Nhân hội nghị của Hội đồng Linh mục Liên bang diễn ra từ 11 đến 14 tháng tư 2004 tại thành phố Atlanta (bang Georgia, Hoa Kỳ), cha Timothy Radcliffe, nguyên Bề trên Tổng quyền Dòng Anh Em Thuyết Giáo được mời thuyết trình về những vấn đề đang gây khủng hoảng cho Giáo hội Hoa Kỳ. Dưới đây là toàn văn bài thuyết trình của cha do Bùi Thiện chuyển ngữ từ La documentation catholique, số 2322, 17-10-2004).
“Làm thế nào để trở thành người mang tin mừng ?” Đó là đề tài mà người ta yêu cầu tôi trình bày. Điều ấy giả định rằng chính chúng ta đã chạm tới niềm vui nhất định nào đó rồi. Nếu bạn u sầu thảm não, ai sẽ tin Tin Mừng là một tin vui ? Nietzsche từng bảo các môn đệ của Đức Giê-su phải có vẻ “được cứu độ” hơn một chút nữa.
Có nhiều lý do cho thấy hình như chúng ta đang mất tinh thần. Giáo hội đang trải qua một cuộc khủng hoảng về thất vọng. Có lẽ ở Hoa Kỳ nặng nề nhất, giới Công giáo hình như đang chia rẽ rất sâu sắc. Phần lớn các giáo phận và dòng tu phải chịu đựng nỗi đau thiếu vắng ơn gọi. Nhiều linh mục đã ra đi, đó là chưa nói đến những vụ tai tiếng tệ hại nhất về việc lạm dụng tình dục trẻ em và những biện pháp xử lý dành cho họ. Vì vậy, nếu anh em có mất tinh thần thì cũng là điều dễ hiểu thôi. Việc một tài xế tắc xi hay một ông luật sư có sống vô luân thì cũng chẳng mâu thuẫn gì với nghề nghiệp của họ. Một viên kế toán hay một ông thợ cắt tóc có thể thường xuyên bị trầm cảm cũng chẳng sao trừ khi điều ấy ảnh hưởng đến chất lượng công việc của họ. Ngược lại, một linh mục không có đạo đức thì không có khả năng chu toàn sứ mạng của mình.
Tôi không biết anh em có mất tinh thần hay không. Kinh nghiệm của cá nhân tôi về các linh mục Hoa Kỳ khiến tôi nghĩ rằng điều ấy có thật mặc dù Tin Mừng luôn mang lại niềm vui. Có lẽ cũng giống như ở Ireland. Lần cuối cùng tôi đến đất nước ấy, nhiều linh mục bảo tôi hàng giáo sĩ đã mất tinh thần, chỉ trừ họ ! Mong sao họ luôn bình an vô sự. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn giữ được niềm vui trong Chúa, cũng chẳng vô ích khi lưu ý đến những thách đố khác nhau mà chúng ta phải nêu lên và cùng nhau xem xét để có thể vui vẻ đối mặt với nó. Việc đầu tiên phải làm có lẽ là an vui trong cuộc khủng hoảng đang chạm đến Giáo hội vì chính nó giúp chúng ta chia sẻ cuộc khủng hoảng thất vọng đang diễn ra trong xã hội chúng ta. Chúng ta cùng hiệp thông đau khổ với anh em đồng loại của mình. Oliver Bennet thuộc đại học Warwick ở Anh Quốc có viết một cuốn sách nhan đề Cultural Pessimism: Narratives of Decline in the Postmoderne Word[1]. Toàn xã hội vẫn luôn mơ ước “bao giờ trở lại ngày xưa”. Thế nhưng tác giả chỉ rõ rằng xã hội phương Tây ngày nay tin rằng mình đang tàn lụi, và điều đó khiến người ta đau khổ. Bạo lực gia tăng trong các thành phố, mạng lưới sức khoẻ vỡ tung, sida đang thắng thế, lục địa châu Phi đang trôi dạt, chủ nghĩa khủng bố đang bành trướng và chiến tranh đang tàn phá Iraq. Tất cả đang bị cuốn theo dòng nước.
Theo giáo lý Ki-tô giáo, thất vọng không có nghĩa là cả thế giới đang cảm thấy bất hạnh, ngay cả khi số người tự tử gia tăng khắp nơi trên thế giới, từ Hoa Kỳ cho đến Nhật Bản. Sở dĩ thế giới thất vọng vì người ta không tin tưởng vào tương lai của nhân loại. Cụ Abraham là biểu tượng về niềm hy vọng của chúng ta. Chúng ta hoàn toàn không hay biết lúc đến Đất Hứa cụ đã vui sướng tới mức nào. Nếu cụ giống như tôi, chắc chắn cụ cũng đang tự hỏi có bao nhiêu thứ mình quên bỏ vào va li !
Suốt phần lớn đời tôi, niềm hy vọng Ki-tô giáo dựa trên tuổi thơ với niềm tin đầy thế tục, tin tưởng vào sự tiến bộ. Mỗi năm có hàng lô phát minh. Càng lớn lên, máy tính dần thế chỗ cho những tiến bộ. Nhiều quốc gia được giải phóng khỏi ách đô hộ của Đế quốc Anh. Người ta bắt đầu ăn ngon hơn trong những nhà hàng Anh, ấy là nói vậy ! Chúng tôi có thể thưởng thức món ốc và đùi ếch, và khi cha tôi vừa quay lưng lại, mẹ tôi liền cho tỏi vào vào thức ăn. Vương quốc Thiên Chúa hẳn đang cận kề ! Nhưng kể từ cuối cuộc Chiến tranh lạnh, niềm tin vào tiến bộ đã tiêu tan. Thậm chí Fukuyanma còn dám bảo đảm với chúng ta rằng đó là đoạn cuối của lịch sử.
Văn hoá chúng ta có hai chuyện đáng kể lại. Chuyện thứ nhất về vũ trụ. Bọn trẻ mới lớn đã biết vũ trụ ra đời từ Big Bang (vụ Nổ Lớn) và sẽ kết thúc với Big Chill (vụ Đại Hàn), lúc đó trái đất và vũ trụ sẽ lạnh dần trước khi chết. Nhưng chuyện này chẳng đáng để chúng ta bận tâm. Chúng chẳng có nghĩa lý gì đối với chúng ta. Chúng ta còn chưa chào đời khi con khủng long cuối cùng biến mất và chúng ta sẽ biến mất trước nhiều loài côn trùng. Cuộc hành trình của chúng ta trên trái đất này chẳng thay đổi tí gì về câu chuyện vốn chẳng đem lại cho mình chút hy vọng nào. Câu chuyện thứ hai về điều mà ngày nay chúng ta đang tìm cách sống với cái tự mệnh danh là “cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố”. Nhưng câu chuyện này thuộc loại nào ? Liệu chúng ta có thể nói về chiến thắng nào ? Bạo lực ngày càng gia tăng, đó là điều mà cuộc chiến chống khủng bố hứa hẹn với chúng ta. Điều ấy chẳng phải là một câu chuyện đáng thất vọng sao ?
Có một ước muốn thực sự về thiên đường nhưng cũng có cả sự nghi ngờ thực thụ đối với những người tuyên bố mình biết đường tới thiên đường. Vả lại, chính những kẻ tự cho mình biết đường tới thiên đường này đã đóng đinh thế kỷ XX. Hàng chục triệu người bị thảm sát nhân danh thiên đường Xô Viết. Sáu triệu người Do Thái bị tiêu diệt vì thiên đường Aryens. Tháng năm năm ngoái, tôi có ghé thăm bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng ở Phnom Penh, một trại tập trung giữa hàng chục trại ở Cambodge. Ai cản lối đường đến thiên đường Pol Pot đều bị thảm sát. Đức Giám mục Phnom Penh bảo tôi rằng tất cả những người chân yếu tay mềm, những ai nói thứ tiếng khác tiếng Khmer hoặc mang kính đều bị bắt. Bọn cai ngục không đủ thời giờ thiêu huỷ tài liệu trước khi chạy trốn. Vì vậy trung tâm đầy rẫy hàng trăm ngàn tấm hình các tù nhân, phần lớn đều là những người trẻ tuổi. Một số người có ánh mắt vô hồn trong khi số khác – có vẻ còn rất trẻ – lại có vẻ vui tươi, hy vọng được sống sót nhờ nụ cười của mình. Nhưng duy chỉ có một người trong số họ sống sót. Giấc mơ tư bản tự giết chết và huỷ hoại mình. Vì vậy, thế giới khao khát hy vọng, khao khát một góc thiên đường nhưng lại nghi ngờ những ai nói rằng họ biết làm thế nào để đến đó, điều ấy cũng dễ hiểu thôi.
Chúng ta (những Ki-tô hữu) không có la bàn để hướng dẫn nhân loại. Đừng giở sách Khải huyền và đọc: “Còn ít nhất năm tai ương nữa. Hơn hai tai ương và sẽ kết thúc”. Không hơn gì những người khác, chúng ta cũng chẳng biết điều gì đang chờ đợi nhân loại trong những thế kỷ sắp tới. Niềm tin vào sự tiến bộ đã biến mất, chúng ta phải đạt cho được niềm hy vọng đích thực của Ki-tô giáo. Nếu chúng ta đạt được điều đó thì nhân loại sẽ khám phá rằng, chúng ta, những người con của Giáo hội, có thể trao tặng cho con người điều họ đang tìm kiếm.
Hãy nhìn lại bữa Tiệc ly. Đó là câu chuyện về Giao Ước Mới giữa Thiên Chúa và tất cả chúng ta. Nghịch lý là bữa Tiệc ly diễn ra vào giây phút mà các môn đệ đang mất phương hướng. Rõ ràng họ mới đến Jerusalem lòng tràn đầy hy vọng. Có lẽ họ nghĩ rằng Đấng Messia sẽ cầm đầu nhóm khởi nghĩa chống quân La Mã. Như hai môn đệ trên đường Emmaus đã thổ lộ với Đức Giê-su: “Và chúng tôi hy vọng Người sẽ giải phóng Israel !” (Lc 24, 21). Nhưng tất cả đã tan thành mây khói kể từ bữa Tiệc ly. Giu-đa đã bán đứng Đức Ki-tô, ông Phê-rô sắp phản bội thầy và số còn lại mạnh ai nấy thoát.
Đó là một nghịch lý kỳ lạ. Lịch sử của chúng ta diễn ra ngay khi câu chuyện [bữa Tiệc ly] đến hồi kết thúc. Cộng đoàn chúng ta được khai sinh vào lúc bị tan rã. Bí tích hy vọng thuật lại cho chúng ta câu chuyện mất hết mọi hy vọng. Vả lại, nghịch lý còn đi xa hơn nữa bởi những từ ngữ kể lại với chúng ta câu chuyện này, các Tin Mừng, lại đến với chúng ta từ cuộc khủng hoảng lớn lần thứ hai. Trong khi Giáo hội lan rộng khắp toàn Đế quốc và các Ki-tô hữu phải chịu tù đày, bức hại, họ lại nhanh chóng tìm thấy một câu chuyện khác giúp họ sống còn. “Anh em ơi, rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi. Đức Ki-tô sẽ sớm trở lại”. Nhưng thánh Phê-rô và thánh Phao-lô đều đã chết, các Ki-tô hữu ở La Mã phản bội lẫn nhau và tất cả đều sụp đổ. Chẳng có một dấu hiệu nhỏ nào cho thấy Đức Giê-su sẽ trở lại lần thứ hai trong vinh quang ! Nhưng Lời đã trở thành phàm nhân bởi các Tin Mừng. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ nghe nói đến thánh Mác-cô, Lu-ca, Mát-thêu hay Gioan nếu các sách Tin Mừng không được truyền bá từ cuộc khủng hoảng này.
Cứ mỗi lần chúng ta quy tụ quanh bàn tiệc Thánh thể, chúng ta lại nhắc nhở nhau về niềm hy vọng của chúng ta vốn dựa trên sự mất mát của câu chuyện dài nhiều tập này. Trần thuật bữa Tiệc ly cũng phát xuất từ cuộc khủng hoảng thứ hai từng chứng kiến cảnh biến mất của một câu chuyện khác. Với tư cách là những Ki-tô hữu, vì vậy chúng ta không phải sợ cuộc khủng hoảng mà ngày nay cộng đoàn chúng ta đang trải qua. Những cuộc khủng hoảng, đó là “spécialité de la maison” [2]. Giáo hội thoát thai từ một trong những cuộc khủng hoảng ấy. Chính khủng hoảng canh tân và làm cho Giáo hội tươi trẻ lại. Làm thế nào để cuộc khủng hoảng này làm cho Giáo hội yêu dấu của chúng ta tươi trẻ lại đây ?
