Bài trên Lao Động Online
Học phải chọn ngành và trường “danh giá”, đi làm cũng phải chọn chỗ “danh giá” và cuộc đời sẽ vô nghĩa nếu không làm được những điều phi thường... Đó là những tham vọng có thể bắt gặp ở bất kỳ người trẻ nào hiện nay nhưng đằng sau đó cũng là những hoang mang trước lựa chọn cuộc đời: Mình là ai, mình muốn gì, và mình đang ở đâu trong cuộc đời này?
Chính vì thế, tác giả Lương Nguyễn An Điền đã viết cuốn “Không nổi tiếng cũng đâu có sao!”. Cuốn sách được chia làm 3 chương với 15 câu chuyện không đi ngoài chủ đề chính: Ừ, không nổi tiếng cũng đâu có sao! Bởi mỗi người, mỗi chúng ta đã, đang và đều có thể sống một cuộc đời bình thường chứ đâu phải tầm thường, hay một cuộc đời giản đơn nhưng đầy phẩm giá. Với giọng văn dí dỏm và tưng tửng, cuốn sách sẽ khiến người đọc cười tủm tỉm cùng những thông điệp thấm sâu mà nhẹ nhàng.
Nhà báo Lương Nguyễn An Điền từng làm việc tại ấn bản tiếng Anh của các báo Thanh Niên, VnExpress từ năm 2007. Năm 2014, anh nhận học bổng Fulbright của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để theo học Thạc sĩ báo chí tại Columbia Journalism School (New York). Tháng 5.2016, An Điền nhận được giải thưởng của Hiệp hội báo chí nước ngoài (Foreign Press Association) tại New York, vinh danh các nhà báo trẻ.
––– M.T
Bài giới thiệu trên trang Sách Khai Tâm
Hạnh phúc cũng chỉ xoàng như thế: Được sống một cuộc đời bình thường nhưng đầy phẩm giá
Học phải chọn ngành và trường “danh giá”. Đi làm cũng phải chọn chỗ “danh giá”. Cuộc đời sẽ vô nghĩa nếu không làm được những điều phi thường. Đó là những tham vọng có thể bắt gặp ở bất kỳ người trẻ nào hiện nay; nhưng đằng sau đó cũng là những hoang mang của họ trước lựa chọn cuộc đời: Mình là ai, mình muốn gì, và mình đang ở đâu trong cuộc đời này?
Hào quang nổi tiếng, danh giá không chỉ là nỗi thôi thúc, ám ảnh của người dân xứ mình. Tháng 9.2017, trong loạt bài xã luận (Op-Ed) của báo The New York Times dành cho giới trẻ nhân mùa khai trường, nhà báo An Điền bắt gặp và đọc ngấu nghiến một bài viết mà chính là nguồn cơn cảm hứng để anh cho ra đời cuốn sách này. Ngay cả cái tựa “Không nổi tiếng cũng đâu có sao!” cũng là mượn ý từ tiêu đề bài viết: “You’ll Never Be Famous — And That’s O.K.” Tác giả bài viết, bà Emily Esfahani Smith - một chuyên gia tâm lý có tiếng - chỉ ra rằng rất nhiều sinh viên Mỹ ngày nay cũng luôn đau đáu muốn thay đổi thế giới. Giới trẻ ở Mỹ cũng nghĩ rằng một cuộc đời có ý nghĩa là một cuộc đời đòi hỏi phải làm được những điều phi thường hoặc danh giá, tỉ như: trở thành người nổi tiếng trên Instagram; lập một công ty danh tiếng rền vang; hoặc chấm dứt một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Bà Smith thừa nhận, có khát khao, có lý tưởng là một phần tất yếu của tuổi trẻ. Thế nhưng, mạng xã hội đã làm nhiều người đánh đồng mục đích và ý nghĩa của cuộc sống với hào quang danh vọng; những cuộc đời kiệt xuất phi thường bỗng hoá thành chuẩn mực trên Internet. Với kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn của mình, bà Smith đã đưa ra những đúc kết hoàn toàn ngược lại. Cuộc sống có ý nghĩa nhất, không phải là cuộc đời kiệt xuất phi thường; đó là những cuộc đời bình thường được nhưng đầy tư cách và phẩm giá. Một cuộc đời có ý nghĩa sẽ cho phép bản thân được kết nối, đóng góp cho cộng đồng với bất kỳ hình thức nào, dù nhỏ nhoi đến đâu. Và chính những điều tưởng chừng là giản đơn đó, chứ không phải hào quang danh vọng, sẽ đem lại ý nghĩa thực sự cho cuộc đời của mỗi người. Tác giả nhắn nhủ với sinh viên: Các bạn không cần phải cứu rỗi thế giới; hãy cứ sống một cuộc đời cho phép mỗi người đạt được mọi ước mơ hoài bão trong tầm với, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đó sẽ là một cuộc đời viên mãn.
