Có lẽ xưa nay không có thứ tình cảm nào được người ta trân trọng và ca ngợi nhiều như tình mẫu tử.
Cho dù không gian sống, lịch sử, văn hóa khác nhau, con người sống trên thế giới đều chia sẻ chung một giá trị: tình mẫu tử là thiêng liêng.
Tình mẫu tử đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật, văn chương…
Bởi thế, giáo dục cho trẻ nhỏ hiểu về tình mẫu tử là nội dung giáo dục chung, cơ bản của tất cả các cộng đồng người.
Nhưng để làm được điều đó không dễ.
Trên thực tế rất nhiều gia đình giữa bố mẹ và con cái đã không kết nối được với nhau trong tình cảm cho dù giữa họ có mối liên hệ về sinh học.
Muốn con hiểu được lòng mẹ, hiểu được tình yêu thương của mẹ dành cho con và làm cho con biết biểu đạt cảm xúc, tình yêu của mình dành cho mẹ, cha mẹ cần giáo dục đúng cách ngay từ khi trẻ còn là bào thai.
Đọc sách cho con nghe, đặc biệt là những cuốn sách viết về tình mẫu tử, về sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình là một cách tốt để giáo dục tình cảm ấy.
“Mẹ có phải là mẹ của con?” - cuốn sách của P.D. Eastman sẽ là một lựa chọn thích hợp cho chủ đề trên.
Cuốn sách kể về một con chim mẹ ấp một quả trứng. Quả trứng nhúc nhích báo hiệu chim non sắp chào đời. Để chim con khỏi đói chim mẹ chào từ biệt tổ trứng và bay đi tìm thức ăn. Quả trứng nở ra một chú chim non. Chú gọi mẹ nhưng không thấy nên chạy đi tìm. Gặp ai chú cũng hỏi xem họ có phải là mẹ mình không vì chú đâu có biết mặt mẹ. Trên đường đi chú lần lượt gặp và hỏi một chú mèo con, một cô gà mái, một anh chó, một cô bò. Nhưng tất cả đều lắc đầu. Chú chim non đi tiếp và gặp một chiếc ô tô nhưng đó cũng không phải là mẹ chú. Chú nhìn thấy một con thuyền và gọi nhưng thuyền không dừng lại. Chú cũng gặp cả máy bay, rồi “ông Phì Phì” (máy xúc). Ông “Phì Phì” đã đặt chú chim non lên đúng chiếc tổ chú đã rời đi và đúng lúc đó chim mẹ trở về. Hai mẹ con nhận ra nhau trong hạnh phúc.
Nguyên tác được viết bằng tiếng Anh và khi xuất bản ở Việt Nam thì có thêm phần tiếng Việt. Vì vậy cuốn sách song ngữ ngày sẽ có ích cho cả việc học tiếng Anh của các bé.
Cấu trúc của các tình tiết trong câu chuyện được lặp đi lặp lại có chủ ý sẽ giúp cho trẻ luyện tập và ghi nhớ cách dùng các mẫu câu, cấu trúc, ghi nhớ từ mới một cách tự nhiên.
Sách do Ngân Huyền dịch và Tủ sách Người mẹ tốt xuất bản năm 2017.
Nguyễn Quốc Vương
Cho dù không gian sống, lịch sử, văn hóa khác nhau, con người sống trên thế giới đều chia sẻ chung một giá trị: tình mẫu tử là thiêng liêng.
Tình mẫu tử đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật, văn chương…
Bởi thế, giáo dục cho trẻ nhỏ hiểu về tình mẫu tử là nội dung giáo dục chung, cơ bản của tất cả các cộng đồng người.
Nhưng để làm được điều đó không dễ.
Trên thực tế rất nhiều gia đình giữa bố mẹ và con cái đã không kết nối được với nhau trong tình cảm cho dù giữa họ có mối liên hệ về sinh học.
Muốn con hiểu được lòng mẹ, hiểu được tình yêu thương của mẹ dành cho con và làm cho con biết biểu đạt cảm xúc, tình yêu của mình dành cho mẹ, cha mẹ cần giáo dục đúng cách ngay từ khi trẻ còn là bào thai.
Đọc sách cho con nghe, đặc biệt là những cuốn sách viết về tình mẫu tử, về sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình là một cách tốt để giáo dục tình cảm ấy.
“Mẹ có phải là mẹ của con?” - cuốn sách của P.D. Eastman sẽ là một lựa chọn thích hợp cho chủ đề trên.
Cuốn sách kể về một con chim mẹ ấp một quả trứng. Quả trứng nhúc nhích báo hiệu chim non sắp chào đời. Để chim con khỏi đói chim mẹ chào từ biệt tổ trứng và bay đi tìm thức ăn. Quả trứng nở ra một chú chim non. Chú gọi mẹ nhưng không thấy nên chạy đi tìm. Gặp ai chú cũng hỏi xem họ có phải là mẹ mình không vì chú đâu có biết mặt mẹ. Trên đường đi chú lần lượt gặp và hỏi một chú mèo con, một cô gà mái, một anh chó, một cô bò. Nhưng tất cả đều lắc đầu. Chú chim non đi tiếp và gặp một chiếc ô tô nhưng đó cũng không phải là mẹ chú. Chú nhìn thấy một con thuyền và gọi nhưng thuyền không dừng lại. Chú cũng gặp cả máy bay, rồi “ông Phì Phì” (máy xúc). Ông “Phì Phì” đã đặt chú chim non lên đúng chiếc tổ chú đã rời đi và đúng lúc đó chim mẹ trở về. Hai mẹ con nhận ra nhau trong hạnh phúc.
Nguyên tác được viết bằng tiếng Anh và khi xuất bản ở Việt Nam thì có thêm phần tiếng Việt. Vì vậy cuốn sách song ngữ ngày sẽ có ích cho cả việc học tiếng Anh của các bé.
Cấu trúc của các tình tiết trong câu chuyện được lặp đi lặp lại có chủ ý sẽ giúp cho trẻ luyện tập và ghi nhớ cách dùng các mẫu câu, cấu trúc, ghi nhớ từ mới một cách tự nhiên.
Sách do Ngân Huyền dịch và Tủ sách Người mẹ tốt xuất bản năm 2017.
Nguyễn Quốc Vương