Ngày hôm nay tôi quyết định đề cập những thách thức mà chúng ta, những người linh mục, phải đối mặt trong việc chúng ta tự đồng nhất với Giáo hội phổ quát. Tôi sẽ dừng lại trên ba thách thức đặc biệt khó tháo gỡ nhất. Thách thức thứ nhất liên quan đến khoảng cách giữa giáo huấn của Giáo hội với kinh nghiệm của đa số các Ki-tô hữu đang sống với chúng ta. Thách thức thứ hai là sự chia rẽ ngay trong lòng Giáo hội. Và cuối cùng, chúng ta sẽ xem xem làm thế nào để sống trong giai đoạn mà Giáo hội phải hứng chịu quá nhiều tai tiếng phát sinh từ cộng đoàn chúng ta.
Tiến thoái lưỡng nan
Sở dĩ có nhiều linh mục mất tinh thần, ít ra như ở Anh Quốc, là bởi vì họ không biết rằng họ phải tự đồng hoá mình với cộng đoàn địa phương hay với Giáo hội phổ quát. Phần lớn các linh mục chỉ tự đồng nhất mình với Giáo hội địa phương mà thôi. Ý nghĩa ơn gọi chúng ta phát xuất từ đời sống mà chúng ta đang chia sẻ với Dân Thiên Chúa. Chúng ta cùng chiến đấu và chiến thắng với họ, cùng đồng hành với họ trong thất bại và được nuôi dưỡng nhờ niềm tin của họ. Nhưng người linh mục còn là hiện thân của Giáo hội phổ quát. Lời rao giảng của chúng ta không phải để quảng cáo cho một món hàng nào đó hay để truyền bá những tư tưởng của riêng mình. Chúng ta được kêu gọi để loan báo Tin Mừng và giáo huấn của Giáo hội. Nhưng đôi khi chúng ta nhận thấy vẫn có hố phân cách thực sự giữa những gì chúng ta tập trung giảng dạy, nhất là về phương diện luân lý, với kinh nghiệm sống của dân Thiên Chúa, vì đối với họ lời rao giảng của chúng ta có vẻ không thể hiểu nổi và quá xa rời tế. Hơn nữa đôi khi người tín hữu cảm thấy bối rối.
Có lẽ điều này ở Anh nổi cộm hơn ở Mỹ. Thật vậy, anh em đang sống trong một đất nước vô cùng sùng đạo, ít ra là trên phương diện thực hành, trong khi ở Anh là một trong những nơi bị tục hoá nhiều nhất thế giới. Nhưng kinh nghiệm riêng cho tôi thấy rằng ngay cả những người Công giáo còn giữ đạo cũng khó lòng hiểu nổi những giáo huấn về luân lý của Giáo hội, nhất là về tính dục. Ngày nay, đa số nam giới và nữ giới không sống đời sống tính dục trong hôn nhân vì mục đích sinh con đẻ cái. Phần lớn các bạn trẻ mà tôi quen biết hoặc đang làm “bồ nhí”, sử dụng các biện pháp tránh thai hoặc đã ly dị và tái hôn, thậm chí có cả người đồng tính luyến ái nữa.
Làm thế nào để chúng ta có thể sống danh phận của người linh mục với Dân Thiên Chúa, làm sao để xây dựng một cộng đoàn khi người ta coi chúng ta như hiện thân của một phiên bản luân lý rất khó áp dụng, thậm chí đáng vứt bỏ nữa ? Tôi chẳng mấy khi quan tâm đến chân lý của giáo huấn này nhưng lại để ý đến sự vô minh hay cái vẻ không thể thực hiện đối với một số diễn từ của Giáo hội. Chúng ta có đánh giá cao và vững tin vào giáo huấn luân lý của Giáo hội cũng vô ích, chẳng có gì ngăn cản chúng ta mất tinh thần do những vực thẳm giữa thông điệp mà chúng ta rao giảng với đời sống của những con người đang cùng sống với chúng ta. Anh em hãy thành thực: ở địa vị của họ, chúng ta cũng bối rối như họ thôi.
Cộng đoàn chúng ta quy tụ quanh bàn tiệc Thánh thể, bí tích hiệp nhất, trong khi nhiều người cảm thấy bị loại trừ chỉ vì họ đang sống trong “tình trạng bất thường” như người ta vẫn nói. Nhưng những người này, theo thống kê, họ lại sống hoàn toàn bình thường ! Dĩ nhiên có những “giải pháp mục vụ”, như nhiều người vẫn áp dụng để chỉnh đốn hàng ngũ dù không thực sự tin tưởng. Nhưng hành động theo kiểu đó là thất vọng và từ chối đối mặt với đề tài ngày nay đang hấp dẫn chúng ta.
Hố sâu giữa giáo huấn Giáo hội và kinh nghiệm thường nhật của Dân Thiên Chúa không ngừng bị đào sâu ngay từ thế kỷ XVII. Vào thời Trung đại, thần học luân lý được xem như một sự khôn ngoan thực tế, không tách rời với đời sống thường nhật. Nhưng sau Cải cách và những cuộc cãi vã chua cay dẫn đến cuộc Chiến tranh Ba mươi năm bỗng nổi lên nhu cầu tự biểu hiện mọi mặt. Sau những cuộc chiến tranh tôn giáo này, người ta lại muốn được giảng dạy những điều chắc chắn dựa trên những nguyên lý trừu tượng không có chỗ cho những nghi ngờ. Kể từ đó, hố ngăn cách không ngừng bị đào sâu thêm, và ngày nay những lời giáo huấn hoa mỹ của chúng ta về luân lý thường “ngàn trùng xa cách” với thực tế của cộng đồng chúng ta.
Làm thế nào để chúng ta sống trong không gian giữa nhãn quan luân lý của Giáo hội và đời sống thường nhật của người tín hữu mà không làm chúng ta mất tinh thần ? Thậm chí làm sao để chúng ta có thể sống tình trạng này trong an vui ? Cha Tony Philpot, linh mục triều rất nổi danh ở Anh kể rằng mấy năm trước ông có tham dự một buổi thuyết trình của đức Hồng y Ratzinger ở Cambridge. Đức hồng y trình bày rất tuyệt vời về những nguyên tắc luân lý tổng quát. Nhưng khi trở về giáo xứ, đứng trước những tín hữu đang đấu tranh để được tiếp tục sống trong thành phố của họ, cha Philpot mới vỡ lẽ bài thuyết trình của đức hồng y chẳng có nghĩa lý gì cả. Theo cha Tony, các linh mục được kêu gọi để sống giữa cái phổ quát và cái đặc thù, khoảng cách trung gian này nằm giữa bài diễn văn trừu tượng với đời sống cụ thể.
Đó là một khởi đầu tốt đẹp: nên biết rằng chúng ta thuộc vùng trung gian này. Tình trạng tiến thoái lưỡng nan ấy là cơm bánh hằng ngày của chúng ta. Tôi xin mạn phép đề nghị bước thứ hai. Lời trở thành phàm nhân đang ngụ trong lòng đức tin của chúng ta. Lời không bao giờ bị trừu tượng hoá, chung chung và xa vời. Lời Tin Mừng không ngừng tái sinh dù ở Anh Quốc, ở Brazil hay ở Roma. Với tư cách là những linh mục, chúng ta không thể tặng ban một lời trừu tượng. Chúng ta phải tìm cách tái sinh lời Tin Mừng trong cộng đồng nơi chúng ta đang sống, bằng ngôn ngữ riêng, với những giai tầng xã hội, với những thành công và thất bại, với sự thịnh vượng lẫn nghèo nàn của cộng đồng ấy. Người linh mục giống như một bà đỡ thực thụ. Người linh mục lắng nghe Tin Mừng và các giáo huấn của Giáo hội và cùng với cộng đoàn của mình thực hiện những điều ấy bằng văn hoá bản địa. Người linh mục luôn tìm cách làm thế nào để Lời Thiên Chúa có thể sinh ra từ cộng đoàn của mình, ở đây vào lúc này, như một đứa trẻ sơ sinh, với sự mới mẻ vĩnh cửu của Thiên Chúa.
Hố thẳm giữa giáo huấn của Giáo hội với đời sống thường nhật của người tín hữu là nỗi đau thật sự. Và chính vì vậy mà chúng ta được mời gọi hãy mang trong mình trái tim biết chia sẻ. Nhưng chúng ta vẫn ở bên cạnh cộng đoàn mình ngõ hầu làm cho lời đổi mới mỗi ngày, ngõ hầu chuyện nhập thể lại tái diễn trong chúng ta và qua chúng ta. Để thực hiện được điều đó, chúng ta nhất thiết phải đồng hoá mình với những người cảm thấy bị loại trừ khỏi Giáo hội vì “tình trạng bất thường” của họ. Chúng ta hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ, hãy lắng nghe bằng đôi tai của họ, hãy nhìn bằng đôi mắt của họ, hãy cảm nhận những gì họ đang cảm thấy. Hãy trở nên giống như họ. Như vậy chúng ta sẽ cùng với họ khám phá ra làm cách nào để rao giảng Lời Thiên Chúa và giáo huấn của Giáo hội.
Theo thánh Thomas thành Aquino, có một mối liên hệ vô cùng mạnh mẽ giữa việc giáo huấn và tình bằng hữu. Chỉ mình Thiên Chúa mới có thể giảng dạy theo đúng nghĩa của từ ngữ này. Chính hồng ân Thiên Chúa trong tim chúng ta giảng dạy. Thánh Thomas thành Aquino đặc biệt đánh giá cao bản văn giải thích tại sao chỉ có một tôn sư duy nhất trên trời. Người cũng thích bản văn nói rằng chỉ có một tôn sư nhưng không phải là vị đang sống ở Roma ! Người không ngừng tham khảo từ vị ấy. Nhưng theo thánh Thomas, bạn hữu cũng có khả năng giảng dạy vì đối với tôi họ là một tôi khác. Bạn hữu dạy chúng ta từ trong tâm hồn, có thể nói như vậy.
Hố thẳm giữa cái trừu tượng và cái cụ thể đau đớn thật đấy nhưng đó là nỗi đau sinh hạ. Và chúng ta đều biết trong việc sinh hạ, niềm vui tiếp nối đau đớn. “Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình ; nhưng sinh con rồi thì không nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian” (Ga 16, 21). Chúng ta là những bà mụ của việc sinh hạ Lời trong thế giới mà chúng ta đang sống.
Nếu chúng ta muốn vượt qua tình trạng tiến thoái lưỡng nan này, chúng ta cần có nhau, chúng ta cần có sự nâng đỡ của các anh em linh mục. Chúng ta thuộc về Giáo hội phổ quát và chúng ta là những đại diện của Giáo hội ấy. Chúng ta thuộc về cộng đoàn địa phương và chúng ta cùng chia sẻ đời sống của cộng đoàn ấy. Sức hút lưỡng cực này có thể giản lược chúng ta thành từng mảnh nhỏ nếu chúng ta không đề phòng. Nói “có” với trật tự Giáo hội là trở thành những phát ngôn viên của Giáo hội ; nói “không”, nghĩa là kẻ luôn phản loạn chống lại Huấn quyền. Quyết định một lựa chọn có thể huỷ diệt chúng ta với tư cách là người trung gian và bà đỡ.
Để có thể chịu đựng căng thẳng này, chúng ta, những linh mục, cần được nâng đỡ bằng sức mạnh liên đới. Chúng ta có thể hình dung NFPC (National Federation of Priests' Councils) như công đoàn các bà đỡ của Giáo hội. Điều này dẫn đến việc tự giải thoát khỏi chủ nghĩa cá nhân cố hữu thường là nét đặc trưng của các linh mục. “Tôi là chánh xứ của giáo xứ này ; chính tôi điều hành giáo xứ của tôi và tôi không muốn bất kỳ ai xía vào, dù là các linh mục xung quanh hay đức giám mục, thậm chí cả Roma nữa”. Tình huynh đệ của chúng ta đối với anh em linh mục bám rễ sâu vào những gì làm nên chúng ta và chính điều đó nâng đỡ chúng ta trong sự phụ thuộc lưỡng diện, vừa thuộc về cộng đoàn địa phương vừa thuộc về Giáo hội toàn cầu. Như chính Đức thánh cha Gioan Phao-lô II đã nói rất rõ trong Tông thư Pastores dabo vobis của người: “Chức thánh mang ‘bản chất cộng đoàn’ và chỉ có thể chu toàn một cách triệt để như ‘công trình tập thể’” (số 17). Trước đây, khi một đứa trẻ sắp chào đời, các phụ nữ trong làng xúm quanh giường sản phụ để giúp bà vượt cạn. Chúng ta cũng cần nâng đỡ lẫn nhau để làm cho Lời Thiên Chúa nhập thể ở đây vào lúc này.
