt tóc đổi thức ăn” để tiếp đãi bạn của con đã khắc sâu vào trong tâm trí của Đào Khản. Mặc dù cảnh nhà nghèo khó, nhưng Đào mẫu luôn dùng đạo đức tốt đẹp để đối đãi với bạn của con và mọi người. Vì thế sau này, khi đã làm quan lớn, Đào Khản vẫn luôn ghi nhớ, dùng lòng cung kính, đạo đức tốt đẹp và lễ phép để đối đãi với người khác.
(Sưu tầm)