Điều ấy cũng đòi hỏi chúng ta coi vị giám mục của mình như một người anh em. Trong sắc lệnh Presbyterorum ordinis, chúng ta có thể đọc thấy rằng vị giám mục phải coi các linh mục trong giáo phận của mình như những người anh em và những người bạn thân. Nhưng một số vị linh mục không thích vì như vậy thì quá gần gũi với đức giám mục. Một số vị muốn làm giám mục, số khác lại muốn trốn thoát. Số khác nữa lại muốn thấy đức giám mục như một người cha để giải quyết mọi vướng mắc hay nhận lấy trách nhiệm thay cho họ khi gặp hoàn cảnh khó khăn. Theo cha Tony Philpot: “Nếu Công đồng tuyên bố rằng giám mục phải coi các linh mục như anh em và bạn hữu, thì các linh mục cũng phải xử sự như vậy đối với đức giám mục của mình. Có những người anh em và bạn hữu, nghĩa là đã lưu ý đến những giới hạn của bản thân họ rồi, đồng ý rằng những sai lầm có thể được phép và việc hoà giải luôn có thể thực hiện. Đó là một tương quan hai chiều”.
Sự chia rẽ
Nguyên nhân thứ hai làm nhụt chí các linh mục phát xuất từ một vài chia rẽ sâu sắc trong Giáo hội. Và tôi thấy người châu Mỹ, cả Bắc lẫn Nam, đặc biệt phải xác định rõ thách thức có lẽ nổi bật hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Nếu vượt qua Đại Tây Dương nó sẽ để lại những hậu quả nào ? Biết đâu rồi cũng có lúc nó trở về “Vương quốc Anh” thì sao ?
Chúng ta, những người linh mục, được mời gọi trở thành gia đình hiệp nhất. Nhưng làm sao đạt được điều này nếu chính Giáo hội lại bị chia rẽ bởi ngờ vực sâu sắc và nghi kỵ lẫn nhau ? Chúng ta đang chịu đựng cảnh bè phái mà thánh Phao-lô từng ghét cay ghét đắng trong Giáo hội ở Corinthus: “Tôi theo ông Phê-rô”, “Tôi thuộc ông Phao-lô” ; “Tôi đứng về phía đức Hồng y Ratzinger” ; “Tôi ủng hộ ông Hans Kng” ; “Tôi theo thần học giải phóng” ; “Tôi sát cánh cùng von Balthazar”. Sự chia rẽ này thường không chỉ là mối bất hoà về tư tưởng. Đó chính là cuộc đấu tranh tồi tệ chống quyền lực. Làm sao chúng ta có thể rao giảng Lời khi từng câu từng chữ của chúng ta có thể bị phân tích tỉ mỉ, trong khi các giám mục lại sống trong sợ hãi vì chỉ một sai sót nhỏ thôi cũng có thể tới tai Thánh bộ Giáo Lý Đức Tin ? Nhóm Biệt Phái xem xét tẩn mẩn tỉ mỉ những lời của Đức Giê-su hòng gài bẫy để bắt bẻ Người. Ngày nay chẳng phải đôi khi chúng ta cũng sống trong tình trạng như vậy giữa lòng Giáo hội đó sao ?
Dĩ nhiên thể chế của chúng ta luôn biết đến những chia rẽ như vậy kể từ vụ bất hoà giữa ông Phê-rô và ông Phao-lô ở Antiochia. Lịch sử Giáo hội từng chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh giữa hoàng đế và đức giáo hoàng, giữa Đức Giáo hoàng với những phản giáo hoàng, đó là chưa kể đến những cuộc đấu tranh giữa những kẻ theo phong trào Pháp giáo với những người bên kia dãy Alpes (ý nói Toà thánh – ND), giữa những kẻ theo trào lưu hiện đại với những người theo truyền thống, thậm chí giữa dòng Tên với dòng Đa Minh nữa ! Những điều ấy làm nhụt chí không ít. Điều mà hôm nay chúng ta đang tranh luận cũng chẳng phải ngoại lệ đâu. Theo thiển ý của tôi, cái mới là ở chỗ chúng ta không có khả năng tranh cãi với phe đối lập. Chúng ta chỉ thích nói cho nhau hơn là nói với nhau.
Bữa Tiệc ly còn nhắc nhở chúng ta làm thế nào để sống giây phút hiện tại. Bữa Tiệc ly không chỉ gợi lại cho chúng ta nỗi buồn mất niềm hy vọng mà còn cả những chia rẽ trong cộng đoàn nữa. Đó là khoảnh khắc của những kết án lẫn nhau. “Không, dẫu phải chết với Thầy, con cũng không đời nào chối Thầy”. Và thế là Đức Giê-su bị bán đứng, bị phản bội và bị chối bỏ. Phần lớn các môn đệ của Người đều mạnh ai nấy chạy vì sợ hãi.
Niềm hy vọng của chúng ta đặt ở chỗ Đức Giê-su không tập hợp quanh mình một nhóm bạn mà tình thân ngang bằng tính nhạy cảm. Cộng đoàn này không được xây dựng dựa trên nhãn quan chia sẻ. Vả lại, họ cũng chẳng chia sẻ với nhau những ý tưởng dù chỉ là chốc lát thôi. Một cộng đoàn của những con người nhạy cảm như vậy có lẽ không thể trở thành một bí tích của Vương quốc nhưng chỉ là một nhiệm tích của chính mình. Chúng ta là dấu chỉ của Vương quốc bởi vì chúng ta không hiệp nhất bằng tinh thần nhưng bằng bí tích. Chính việc ôm hôn người xa lạ, thậm chí cả kẻ thù, làm cho chúng ta trở thành một dấu chỉ.
Tôi đã từng chạm đến chút ít ý nghĩa ấy tại châu Phi. Tôi vẫn nhớ mình đã trải qua vài ngày trên những nẻo đường Burundi cùng hai người anh em. Một anh gốc người Hutu tên là Emmanuel, chính anh ấy là phụ tá của tôi trong thời gian tôi lưu lại ở châu Phi. Anh thứ hai là một bề trên miền, gốc người Tutsi tên là Liboire. Đó cũng là thời điểm hai bộ tộc (Hutu và Tutsi) thảm sát lẫn nhau. Cả xứ sở gần như hoang vắng. Chúng tôi nhận thấy đó đây những tốp lính hay quân phiến loạn. Hoạ hoằm lắm mới có một chiếc xe hơi. Chúng tôi thăm viếng những trại tị nạn để tìm kiếm cha mẹ của của hai người anh em. Trong trại của người Tutsi, anh Liboire và tôi đứng ra để bảo vệ cho anh Emmanuel. Còn trong trại của người Hutu lại đến lượt anh Emmanuel bảo vệ cho anh Liboire. Cứ mỗi buổi tối, chúng tôi cùng cử hành thánh lễ chung với nhau.
Anh Emmanuel và anh Liboire thuộc về hai bộ tộc thù hận nhau và bộ tộc này tìm đủ mọi cách để tiêu diệt bộ tộc kia. Ở châu Phi, bản sắc bộ tộc rất sâu sắc. Nhưng thánh lễ là cách thức chết đi bằng bí tích. Đó là tính kết dính bằng bí tích của một căn tính sẵn sàng cho đi, của tình liên đới thể hiện bằng bí tích.
Quan hệ càng bền chặt, càng khó ôm lấy hay chấp nhận những người khác biệt. Bất hoà thường dễ dàng bùng nổ ngay trong một gia đình. Chúng ta đều công nhận một kẻ xa lạ thì khác biệt chứ không phải là một kẻ cùng dòng máu, cùng dòng họ hay cùng tôn giáo. Michael Ignatieff kể lại một câu chuyện xảy ra trong cuộc chiến tranh ở Nam Tư hồi năm 1993. Ngay trên chiến tuyến, ông hỏi một người Serbia tại sao người Croatia lại quá khác biệt như vậy. Người đàn ông ấy lấy một gói thuốc lá từ trong túi áo ra rồi trả lời ông: “Ông có thấy những điếu thuốc lá này không ? Chúng là thuốc lá Serbia. Bên kia chiến hào, bọn chúng hút thuốc lá Croatia”. Ignatieff bắt bẻ anh ta rằng chúng là những điếu thuốc lá hoàn toàn giống nhau. Và anh chàng Serbia vừa nhún vai bảo ông vừa lau khẩu Zastovo của mình: “Ông là người nước ngoài, ông thật chẳng hiểu gì cả”. Nhưng câu hỏi dày vò anh ta nên vài phút sau anh ta đặt súng xuống và giải thích rõ hơn: “Ông hãy nghe đây, bọn Croatia nghĩ rằng chúng có giá hơn chúng tôi, chúng là người châu Âu lịch lãm và khéo léo. Sự thực tất cả chúng tôi đều chỉ là những con sáo vùng Balkan”. Thế là người Croatia khác biệt chỉ vì họ không chấp nhận mình cũng như những kẻ khác !
Vậy nên ơn gọi linh mục của chúng ta là hiệp nhất những người cùng suy nghĩ như chúng ta và cả những người nghĩ khác nữa. Điều ấy diễn ra ở đâu ? Mỗi trường ý thức hệ có những chủng viện nơi giảng dạy chân lý thuần nhất, với những chương trình quảng cáo của mình (Communio và Concilium), những tờ báo riêng (National Catholic Reporter), những phân khoa riêng, thậm chí cả những giáo phận riêng của mình nữa. Liệu giữa lòng Giáo hội có tồn tại một nơi mà chúng ta quên đi tất cả mọi ngăn cách để nói với chúng ta ? Liệu có tồn tại một cuộc tìm kiếm chân lý chung với nhau không ? Trong Giáo hội chúng ta có quá nhiều im lặng. Tôi đã từng tham dự nhiều hội nghị giám mục ở Roma, và ngay cả ở đó cũng có quá ít đối thoại. Mỗi vị đến mang theo bài diễn văn của mình đã soạn sẵn rồi đọc một hơi và chẳng bận tâm gì đến những gì người khác đã nói.
Thà trút gánh nặng lên vai những người lãnh đạo, chúng ta hãy tự hỏi nơi nào cho phép chúng ta tự do đối thoại trong giáo phận riêng, trong giáo hạt hay trong giáo xứ của chúng ta. Trong Chiến tranh Thế giới I, đêm Giáng sinh các binh sĩ người Anh và người Đức tập trung tại khu đất trung lập và cùng nhau hát thánh ca. Liệu còn có những nơi, những khoảnh khắc mà chúng ta bỏ qua mọi chia rẽ của ý thức hệ để nói với nhau và lắng nghe nhau không ? Có phải đó là ngày hôm nay ở giữa đại hội này hay tất cả chúng ta đang bận tâm theo đuổi dòng suy tư của mình ? Ngay cả Hội nghị quốc gia của các Tu sĩ ở đất nước này cũng phải chia làm hai.
Trong bầu không khí chia rẽ và chính trị hoá đến tột độ trong Giáo hội, những nỗ lực phỏng có ích gì ? Những người có quyền chắc chắn coi cuộc đối thoại này là vô ích trong khi những người không có quyền lại thất vọng khi nghe thấy. Chúng ta hãy quay trở lại bữa Tiệc ly.
Trong bữa Tiệc ly hiện rõ cuộc xung đột giữa hai thứ quyền lực khác nhau. Trước tiên là quyền năng của Đức Giê-su, đó là những dấu lạ điềm thiêng, tiếp đến là quyền lực thô bạo được thể hiện qua bọn lính đến bắt Người. Trong Tin Mừng thứ tư, thánh Gioan kể lại với chúng ta sự gia tăng của cuộc xung đột này. Trong khi Đức Giê-su thực hiện những dấu lạ, từ tiệc cưới Cana đến việc phục sinh ông La-da-rô, mâu thuẫn cứ thế tăng lên. Quyền thực hiện những dấu lạ của Người không phải là trò phù phép, ma thuật. Đức Giê-su chẳng có gì để xem so với Thuật sĩ Merlin (pháp sư huyền thoại người Celtes – ND). Những dấu chỉ của Người có sức mạnh vì những dấu chỉ ấy biết nói và có ý nghĩa. Đó là những dấu chỉ của Lời trở thành phàm nhân.
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giê-su và tổng đốc Pilatius là cao trào của mâu thuẫn. Pilatius nói với Đức Giê-su: “Ông không biết tôi có quyền đóng đinh ông sao?” Nhưng Đức Giê-su lại dựa vào quyền năng của chân lý và ý nghĩa. Người trả lời quan Pilatius: “Tôi đến thế gian để làm chứng cho sự thật. Tất cả những ai thuộc về sự thật đều nghe tiếng tôi.” Và Pilatius hỏi lại: “Sự thật là gì?” nhưng ông ta không chờ đợi câu trả lời. Ông ta đâu có cần. Ông ta đã có lính tráng rồi.
Mỗi thánh lễ là một lần tái hiện sự đối kháng giữa hai thứ quyền lực ấy. Thánh lễ là dấu chỉ mà chúng ta tin rằng chân lý mạnh hơn bạo lực. “Ánh sáng bừng lên trong những nơi tối tăm và bóng tối không thể nào dập tắt được ánh sáng.” Đó là lý do tại sao chúng ta, những linh mục, đủ can đảm để tiếp tục tìm kiếm chân lý và ý nghĩa, ngay cả khi việc tìm kiếm ấy có vẻ như trái khoáy. Theo đức Hồng y Suhard, “một trong những việc phục vụ hàng đầu mà người linh mục đem lại cho thế giới đó là loan báo chân lý”. Đó cũng là điều mà đức thánh cha mời gọi chúng ta thực hiện trong Veritas splendor. Trong một thế giới đang đói khát chân lý nhưng lại nghi ngờ tính khả hữu của chân lý, đức thánh cha mời gọi chúng ta hãy can đảm tìm kiếm chân lý.
Cuốn nhật ký của cha Yves Congar giai đoạn 1946-1956 được xuất bản năm 2000 là một trong những cuốn sách đau thương nhất mà tôi từng đọc. Cha là một trong những nhà trí thức vĩ đại, một người vô cùng nhạy cảm và là một bậc đáng kính đã từng nếm mùi thập giá của Toà thánh. Cha đã bị buộc phải im lặng, bị hạ giá, và điều tệ hại nhất đối với một người Pháp là bị lưu đày sang nước Anh. Làm thế nào cha đủ sức chịu đựng để vượt qua giai đoạn tối tăm ấy ? Bằng niềm tin rồi cuối cùng chân lý sẽ chiến thắng. Năm 1954, ngay giữa cuộc khủng hoảng, cha đã viết: “Nói sự thật. Dù thận trọng mấy đi nữa cũng không thể tránh gây ra tai tiếng vô ích hay bị mang tiếng là kẻ ưa gây rối. Nhưng được cái – và rồi dần dần sẽ trở thành – chứng nhân đích thực và thuần tuý của những điều xác thực”. Điều ấy đòi hỏi người phải kiên nhẫn ghê gớm lắm, và theo thánh Thomas thành Aquino, kiên nhẫn là tâm điểm của niềm hy vọng. Chúng ta cần kiên nhẫn chịu đựng vì cuối cùng chân lý sẽ chiến thắng.
Tôi nghĩ muốn nói sự thật đòi hỏi chúng ta phải hội đủ hai điều kiện: can đảm và khiêm nhường. Can đảm bởi vì sự thật không phải lúc nào cũng được chào đón nồng nhiệt. Giáo hội sợ tranh cãi. Hơn nữa, Giáo hội thường có cảm giác những bất đồng bị phơi bày sẽ dẫn đến nguy cơ làm tổn hại quyền hành của mình và như vậy là chúng ta bất nghĩa với Giáo hội. Nhưng những gì liên quan đến tôi, tôi nghĩ chẳng có gì làm cho quyền của Giáo hội suy yếu cho bằng chính việc chúng ta im hơi lặng tiếng về những điều mình đang chất chứa trong lòng. Không có gì ăn mòn tính đáng tin cậy của lời chúng ta cho bằng tính nhút nhát và sợ phạm sai lầm. Đâu rồi parrhesia[3], lời can đảm của các Tông đồ ?
Nhưng nói sự thật cũng đòi hỏi chúng ta phải có lòng khiêm nhường rất lớn. Thật vậy, chúng ta không thể thể hiện mình như những kẻ đối lập với chúng ta, những kẻ không hiểu biết gì và theo tà giáo, họ có chân lý riêng của họ. Tất cả những gì chúng ta có thể làm đó là góp phần vào cuộc tranh cãi và hy vọng rằng cuối cùng sự thật sẽ tỏ hiện và biết đâu chúng ta sai lầm thì sao. Chúng ta hãy nói một cách tự do, không phải vì chúng ta có câu trả lời cho những vấn nạn mà chúng ta đang tự đặt ra nhưng để góp sức tìm câu trả lời. Và chính vì vậy chúng ta tin rằng Chúa Thánh Linh xuống trên Giáo hội để chúng ta không phải sợ sai lầm. Dân Thiên Chúa sẽ không dễ dàng từ bỏ con đường đúng đắn. Vả lại tôi sẵn sàng đánh cuộc rằng ngay cả khi chúng ta sai lầm đi nữa Giáo hội cũng không thất bại. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy chân lý khi dám đùa giỡn với tư tưởng, chỉ khi chúng ta đặt ra những giả thuyết điên rồ để xem chúng dẫn ta đến đâu, chỉ khi chúng ta tiến hành những dự định và nắm trong tay cơ may thành công. Nếu chúng ta không vui vẻ gì với sự tự do này (trong tất cả các nghĩa của từ ngữ này) sẽ chẳng bao giờ chúng ta tiến gần đến huyền nhiệm Thiên Chúa.
Những tai tiếng
Tôi sẽ kết thúc bằng vài lời về những vụ tai tiếng từng hành hạ Giáo hội trong những năm gần đây. Vì những tai tiếng ấy mà ngày nay các linh mục cảm nhận được nỗi đau của những người mang tin mừng. Anh em biết rõ hơn tôi về sức tàn phá do những vụ tai tiếng đã gây ra: đau nhất là các nạn nhân bị lạm dụng tình dục ; nỗi nhục của giới linh mục nói chung ; nỗi đau của người giáo dân, họ sững sờ kinh ngạc vì người ta nỡ phản bội lòng tin của họ. Nhưng cả sự giận dữ khi thấy một số vị giám mục xử lý vấn nạn và xấu hổ khi thấy Giáo hội bị các phương tiện truyền thông liệt vào loại cấm kỵ. Điều ấy thật đúng là một cuộc khủng hoảng.
Ít ra điều đó cũng không trầm trọng bằng bữa Tiệc ly! Đức Giê-su ngồi cùng bàn với Giu-đa, kẻ phản bội Người, ông Phê-rô, tảng đá mà Giáo hội được xây dựng trên đó lại chối bỏ Đức Ki-tô tới ba lần. Người quy tụ tất cả các môn đệ gần như vắt chân lên cổ chạy trốn. Đó chính là cuộc khủng hoảng đã khai sinh Giáo hội, cuộc khủng hoảng mà chúng ta cử hành mỗi ngày. Xin anh em nhớ cho: chúng ta không có lý do gì để sợ các cuộc khủng hoảng vì chính khủng hoảng canh tân chúng ta.
Đức Giê-su đã bị giao nộp. Lúc cử hành thánh thể, chúng ta tưởng niệm cách thức Người đón nhận sự phản bội này và biến nó thành một hồng ân. Người đón nhận hành động tệ hại ấy một cách tự do và biến nó thành thời khắc của ân sủng. Nạn nhân thụ động đã hành động một cách sáng tạo. Anh em cứ cầm lấy thân thể Thầy để cho đi. Và anh em đã biến Thầy thành món hàng không đáng giá hơn 30 đồng bạc. Nhưng anh em hãy nghe đây: đây là thân thể Thầy bị giao nộp vì anh em.
Đức tin mách bảo chúng ta hãy nắm lấy thời khắc phản trắc và đáng hổ thẹn này. Được nâng đỡ bởi nguồn sáng tạo vô tận của Thiên Chúa, chúng ta hãy biến nó thành thời khắc của tặng phẩm và hồng ân. Nếu chúng ta để cho Thiên Chúa đặt bàn tay Người lên trên Giáo hội, Giáo hội sẽ lại đẹp hơn xưa. Ngày nọ, trong lúc đi dạo trên con đê chắn sóng ở miền Bắc xứ Galles trước khi nói chuyện với các thành viên của Hội các Bà mẹ Công giáo, tôi bị “oanh tạc” bằng mưa sò và vẹm. Từ trên bầu trời cao, lũ hải âu thả những con sò xuống hòng đập vỏ để ăn phần thịt mềm ngon lành bên trong. Đó chính là điều Thiên Chúa đã làm trong cơn khủng hoảng: Người đập vỡ chiếc vỏ ốc của tính tự mãn và kiêu ngạo của chúng ta để chạm tới phần mềm hơn và dễ tổn thương hơn của cuộc sống chúng ta. Chính vì vậy chúng ta hãy sống an vui trong cuộc khủng hoảng này.
Làm thế nào để canh tân Giáo hội chúng ta ? Bằng cách dẫn đưa các bạn trẻ đến với một Giáo hội chắc chắn, một nơi ẩn náu trước sự săn đuổi của những kẻ săn mồi. Bằng cách dẫn đưa về cùng Giáo hội những người hèn kém nhất trong số những kẻ vi phạm như Thiên Chúa đã làm. Một Giáo hội khẳng định rõ Đức Ki-tô đã đến để tìm những kẻ tội lỗi chứ không phải là người công chính, và sứ mạng của Người đã gặt hái thành công! Bằng cách tái sinh một Giáo hội ít đặt nặng hàng giáo sĩ và những bí ẩn, một Giáo hội trong suốt hơn nữa để người giáo dân thấy rõ toàn bộ phẩm giá người Ki-tô hữu của mình. Cuộc khủng hoảng này có thể ghi dấu đoạn kết của một Giáo hội được coi như một công ty đa quốc gia, xa lạ và quan liêu. Như vậy Giáo hội có thể trở thành một cộng đoàn gồm những môn đệ của Đức Giê-su Ki-tô.
Để đạt được điều đó, chúng ta phải nắm lấy khoảnh khắc này với tất cả sức mạnh sáng tạo của Đức Giê-su. Đây là thân thể Thầy bị giao nộp vì anh em. Người đã biến khoảnh khắc chia rẽ và phân tán thành bí tích của Giao Ước Mới, thành một cộng đoàn mới. Chúng ta đừng sợ, đừng hoảng hốt trước bất kỳ ai, nhất là các phương tiện truyền thông. Đức Giê-su từng nếm mùi phản bội, chính giữa những con người ấy mà Người đã khai sinh Giáo hội. Nếu một ngày nào đó chúng ta nghi ngờ một linh mục phản bội ơn gọi của mình, chúng ta có đủ can đảm như họ không ? Chúng ta không thể khẳng định chẳng bao giờ mình lại làm như họ. Tôi có nghe nói đến một giáo phận phủ nhận toàn bộ trách nhiệm trong những lầm lạc của một số linh mục vì lý do họ là những “người độc lập”. Nhưng Đức Giê-su không bao giờ coi ông Phê-rô như một “người độc lập”. Người không hề phủ nhận ông. Ngược lại chính ông Phê-rô tuyên bố: “Tôi không biết ông ta”. Chúng ta phải đối diện với xì căng đan tệ hại nhất của các linh mục lạm dụng tình dục trẻ em. Liệu ngày nay chúng ta có dám đối mặt với những tai tiếng tệ hại nhất, chất Tin Mừng ở đây là tha thứ cho họ, ôm hôn họ và nhìn nhận họ như những người anh em ?
Vậy, mặc cho những khó khăn hiện tại, chúng ta vẫn có thể là những người mang tin mừng. Hơn nữa, tôi xác quyết rằng phần lớn anh em đã là những người mang tin mừng rồi. Tôi đã cố gắng chứng minh cho anh em làm thế nào để có thể biến thời khắc hiện tại thành thời khắc hồng ân trong ba lĩnh vực khác nhau. Nỗi đau của hố thẳm ngăn cách giữa giáo huấn của Giáo hội với kinh nghiệm sống bởi rất nhiều người Công giáo có thể khai sinh một hình thức mới của Lời trở thành phàm nhân. Sự chia rẽ trong Giáo hội có thể dẫn đến thời điểm của sự thật cho phép tái thiết ngôi nhà chung của chúng ta. Cuối cùng, chúng ta đừng sợ hãi chi và hãy để cho hồng ân sáng tạo của Thiên Chúa hoạt động ngõ hầu những tai tiếng tệ hại nhất trở thành thời điểm canh tân.
___________
[1] Chủ nghĩa bi quan văn hoá: những chuyện kể về ngày tàn của thế giới hậu hiện đại.
[2] Tác giả dùng thành ngữ tiếng Pháp trong nguyên văn trong bản tiếng Anh, có nghĩa là nhà chuyên môn.
[3] Tính chân thực, thẳng thắn, lời tự do.
Timothy Radcliffe, op.
(Thời sự Thần học - Số 39)
“Làm thế nào để trở thành người mang tin mừng ?” Đó là đề tài mà người ta yêu cầu tôi trình bày. Điều ấy giả định rằng chính chúng ta đã chạm tới niềm vui nhất định nào đó rồi. Nếu bạn u sầu thảm não, ai sẽ tin Tin Mừng là một tin vui ? Nietzsche từng bảo các môn đệ của Đức Giê-su phải có vẻ “được cứu độ” hơn một chút nữa.
Có nhiều lý do cho thấy hình như chúng ta đang mất tinh thần. Giáo hội đang trải qua một cuộc khủng hoảng về thất vọng. Có lẽ ở Hoa Kỳ nặng nề nhất, giới Công giáo hình như đang chia rẽ rất sâu sắc. Phần lớn các giáo phận và dòng tu phải chịu đựng nỗi đau thiếu vắng ơn gọi. Nhiều linh mục đã ra đi, đó là chưa nói đến những vụ tai tiếng tệ hại nhất về việc lạm dụng tình dục trẻ em và những biện pháp xử lý dành cho họ. Vì vậy, nếu anh em có mất tinh thần thì cũng là điều dễ hiểu thôi. Việc một tài xế tắc xi hay một ông luật sư có sống vô luân thì cũng chẳng mâu thuẫn gì với nghề nghiệp của họ. Một viên kế toán hay một ông thợ cắt tóc có thể thường xuyên bị trầm cảm cũng chẳng sao trừ khi điều ấy ảnh hưởng đến chất lượng công việc của họ. Ngược lại, một linh mục không có đạo đức thì không có khả năng chu toàn sứ mạng của mình.
Tôi không biết anh em có mất tinh thần hay không. Kinh nghiệm của cá nhân tôi về các linh mục Hoa Kỳ khiến tôi nghĩ rằng điều ấy có thật mặc dù Tin Mừng luôn mang lại niềm vui. Có lẽ cũng giống như ở Ireland. Lần cuối cùng tôi đến đất nước ấy, nhiều linh mục bảo tôi hàng giáo sĩ đã mất tinh thần, chỉ trừ họ ! Mong sao họ luôn bình an vô sự. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn giữ được niềm vui trong Chúa, cũng chẳng vô ích khi lưu ý đến những thách đố khác nhau mà chúng ta phải nêu lên và cùng nhau xem xét để có thể vui vẻ đối mặt với nó. Việc đầu tiên phải làm có lẽ là an vui trong cuộc khủng hoảng đang chạm đến Giáo hội vì chính nó giúp chúng ta chia sẻ cuộc khủng hoảng thất vọng đang diễn ra trong xã hội chúng ta. Chúng ta cùng hiệp thông đau khổ với anh em đồng loại của mình. Oliver Bennet thuộc đại học Warwick ở Anh Quốc có viết một cuốn sách nhan đề Cultural Pessimism: Narratives of Decline in the Postmoderne Word[1]. Toàn xã hội vẫn luôn mơ ước “bao giờ trở lại ngày xưa”. Thế nhưng tác giả chỉ rõ rằng xã hội phương Tây ngày nay tin rằng mình đang tàn lụi, và điều đó khiến người ta đau khổ. Bạo lực gia tăng trong các thành phố, mạng lưới sức khoẻ vỡ tung, sida đang thắng thế, lục địa châu Phi đang trôi dạt, chủ nghĩa khủng bố đang bành trướng và chiến tranh đang tàn phá Iraq. Tất cả đang bị cuốn theo dòng nước.
Theo giáo lý Ki-tô giáo, thất vọng không có nghĩa là cả thế giới đang cảm thấy bất hạnh, ngay cả khi số người tự tử gia tăng khắp nơi trên thế giới, từ Hoa Kỳ cho đến Nhật Bản. Sở dĩ thế giới thất vọng vì người ta không tin tưởng vào tương lai của nhân loại. Cụ Abraham là biểu tượng về niềm hy vọng của chúng ta. Chúng ta hoàn toàn không hay biết lúc đến Đất Hứa cụ đã vui sướng tới mức nào. Nếu cụ giống như tôi, chắc chắn cụ cũng đang tự hỏi có bao nhiêu thứ mình quên bỏ vào va li !
Suốt phần lớn đời tôi, niềm hy vọng Ki-tô giáo dựa trên tuổi thơ với niềm tin đầy thế tục, tin tưởng vào sự tiến bộ. Mỗi năm có hàng lô phát minh. Càng lớn lên, máy tính dần thế chỗ cho những tiến bộ. Nhiều quốc gia được giải phóng khỏi ách đô hộ của Đế quốc Anh. Người ta bắt đầu ăn ngon hơn trong những nhà hàng Anh, ấy là nói vậy ! Chúng tôi có thể thưởng thức món ốc và đùi ếch, và khi cha tôi vừa quay lưng lại, mẹ tôi liền cho tỏi vào vào thức ăn. Vương quốc Thiên Chúa hẳn đang cận kề ! Nhưng kể từ cuối cuộc Chiến tranh lạnh, niềm tin vào tiến bộ đã tiêu tan. Thậm chí Fukuyanma còn dám bảo đảm với chúng ta rằng đó là đoạn cuối của lịch sử.
Văn hoá chúng ta có hai chuyện đáng kể lại. Chuyện thứ nhất về vũ trụ. Bọn trẻ mới lớn đã biết vũ trụ ra đời từ Big Bang (vụ Nổ Lớn) và sẽ kết thúc với Big Chill (vụ Đại Hàn), lúc đó trái đất và vũ trụ sẽ lạnh dần trước khi chết. Nhưng chuyện này chẳng đáng để chúng ta bận tâm. Chúng chẳng có nghĩa lý gì đối với chúng ta. Chúng ta còn chưa chào đời khi con khủng long cuối cùng biến mất và chúng ta sẽ biến mất trước nhiều loài côn trùng. Cuộc hành trình của chúng ta trên trái đất này chẳng thay đổi tí gì về câu chuyện vốn chẳng đem lại cho mình chút hy vọng nào. Câu chuyện thứ hai về điều mà ngày nay chúng ta đang tìm cách sống với cái tự mệnh danh là “cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố”. Nhưng câu chuyện này thuộc loại nào ? Liệu chúng ta có thể nói về chiến thắng nào ? Bạo lực ngày càng gia tăng, đó là điều mà cuộc chiến chống khủng bố hứa hẹn với chúng ta. Điều ấy chẳng phải là một câu chuyện đáng thất vọng sao ?
Có một ước muốn thực sự về thiên đường nhưng cũng có cả sự nghi ngờ thực thụ đối với những người tuyên bố mình biết đường tới thiên đường. Vả lại, chính những kẻ tự cho mình biết đường tới thiên đường này đã đóng đinh thế kỷ XX. Hàng chục triệu người bị thảm sát nhân danh thiên đường Xô Viết. Sáu triệu người Do Thái bị tiêu diệt vì thiên đường Aryens. Tháng năm năm ngoái, tôi có ghé thăm bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng ở Phnom Penh, một trại tập trung giữa hàng chục trại ở Cambodge. Ai cản lối đường đến thiên đường Pol Pot đều bị thảm sát. Đức Giám mục Phnom Penh bảo tôi rằng tất cả những người chân yếu tay mềm, những ai nói thứ tiếng khác tiếng Khmer hoặc mang kính đều bị bắt. Bọn cai ngục không đủ thời giờ thiêu huỷ tài liệu trước khi chạy trốn. Vì vậy trung tâm đầy rẫy hàng trăm ngàn tấm hình các tù nhân, phần lớn đều là những người trẻ tuổi. Một số người có ánh mắt vô hồn trong khi số khác – có vẻ còn rất trẻ – lại có vẻ vui tươi, hy vọng được sống sót nhờ nụ cười của mình. Nhưng duy chỉ có một người trong số họ sống sót. Giấc mơ tư bản tự giết chết và huỷ hoại mình. Vì vậy, thế giới khao khát hy vọng, khao khát một góc thiên đường nhưng lại nghi ngờ những ai nói rằng họ biết làm thế nào để đến đó, điều ấy cũng dễ hiểu thôi.
Chúng ta (những Ki-tô hữu) không có la bàn để hướng dẫn nhân loại. Đừng giở sách Khải huyền và đọc: “Còn ít nhất năm tai ương nữa. Hơn hai tai ương và sẽ kết thúc”. Không hơn gì những người khác, chúng ta cũng chẳng biết điều gì đang chờ đợi nhân loại trong những thế kỷ sắp tới. Niềm tin vào sự tiến bộ đã biến mất, chúng ta phải đạt cho được niềm hy vọng đích thực của Ki-tô giáo. Nếu chúng ta đạt được điều đó thì nhân loại sẽ khám phá rằng, chúng ta, những người con của Giáo hội, có thể trao tặng cho con người điều họ đang tìm kiếm.
Hãy nhìn lại bữa Tiệc ly. Đó là câu chuyện về Giao Ước Mới giữa Thiên Chúa và tất cả chúng ta. Nghịch lý là bữa Tiệc ly diễn ra vào giây phút mà các môn đệ đang mất phương hướng. Rõ ràng họ mới đến Jerusalem lòng tràn đầy hy vọng. Có lẽ họ nghĩ rằng Đấng Messia sẽ cầm đầu nhóm khởi nghĩa chống quân La Mã. Như hai môn đệ trên đường Emmaus đã thổ lộ với Đức Giê-su: “Và chúng tôi hy vọng Người sẽ giải phóng Israel !” (Lc 24, 21). Nhưng tất cả đã tan thành mây khói kể từ bữa Tiệc ly. Giu-đa đã bán đứng Đức Ki-tô, ông Phê-rô sắp phản bội thầy và số còn lại mạnh ai nấy thoát.
Đó là một nghịch lý kỳ lạ. Lịch sử của chúng ta diễn ra ngay khi câu chuyện [bữa Tiệc ly] đến hồi kết thúc. Cộng đoàn chúng ta được khai sinh vào lúc bị tan rã. Bí tích hy vọng thuật lại cho chúng ta câu chuyện mất hết mọi hy vọng. Vả lại, nghịch lý còn đi xa hơn nữa bởi những từ ngữ kể lại với chúng ta câu chuyện này, các Tin Mừng, lại đến với chúng ta từ cuộc khủng hoảng lớn lần thứ hai. Trong khi Giáo hội lan rộng khắp toàn Đế quốc và các Ki-tô hữu phải chịu tù đày, bức hại, họ lại nhanh chóng tìm thấy một câu chuyện khác giúp họ sống còn. “Anh em ơi, rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi. Đức Ki-tô sẽ sớm trở lại”. Nhưng thánh Phê-rô và thánh Phao-lô đều đã chết, các Ki-tô hữu ở La Mã phản bội lẫn nhau và tất cả đều sụp đổ. Chẳng có một dấu hiệu nhỏ nào cho thấy Đức Giê-su sẽ trở lại lần thứ hai trong vinh quang ! Nhưng Lời đã trở thành phàm nhân bởi các Tin Mừng. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ nghe nói đến thánh Mác-cô, Lu-ca, Mát-thêu hay Gioan nếu các sách Tin Mừng không được truyền bá từ cuộc khủng hoảng này.
Cứ mỗi lần chúng ta quy tụ quanh bàn tiệc Thánh thể, chúng ta lại nhắc nhở nhau về niềm hy vọng của chúng ta vốn dựa trên sự mất mát của câu chuyện dài nhiều tập này. Trần thuật bữa Tiệc ly cũng phát xuất từ cuộc khủng hoảng thứ hai từng chứng kiến cảnh biến mất của một câu chuyện khác. Với tư cách là những Ki-tô hữu, vì vậy chúng ta không phải sợ cuộc khủng hoảng mà ngày nay cộng đoàn chúng ta đang trải qua. Những cuộc khủng hoảng, đó là “spécialité de la maison” [2]. Giáo hội thoát thai từ một trong những cuộc khủng hoảng ấy. Chính khủng hoảng canh tân và làm cho Giáo hội tươi trẻ lại. Làm thế nào để cuộc khủng hoảng này làm cho Giáo hội yêu dấu của chúng ta tươi trẻ lại đây ?
Ngày hôm nay tôi quyết định đề cập những thách thức mà chúng ta, những người linh mục, phải đối mặt trong việc chúng ta tự đồng nhất với Giáo hội phổ quát. Tôi sẽ dừng lại trên ba thách thức đặc biệt khó tháo gỡ nhất. Thách thức thứ nhất liên quan đến khoảng cách giữa giáo huấn của Giáo hội với kinh nghiệm của đa số các Ki-tô hữu đang sống với chúng ta. Thách thức thứ hai là sự chia rẽ ngay trong lòng Giáo hội. Và cuối cùng, chúng ta sẽ xem xem làm thế nào để sống trong giai đoạn mà Giáo hội phải hứng chịu quá nhiều tai tiếng phát sinh từ cộng đoàn chúng ta.
Tiến thoái lưỡng nan
Sở dĩ có nhiều linh mục mất tinh thần, ít ra như ở Anh Quốc, là bởi vì họ không biết rằng họ phải tự đồng hoá mình với cộng đoàn địa phương hay với Giáo hội phổ quát. Phần lớn các linh mục chỉ tự đồng nhất mình với Giáo hội địa phương mà thôi. Ý nghĩa ơn gọi chúng ta phát xuất từ đời sống mà chúng ta đang chia sẻ với Dân Thiên Chúa. Chúng ta cùng chiến đấu và chiến thắng với họ, cùng đồng hành với họ trong thất bại và được nuôi dưỡng nhờ niềm tin của họ. Nhưng người linh mục còn là hiện thân của Giáo hội phổ quát. Lời rao giảng của chúng ta không phải để quảng cáo cho một món hàng nào đó hay để truyền bá những tư tưởng của riêng mình. Chúng ta được kêu gọi để loan báo Tin Mừng và giáo huấn của Giáo hội. Nhưng đôi khi chúng ta nhận thấy vẫn có hố phân cách thực sự giữa những gì chúng ta tập trung giảng dạy, nhất là về phương diện luân lý, với kinh nghiệm sống của dân Thiên Chúa, vì đối với họ lời rao giảng của chúng ta có vẻ không thể hiểu nổi và quá xa rời tế. Hơn nữa đôi khi người tín hữu cảm thấy bối rối.
Có lẽ điều này ở Anh nổi cộm hơn ở Mỹ. Thật vậy, anh em đang sống trong một đất nước vô cùng sùng đạo, ít ra là trên phương diện thực hành, trong khi ở Anh là một trong những nơi bị tục hoá nhiều nhất thế giới. Nhưng kinh nghiệm riêng cho tôi thấy rằng ngay cả những người Công giáo còn giữ đạo cũng khó lòng hiểu nổi những giáo huấn về luân lý của Giáo hội, nhất là về tính dục. Ngày nay, đa số nam giới và nữ giới không sống đời sống tính dục trong hôn nhân vì mục đích sinh con đẻ cái. Phần lớn các bạn trẻ mà tôi quen biết hoặc đang làm “bồ nhí”, sử dụng các biện pháp tránh thai hoặc đã ly dị và tái hôn, thậm chí có cả người đồng tính luyến ái nữa.
Làm thế nào để chúng ta có thể sống danh phận của người linh mục với Dân Thiên Chúa, làm sao để xây dựng một cộng đoàn khi người ta coi chúng ta như hiện thân của một phiên bản luân lý rất khó áp dụng, thậm chí đáng vứt bỏ nữa ? Tôi chẳng mấy khi quan tâm đến chân lý của giáo huấn này nhưng lại để ý đến sự vô minh hay cái vẻ không thể thực hiện đối với một số diễn từ của Giáo hội. Chúng ta có đánh giá cao và vững tin vào giáo huấn luân lý của Giáo hội cũng vô ích, chẳng có gì ngăn cản chúng ta mất tinh thần do những vực thẳm giữa thông điệp mà chúng ta rao giảng với đời sống của những con người đang cùng sống với chúng ta. Anh em hãy thành thực: ở địa vị của họ, chúng ta cũng bối rối như họ thôi.
Cộng đoàn chúng ta quy tụ quanh bàn tiệc Thánh thể, bí tích hiệp nhất, trong khi nhiều người cảm thấy bị loại trừ chỉ vì họ đang sống trong “tình trạng bất thường” như người ta vẫn nói. Nhưng những người này, theo thống kê, họ lại sống hoàn toàn bình thường ! Dĩ nhiên có những “giải pháp mục vụ”, như nhiều người vẫn áp dụng để chỉnh đốn hàng ngũ dù không thực sự tin tưởng. Nhưng hành động theo kiểu đó là thất vọng và từ chối đối mặt với đề tài ngày nay đang hấp dẫn chúng ta.
Hố sâu giữa giáo huấn Giáo hội và kinh nghiệm thường nhật của Dân Thiên Chúa không ngừng bị đào sâu ngay từ thế kỷ XVII. Vào thời Trung đại, thần học luân lý được xem như một sự khôn ngoan thực tế, không tách rời với đời sống thường nhật. Nhưng sau Cải cách và những cuộc cãi vã chua cay dẫn đến cuộc Chiến tranh Ba mươi năm bỗng nổi lên nhu cầu tự biểu hiện mọi mặt. Sau những cuộc chiến tranh tôn giáo này, người ta lại muốn được giảng dạy những điều chắc chắn dựa trên những nguyên lý trừu tượng không có chỗ cho những nghi ngờ. Kể từ đó, hố ngăn cách không ngừng bị đào sâu thêm, và ngày nay những lời giáo huấn hoa mỹ của chúng ta về luân lý thường “ngàn trùng xa cách” với thực tế của cộng đồng chúng ta.
Làm thế nào để chúng ta sống trong không gian giữa nhãn quan luân lý của Giáo hội và đời sống thường nhật của người tín hữu mà không làm chúng ta mất tinh thần ? Thậm chí làm sao để chúng ta có thể sống tình trạng này trong an vui ? Cha Tony Philpot, linh mục triều rất nổi danh ở Anh kể rằng mấy năm trước ông có tham dự một buổi thuyết trình của đức Hồng y Ratzinger ở Cambridge. Đức hồng y trình bày rất tuyệt vời về những nguyên tắc luân lý tổng quát. Nhưng khi trở về giáo xứ, đứng trước những tín hữu đang đấu tranh để được tiếp tục sống trong thành phố của họ, cha Philpot mới vỡ lẽ bài thuyết trình của đức hồng y chẳng có nghĩa lý gì cả. Theo cha Tony, các linh mục được kêu gọi để sống giữa cái phổ quát và cái đặc thù, khoảng cách trung gian này nằm giữa bài diễn văn trừu tượng với đời sống cụ thể.
“Thật bất tiện khi phải nằm giữa cái phổ quát và cái đặc thù. Đó thực sự là một tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Thật bất tiện khi thuộc về một thế giới chính thống và khi phải mất nhiều thời gian và sức lực cho những người không thuộc “phe” mình. Tôi muốn nói với tất cả các bạn trẻ đang chuẩn bị trở thành linh mục giáo phận rằng họ phải dâng hiến để sống ơn gọi của mình trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan đầy đau đớn này phải có một trái tim biết chia sẻ. Nếu họ có kinh nghiệm về những đau thương này, họ sẽ trở thành những linh mục tốt lành.”
Đó là một khởi đầu tốt đẹp: nên biết rằng chúng ta thuộc vùng trung gian này. Tình trạng tiến thoái lưỡng nan ấy là cơm bánh hằng ngày của chúng ta. Tôi xin mạn phép đề nghị bước thứ hai. Lời trở thành phàm nhân đang ngụ trong lòng đức tin của chúng ta. Lời không bao giờ bị trừu tượng hoá, chung chung và xa vời. Lời Tin Mừng không ngừng tái sinh dù ở Anh Quốc, ở Brazil hay ở Roma. Với tư cách là những linh mục, chúng ta không thể tặng ban một lời trừu tượng. Chúng ta phải tìm cách tái sinh lời Tin Mừng trong cộng đồng nơi chúng ta đang sống, bằng ngôn ngữ riêng, với những giai tầng xã hội, với những thành công và thất bại, với sự thịnh vượng lẫn nghèo nàn của cộng đồng ấy. Người linh mục giống như một bà đỡ thực thụ. Người linh mục lắng nghe Tin Mừng và các giáo huấn của Giáo hội và cùng với cộng đoàn của mình thực hiện những điều ấy bằng văn hoá bản địa. Người linh mục luôn tìm cách làm thế nào để Lời Thiên Chúa có thể sinh ra từ cộng đoàn của mình, ở đây vào lúc này, như một đứa trẻ sơ sinh, với sự mới mẻ vĩnh cửu của Thiên Chúa.
Hố thẳm giữa giáo huấn của Giáo hội với đời sống thường nhật của người tín hữu là nỗi đau thật sự. Và chính vì vậy mà chúng ta được mời gọi hãy mang trong mình trái tim biết chia sẻ. Nhưng chúng ta vẫn ở bên cạnh cộng đoàn mình ngõ hầu làm cho lời đổi mới mỗi ngày, ngõ hầu chuyện nhập thể lại tái diễn trong chúng ta và qua chúng ta. Để thực hiện được điều đó, chúng ta nhất thiết phải đồng hoá mình với những người cảm thấy bị loại trừ khỏi Giáo hội vì “tình trạng bất thường” của họ. Chúng ta hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ, hãy lắng nghe bằng đôi tai của họ, hãy nhìn bằng đôi mắt của họ, hãy cảm nhận những gì họ đang cảm thấy. Hãy trở nên giống như họ. Như vậy chúng ta sẽ cùng với họ khám phá ra làm cách nào để rao giảng Lời Thiên Chúa và giáo huấn của Giáo hội.
Theo thánh Thomas thành Aquino, có một mối liên hệ vô cùng mạnh mẽ giữa việc giáo huấn và tình bằng hữu. Chỉ mình Thiên Chúa mới có thể giảng dạy theo đúng nghĩa của từ ngữ này. Chính hồng ân Thiên Chúa trong tim chúng ta giảng dạy. Thánh Thomas thành Aquino đặc biệt đánh giá cao bản văn giải thích tại sao chỉ có một tôn sư duy nhất trên trời. Người cũng thích bản văn nói rằng chỉ có một tôn sư nhưng không phải là vị đang sống ở Roma ! Người không ngừng tham khảo từ vị ấy. Nhưng theo thánh Thomas, bạn hữu cũng có khả năng giảng dạy vì đối với tôi họ là một tôi khác. Bạn hữu dạy chúng ta từ trong tâm hồn, có thể nói như vậy.
Hố thẳm giữa cái trừu tượng và cái cụ thể đau đớn thật đấy nhưng đó là nỗi đau sinh hạ. Và chúng ta đều biết trong việc sinh hạ, niềm vui tiếp nối đau đớn. “Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình ; nhưng sinh con rồi thì không nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian” (Ga 16, 21). Chúng ta là những bà mụ của việc sinh hạ Lời trong thế giới mà chúng ta đang sống.
Nếu chúng ta muốn vượt qua tình trạng tiến thoái lưỡng nan này, chúng ta cần có nhau, chúng ta cần có sự nâng đỡ của các anh em linh mục. Chúng ta thuộc về Giáo hội phổ quát và chúng ta là những đại diện của Giáo hội ấy. Chúng ta thuộc về cộng đoàn địa phương và chúng ta cùng chia sẻ đời sống của cộng đoàn ấy. Sức hút lưỡng cực này có thể giản lược chúng ta thành từng mảnh nhỏ nếu chúng ta không đề phòng. Nói “có” với trật tự Giáo hội là trở thành những phát ngôn viên của Giáo hội ; nói “không”, nghĩa là kẻ luôn phản loạn chống lại Huấn quyền. Quyết định một lựa chọn có thể huỷ diệt chúng ta với tư cách là người trung gian và bà đỡ.
Để có thể chịu đựng căng thẳng này, chúng ta, những linh mục, cần được nâng đỡ bằng sức mạnh liên đới. Chúng ta có thể hình dung NFPC (National Federation of Priests' Councils) như công đoàn các bà đỡ của Giáo hội. Điều này dẫn đến việc tự giải thoát khỏi chủ nghĩa cá nhân cố hữu thường là nét đặc trưng của các linh mục. “Tôi là chánh xứ của giáo xứ này ; chính tôi điều hành giáo xứ của tôi và tôi không muốn bất kỳ ai xía vào, dù là các linh mục xung quanh hay đức giám mục, thậm chí cả Roma nữa”. Tình huynh đệ của chúng ta đối với anh em linh mục bám rễ sâu vào những gì làm nên chúng ta và chính điều đó nâng đỡ chúng ta trong sự phụ thuộc lưỡng diện, vừa thuộc về cộng đoàn địa phương vừa thuộc về Giáo hội toàn cầu. Như chính Đức thánh cha Gioan Phao-lô II đã nói rất rõ trong Tông thư Pastores dabo vobis của người: “Chức thánh mang ‘bản chất cộng đoàn’ và chỉ có thể chu toàn một cách triệt để như ‘công trình tập thể’” (số 17). Trước đây, khi một đứa trẻ sắp chào đời, các phụ nữ trong làng xúm quanh giường sản phụ để giúp bà vượt cạn. Chúng ta cũng cần nâng đỡ lẫn nhau để làm cho Lời Thiên Chúa nhập thể ở đây vào lúc này.
Điều ấy cũng đòi hỏi chúng ta coi vị giám mục của mình như một người anh em. Trong sắc lệnh Presbyterorum ordinis, chúng ta có thể đọc thấy rằng vị giám mục phải coi các linh mục trong giáo phận của mình như những người anh em và những người bạn thân. Nhưng một số vị linh mục không thích vì như vậy thì quá gần gũi với đức giám mục. Một số vị muốn làm giám mục, số khác lại muốn trốn thoát. Số khác nữa lại muốn thấy đức giám mục như một người cha để giải quyết mọi vướng mắc hay nhận lấy trách nhiệm thay cho họ khi gặp hoàn cảnh khó khăn. Theo cha Tony Philpot: “Nếu Công đồng tuyên bố rằng giám mục phải coi các linh mục như anh em và bạn hữu, thì các linh mục cũng phải xử sự như vậy đối với đức giám mục của mình. Có những người anh em và bạn hữu, nghĩa là đã lưu ý đến những giới hạn của bản thân họ rồi, đồng ý rằng những sai lầm có thể được phép và việc hoà giải luôn có thể thực hiện. Đó là một tương quan hai chiều”.
Sự chia rẽ
Nguyên nhân thứ hai làm nhụt chí các linh mục phát xuất từ một vài chia rẽ sâu sắc trong Giáo hội. Và tôi thấy người châu Mỹ, cả Bắc lẫn Nam, đặc biệt phải xác định rõ thách thức có lẽ nổi bật hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Nếu vượt qua Đại Tây Dương nó sẽ để lại những hậu quả nào ? Biết đâu rồi cũng có lúc nó trở về “Vương quốc Anh” thì sao ?
Chúng ta, những người linh mục, được mời gọi trở thành gia đình hiệp nhất. Nhưng làm sao đạt được điều này nếu chính Giáo hội lại bị chia rẽ bởi ngờ vực sâu sắc và nghi kỵ lẫn nhau ? Chúng ta đang chịu đựng cảnh bè phái mà thánh Phao-lô từng ghét cay ghét đắng trong Giáo hội ở Corinthus: “Tôi theo ông Phê-rô”, “Tôi thuộc ông Phao-lô” ; “Tôi đứng về phía đức Hồng y Ratzinger” ; “Tôi ủng hộ ông Hans Kng” ; “Tôi theo thần học giải phóng” ; “Tôi sát cánh cùng von Balthazar”. Sự chia rẽ này thường không chỉ là mối bất hoà về tư tưởng. Đó chính là cuộc đấu tranh tồi tệ chống quyền lực. Làm sao chúng ta có thể rao giảng Lời khi từng câu từng chữ của chúng ta có thể bị phân tích tỉ mỉ, trong khi các giám mục lại sống trong sợ hãi vì chỉ một sai sót nhỏ thôi cũng có thể tới tai Thánh bộ Giáo Lý Đức Tin ? Nhóm Biệt Phái xem xét tẩn mẩn tỉ mỉ những lời của Đức Giê-su hòng gài bẫy để bắt bẻ Người. Ngày nay chẳng phải đôi khi chúng ta cũng sống trong tình trạng như vậy giữa lòng Giáo hội đó sao ?
Dĩ nhiên thể chế của chúng ta luôn biết đến những chia rẽ như vậy kể từ vụ bất hoà giữa ông Phê-rô và ông Phao-lô ở Antiochia. Lịch sử Giáo hội từng chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh giữa hoàng đế và đức giáo hoàng, giữa Đức Giáo hoàng với những phản giáo hoàng, đó là chưa kể đến những cuộc đấu tranh giữa những kẻ theo phong trào Pháp giáo với những người bên kia dãy Alpes (ý nói Toà thánh – ND), giữa những kẻ theo trào lưu hiện đại với những người theo truyền thống, thậm chí giữa dòng Tên với dòng Đa Minh nữa ! Những điều ấy làm nhụt chí không ít. Điều mà hôm nay chúng ta đang tranh luận cũng chẳng phải ngoại lệ đâu. Theo thiển ý của tôi, cái mới là ở chỗ chúng ta không có khả năng tranh cãi với phe đối lập. Chúng ta chỉ thích nói cho nhau hơn là nói với nhau.
Bữa Tiệc ly còn nhắc nhở chúng ta làm thế nào để sống giây phút hiện tại. Bữa Tiệc ly không chỉ gợi lại cho chúng ta nỗi buồn mất niềm hy vọng mà còn cả những chia rẽ trong cộng đoàn nữa. Đó là khoảnh khắc của những kết án lẫn nhau. “Không, dẫu phải chết với Thầy, con cũng không đời nào chối Thầy”. Và thế là Đức Giê-su bị bán đứng, bị phản bội và bị chối bỏ. Phần lớn các môn đệ của Người đều mạnh ai nấy chạy vì sợ hãi.
Niềm hy vọng của chúng ta đặt ở chỗ Đức Giê-su không tập hợp quanh mình một nhóm bạn mà tình thân ngang bằng tính nhạy cảm. Cộng đoàn này không được xây dựng dựa trên nhãn quan chia sẻ. Vả lại, họ cũng chẳng chia sẻ với nhau những ý tưởng dù chỉ là chốc lát thôi. Một cộng đoàn của những con người nhạy cảm như vậy có lẽ không thể trở thành một bí tích của Vương quốc nhưng chỉ là một nhiệm tích của chính mình. Chúng ta là dấu chỉ của Vương quốc bởi vì chúng ta không hiệp nhất bằng tinh thần nhưng bằng bí tích. Chính việc ôm hôn người xa lạ, thậm chí cả kẻ thù, làm cho chúng ta trở thành một dấu chỉ.
Tôi đã từng chạm đến chút ít ý nghĩa ấy tại châu Phi. Tôi vẫn nhớ mình đã trải qua vài ngày trên những nẻo đường Burundi cùng hai người anh em. Một anh gốc người Hutu tên là Emmanuel, chính anh ấy là phụ tá của tôi trong thời gian tôi lưu lại ở châu Phi. Anh thứ hai là một bề trên miền, gốc người Tutsi tên là Liboire. Đó cũng là thời điểm hai bộ tộc (Hutu và Tutsi) thảm sát lẫn nhau. Cả xứ sở gần như hoang vắng. Chúng tôi nhận thấy đó đây những tốp lính hay quân phiến loạn. Hoạ hoằm lắm mới có một chiếc xe hơi. Chúng tôi thăm viếng những trại tị nạn để tìm kiếm cha mẹ của của hai người anh em. Trong trại của người Tutsi, anh Liboire và tôi đứng ra để bảo vệ cho anh Emmanuel. Còn trong trại của người Hutu lại đến lượt anh Emmanuel bảo vệ cho anh Liboire. Cứ mỗi buổi tối, chúng tôi cùng cử hành thánh lễ chung với nhau.
Anh Emmanuel và anh Liboire thuộc về hai bộ tộc thù hận nhau và bộ tộc này tìm đủ mọi cách để tiêu diệt bộ tộc kia. Ở châu Phi, bản sắc bộ tộc rất sâu sắc. Nhưng thánh lễ là cách thức chết đi bằng bí tích. Đó là tính kết dính bằng bí tích của một căn tính sẵn sàng cho đi, của tình liên đới thể hiện bằng bí tích.
Quan hệ càng bền chặt, càng khó ôm lấy hay chấp nhận những người khác biệt. Bất hoà thường dễ dàng bùng nổ ngay trong một gia đình. Chúng ta đều công nhận một kẻ xa lạ thì khác biệt chứ không phải là một kẻ cùng dòng máu, cùng dòng họ hay cùng tôn giáo. Michael Ignatieff kể lại một câu chuyện xảy ra trong cuộc chiến tranh ở Nam Tư hồi năm 1993. Ngay trên chiến tuyến, ông hỏi một người Serbia tại sao người Croatia lại quá khác biệt như vậy. Người đàn ông ấy lấy một gói thuốc lá từ trong túi áo ra rồi trả lời ông: “Ông có thấy những điếu thuốc lá này không ? Chúng là thuốc lá Serbia. Bên kia chiến hào, bọn chúng hút thuốc lá Croatia”. Ignatieff bắt bẻ anh ta rằng chúng là những điếu thuốc lá hoàn toàn giống nhau. Và anh chàng Serbia vừa nhún vai bảo ông vừa lau khẩu Zastovo của mình: “Ông là người nước ngoài, ông thật chẳng hiểu gì cả”. Nhưng câu hỏi dày vò anh ta nên vài phút sau anh ta đặt súng xuống và giải thích rõ hơn: “Ông hãy nghe đây, bọn Croatia nghĩ rằng chúng có giá hơn chúng tôi, chúng là người châu Âu lịch lãm và khéo léo. Sự thực tất cả chúng tôi đều chỉ là những con sáo vùng Balkan”. Thế là người Croatia khác biệt chỉ vì họ không chấp nhận mình cũng như những kẻ khác !
Vậy nên ơn gọi linh mục của chúng ta là hiệp nhất những người cùng suy nghĩ như chúng ta và cả những người nghĩ khác nữa. Điều ấy diễn ra ở đâu ? Mỗi trường ý thức hệ có những chủng viện nơi giảng dạy chân lý thuần nhất, với những chương trình quảng cáo của mình (Communio và Concilium), những tờ báo riêng (National Catholic Reporter), những phân khoa riêng, thậm chí cả những giáo phận riêng của mình nữa. Liệu giữa lòng Giáo hội có tồn tại một nơi mà chúng ta quên đi tất cả mọi ngăn cách để nói với chúng ta ? Liệu có tồn tại một cuộc tìm kiếm chân lý chung với nhau không ? Trong Giáo hội chúng ta có quá nhiều im lặng. Tôi đã từng tham dự nhiều hội nghị giám mục ở Roma, và ngay cả ở đó cũng có quá ít đối thoại. Mỗi vị đến mang theo bài diễn văn của mình đã soạn sẵn rồi đọc một hơi và chẳng bận tâm gì đến những gì người khác đã nói.
Thà trút gánh nặng lên vai những người lãnh đạo, chúng ta hãy tự hỏi nơi nào cho phép chúng ta tự do đối thoại trong giáo phận riêng, trong giáo hạt hay trong giáo xứ của chúng ta. Trong Chiến tranh Thế giới I, đêm Giáng sinh các binh sĩ người Anh và người Đức tập trung tại khu đất trung lập và cùng nhau hát thánh ca. Liệu còn có những nơi, những khoảnh khắc mà chúng ta bỏ qua mọi chia rẽ của ý thức hệ để nói với nhau và lắng nghe nhau không ? Có phải đó là ngày hôm nay ở giữa đại hội này hay tất cả chúng ta đang bận tâm theo đuổi dòng suy tư của mình ? Ngay cả Hội nghị quốc gia của các Tu sĩ ở đất nước này cũng phải chia làm hai.
Trong bầu không khí chia rẽ và chính trị hoá đến tột độ trong Giáo hội, những nỗ lực phỏng có ích gì ? Những người có quyền chắc chắn coi cuộc đối thoại này là vô ích trong khi những người không có quyền lại thất vọng khi nghe thấy. Chúng ta hãy quay trở lại bữa Tiệc ly.
Trong bữa Tiệc ly hiện rõ cuộc xung đột giữa hai thứ quyền lực khác nhau. Trước tiên là quyền năng của Đức Giê-su, đó là những dấu lạ điềm thiêng, tiếp đến là quyền lực thô bạo được thể hiện qua bọn lính đến bắt Người. Trong Tin Mừng thứ tư, thánh Gioan kể lại với chúng ta sự gia tăng của cuộc xung đột này. Trong khi Đức Giê-su thực hiện những dấu lạ, từ tiệc cưới Cana đến việc phục sinh ông La-da-rô, mâu thuẫn cứ thế tăng lên. Quyền thực hiện những dấu lạ của Người không phải là trò phù phép, ma thuật. Đức Giê-su chẳng có gì để xem so với Thuật sĩ Merlin (pháp sư huyền thoại người Celtes – ND). Những dấu chỉ của Người có sức mạnh vì những dấu chỉ ấy biết nói và có ý nghĩa. Đó là những dấu chỉ của Lời trở thành phàm nhân.
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giê-su và tổng đốc Pilatius là cao trào của mâu thuẫn. Pilatius nói với Đức Giê-su: “Ông không biết tôi có quyền đóng đinh ông sao?” Nhưng Đức Giê-su lại dựa vào quyền năng của chân lý và ý nghĩa. Người trả lời quan Pilatius: “Tôi đến thế gian để làm chứng cho sự thật. Tất cả những ai thuộc về sự thật đều nghe tiếng tôi.” Và Pilatius hỏi lại: “Sự thật là gì?” nhưng ông ta không chờ đợi câu trả lời. Ông ta đâu có cần. Ông ta đã có lính tráng rồi.
Mỗi thánh lễ là một lần tái hiện sự đối kháng giữa hai thứ quyền lực ấy. Thánh lễ là dấu chỉ mà chúng ta tin rằng chân lý mạnh hơn bạo lực. “Ánh sáng bừng lên trong những nơi tối tăm và bóng tối không thể nào dập tắt được ánh sáng.” Đó là lý do tại sao chúng ta, những linh mục, đủ can đảm để tiếp tục tìm kiếm chân lý và ý nghĩa, ngay cả khi việc tìm kiếm ấy có vẻ như trái khoáy. Theo đức Hồng y Suhard, “một trong những việc phục vụ hàng đầu mà người linh mục đem lại cho thế giới đó là loan báo chân lý”. Đó cũng là điều mà đức thánh cha mời gọi chúng ta thực hiện trong Veritas splendor. Trong một thế giới đang đói khát chân lý nhưng lại nghi ngờ tính khả hữu của chân lý, đức thánh cha mời gọi chúng ta hãy can đảm tìm kiếm chân lý.
Cuốn nhật ký của cha Yves Congar giai đoạn 1946-1956 được xuất bản năm 2000 là một trong những cuốn sách đau thương nhất mà tôi từng đọc. Cha là một trong những nhà trí thức vĩ đại, một người vô cùng nhạy cảm và là một bậc đáng kính đã từng nếm mùi thập giá của Toà thánh. Cha đã bị buộc phải im lặng, bị hạ giá, và điều tệ hại nhất đối với một người Pháp là bị lưu đày sang nước Anh. Làm thế nào cha đủ sức chịu đựng để vượt qua giai đoạn tối tăm ấy ? Bằng niềm tin rồi cuối cùng chân lý sẽ chiến thắng. Năm 1954, ngay giữa cuộc khủng hoảng, cha đã viết: “Nói sự thật. Dù thận trọng mấy đi nữa cũng không thể tránh gây ra tai tiếng vô ích hay bị mang tiếng là kẻ ưa gây rối. Nhưng được cái – và rồi dần dần sẽ trở thành – chứng nhân đích thực và thuần tuý của những điều xác thực”. Điều ấy đòi hỏi người phải kiên nhẫn ghê gớm lắm, và theo thánh Thomas thành Aquino, kiên nhẫn là tâm điểm của niềm hy vọng. Chúng ta cần kiên nhẫn chịu đựng vì cuối cùng chân lý sẽ chiến thắng.
Tôi nghĩ muốn nói sự thật đòi hỏi chúng ta phải hội đủ hai điều kiện: can đảm và khiêm nhường. Can đảm bởi vì sự thật không phải lúc nào cũng được chào đón nồng nhiệt. Giáo hội sợ tranh cãi. Hơn nữa, Giáo hội thường có cảm giác những bất đồng bị phơi bày sẽ dẫn đến nguy cơ làm tổn hại quyền hành của mình và như vậy là chúng ta bất nghĩa với Giáo hội. Nhưng những gì liên quan đến tôi, tôi nghĩ chẳng có gì làm cho quyền của Giáo hội suy yếu cho bằng chính việc chúng ta im hơi lặng tiếng về những điều mình đang chất chứa trong lòng. Không có gì ăn mòn tính đáng tin cậy của lời chúng ta cho bằng tính nhút nhát và sợ phạm sai lầm. Đâu rồi parrhesia[3], lời can đảm của các Tông đồ ?
Nhưng nói sự thật cũng đòi hỏi chúng ta phải có lòng khiêm nhường rất lớn. Thật vậy, chúng ta không thể thể hiện mình như những kẻ đối lập với chúng ta, những kẻ không hiểu biết gì và theo tà giáo, họ có chân lý riêng của họ. Tất cả những gì chúng ta có thể làm đó là góp phần vào cuộc tranh cãi và hy vọng rằng cuối cùng sự thật sẽ tỏ hiện và biết đâu chúng ta sai lầm thì sao. Chúng ta hãy nói một cách tự do, không phải vì chúng ta có câu trả lời cho những vấn nạn mà chúng ta đang tự đặt ra nhưng để góp sức tìm câu trả lời. Và chính vì vậy chúng ta tin rằng Chúa Thánh Linh xuống trên Giáo hội để chúng ta không phải sợ sai lầm. Dân Thiên Chúa sẽ không dễ dàng từ bỏ con đường đúng đắn. Vả lại tôi sẵn sàng đánh cuộc rằng ngay cả khi chúng ta sai lầm đi nữa Giáo hội cũng không thất bại. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy chân lý khi dám đùa giỡn với tư tưởng, chỉ khi chúng ta đặt ra những giả thuyết điên rồ để xem chúng dẫn ta đến đâu, chỉ khi chúng ta tiến hành những dự định và nắm trong tay cơ may thành công. Nếu chúng ta không vui vẻ gì với sự tự do này (trong tất cả các nghĩa của từ ngữ này) sẽ chẳng bao giờ chúng ta tiến gần đến huyền nhiệm Thiên Chúa.
Những tai tiếng
Tôi sẽ kết thúc bằng vài lời về những vụ tai tiếng từng hành hạ Giáo hội trong những năm gần đây. Vì những tai tiếng ấy mà ngày nay các linh mục cảm nhận được nỗi đau của những người mang tin mừng. Anh em biết rõ hơn tôi về sức tàn phá do những vụ tai tiếng đã gây ra: đau nhất là các nạn nhân bị lạm dụng tình dục ; nỗi nhục của giới linh mục nói chung ; nỗi đau của người giáo dân, họ sững sờ kinh ngạc vì người ta nỡ phản bội lòng tin của họ. Nhưng cả sự giận dữ khi thấy một số vị giám mục xử lý vấn nạn và xấu hổ khi thấy Giáo hội bị các phương tiện truyền thông liệt vào loại cấm kỵ. Điều ấy thật đúng là một cuộc khủng hoảng.
Ít ra điều đó cũng không trầm trọng bằng bữa Tiệc ly! Đức Giê-su ngồi cùng bàn với Giu-đa, kẻ phản bội Người, ông Phê-rô, tảng đá mà Giáo hội được xây dựng trên đó lại chối bỏ Đức Ki-tô tới ba lần. Người quy tụ tất cả các môn đệ gần như vắt chân lên cổ chạy trốn. Đó chính là cuộc khủng hoảng đã khai sinh Giáo hội, cuộc khủng hoảng mà chúng ta cử hành mỗi ngày. Xin anh em nhớ cho: chúng ta không có lý do gì để sợ các cuộc khủng hoảng vì chính khủng hoảng canh tân chúng ta.
Đức Giê-su đã bị giao nộp. Lúc cử hành thánh thể, chúng ta tưởng niệm cách thức Người đón nhận sự phản bội này và biến nó thành một hồng ân. Người đón nhận hành động tệ hại ấy một cách tự do và biến nó thành thời khắc của ân sủng. Nạn nhân thụ động đã hành động một cách sáng tạo. Anh em cứ cầm lấy thân thể Thầy để cho đi. Và anh em đã biến Thầy thành món hàng không đáng giá hơn 30 đồng bạc. Nhưng anh em hãy nghe đây: đây là thân thể Thầy bị giao nộp vì anh em.
Đức tin mách bảo chúng ta hãy nắm lấy thời khắc phản trắc và đáng hổ thẹn này. Được nâng đỡ bởi nguồn sáng tạo vô tận của Thiên Chúa, chúng ta hãy biến nó thành thời khắc của tặng phẩm và hồng ân. Nếu chúng ta để cho Thiên Chúa đặt bàn tay Người lên trên Giáo hội, Giáo hội sẽ lại đẹp hơn xưa. Ngày nọ, trong lúc đi dạo trên con đê chắn sóng ở miền Bắc xứ Galles trước khi nói chuyện với các thành viên của Hội các Bà mẹ Công giáo, tôi bị “oanh tạc” bằng mưa sò và vẹm. Từ trên bầu trời cao, lũ hải âu thả những con sò xuống hòng đập vỏ để ăn phần thịt mềm ngon lành bên trong. Đó chính là điều Thiên Chúa đã làm trong cơn khủng hoảng: Người đập vỡ chiếc vỏ ốc của tính tự mãn và kiêu ngạo của chúng ta để chạm tới phần mềm hơn và dễ tổn thương hơn của cuộc sống chúng ta. Chính vì vậy chúng ta hãy sống an vui trong cuộc khủng hoảng này.
Làm thế nào để canh tân Giáo hội chúng ta ? Bằng cách dẫn đưa các bạn trẻ đến với một Giáo hội chắc chắn, một nơi ẩn náu trước sự săn đuổi của những kẻ săn mồi. Bằng cách dẫn đưa về cùng Giáo hội những người hèn kém nhất trong số những kẻ vi phạm như Thiên Chúa đã làm. Một Giáo hội khẳng định rõ Đức Ki-tô đã đến để tìm những kẻ tội lỗi chứ không phải là người công chính, và sứ mạng của Người đã gặt hái thành công! Bằng cách tái sinh một Giáo hội ít đặt nặng hàng giáo sĩ và những bí ẩn, một Giáo hội trong suốt hơn nữa để người giáo dân thấy rõ toàn bộ phẩm giá người Ki-tô hữu của mình. Cuộc khủng hoảng này có thể ghi dấu đoạn kết của một Giáo hội được coi như một công ty đa quốc gia, xa lạ và quan liêu. Như vậy Giáo hội có thể trở thành một cộng đoàn gồm những môn đệ của Đức Giê-su Ki-tô.
Để đạt được điều đó, chúng ta phải nắm lấy khoảnh khắc này với tất cả sức mạnh sáng tạo của Đức Giê-su. Đây là thân thể Thầy bị giao nộp vì anh em. Người đã biến khoảnh khắc chia rẽ và phân tán thành bí tích của Giao Ước Mới, thành một cộng đoàn mới. Chúng ta đừng sợ, đừng hoảng hốt trước bất kỳ ai, nhất là các phương tiện truyền thông. Đức Giê-su từng nếm mùi phản bội, chính giữa những con người ấy mà Người đã khai sinh Giáo hội. Nếu một ngày nào đó chúng ta nghi ngờ một linh mục phản bội ơn gọi của mình, chúng ta có đủ can đảm như họ không ? Chúng ta không thể khẳng định chẳng bao giờ mình lại làm như họ. Tôi có nghe nói đến một giáo phận phủ nhận toàn bộ trách nhiệm trong những lầm lạc của một số linh mục vì lý do họ là những “người độc lập”. Nhưng Đức Giê-su không bao giờ coi ông Phê-rô như một “người độc lập”. Người không hề phủ nhận ông. Ngược lại chính ông Phê-rô tuyên bố: “Tôi không biết ông ta”. Chúng ta phải đối diện với xì căng đan tệ hại nhất của các linh mục lạm dụng tình dục trẻ em. Liệu ngày nay chúng ta có dám đối mặt với những tai tiếng tệ hại nhất, chất Tin Mừng ở đây là tha thứ cho họ, ôm hôn họ và nhìn nhận họ như những người anh em ?
Vậy, mặc cho những khó khăn hiện tại, chúng ta vẫn có thể là những người mang tin mừng. Hơn nữa, tôi xác quyết rằng phần lớn anh em đã là những người mang tin mừng rồi. Tôi đã cố gắng chứng minh cho anh em làm thế nào để có thể biến thời khắc hiện tại thành thời khắc hồng ân trong ba lĩnh vực khác nhau. Nỗi đau của hố thẳm ngăn cách giữa giáo huấn của Giáo hội với kinh nghiệm sống bởi rất nhiều người Công giáo có thể khai sinh một hình thức mới của Lời trở thành phàm nhân. Sự chia rẽ trong Giáo hội có thể dẫn đến thời điểm của sự thật cho phép tái thiết ngôi nhà chung của chúng ta. Cuối cùng, chúng ta đừng sợ hãi chi và hãy để cho hồng ân sáng tạo của Thiên Chúa hoạt động ngõ hầu những tai tiếng tệ hại nhất trở thành thời điểm canh tân.
___________
[1] Chủ nghĩa bi quan văn hoá: những chuyện kể về ngày tàn của thế giới hậu hiện đại.
[2] Tác giả dùng thành ngữ tiếng Pháp trong nguyên văn trong bản tiếng Anh, có nghĩa là nhà chuyên môn.
[3] Tính chân thực, thẳng thắn, lời tự do.
Timothy Radcliffe, op.
(Thời sự Thần học - Số 39)