Những thông điệp giản đơn nhưng hết sức đẹp đẽ đó đã thôi thúc nhà báo An Điền cần phải chia sẻ chúng đến nhiều người trẻ Việt Nam hơn. Thế nhưng, trong thời đại mạng xã hội, một bài viết được chia sẻ rồi cũng sẽ trôi tuột đi rất nhanh như ngón tay con người lướt Facebook mà thôi. Cách để những thông điệp đó ở lại với người đọc lâu hơn một chút là phải hệ thống, gói ghém chúng lại trong một cuốn sách nho nhỏ. Từ sự động viên và “thúc đẩy” của BBT Anbooks, cuốn sách này đã được ra đời trong khoảng thời gian rất ngắn – 15 ngày – từ một tác giả hơn 10 năm nay “kiếm sống” bằng công việc làm báo tiếng Anh. Như An Điền chia sẻ, anh chỉ nghĩ đơn giản là mình ra một cuốn sách không khệnh khạng bảo ban dạy dỗ gì ai; chỉ ghi chép lại những gì chính anh đã trải qua cộng thêm một chút quan sát bằng con mắt nhà báo, cộng thêm một chút tìm tòi nghiên cứu để chứng minh những lý luận trong đó có cơ sở, thì chắc cũng ổn.
Được chia làm 3 chương với 15 câu chuyện, nội dung của cuốn sách không đi ngoài chủ đề chính: Ừ, không nổi tiếng cũng đâu có sao! Bởi mỗi người, mỗi chúng ta đã, đang và đều có thể sống một cuộc đời bình thường chứ đâu phải tầm thường, hay một cuộc đời giản đơn nhưng đầy phẩm giá. Với giọng văn dí dỏm và có phần “tưng tửng”, cuốn sách hứa hẹn sẽ làm người đọc cười tủm tỉm cùng những thông điệp sẽ thấm sâu mà nhẹ nhàng, giản đơn. Những người làm cuốn sách không có tham vọng gì lớn lao, chỉ mong nó giống như một quán cà phê nhỏ nép mình trong một con hẻm cụt, để người đọc có thể lánh vào nghỉ ngơi một chút, chờ cho đường sá bớt nhốn nháo kẹt xe rồi lại về nhà.
Tác giả An Điền giao lưu cùng độc giả.
Học phải chọn ngành và trường “danh giá”, đi làm cũng phải chọn chỗ “danh giá” và cuộc đời sẽ vô nghĩa nếu không làm được những điều phi thường... Đó là những tham vọng có thể bắt gặp ở bất kỳ người trẻ nào hiện nay nhưng đằng sau đó cũng là những hoang mang trước lựa chọn cuộc đời: Mình là ai, mình muốn gì, và mình đang ở đâu trong cuộc đời này?
Chính vì thế, tác giả Lương Nguyễn An Điền đã viết cuốn “Không nổi tiếng cũng đâu có sao!”. Cuốn sách được chia làm 3 chương với 15 câu chuyện không đi ngoài chủ đề chính: Ừ, không nổi tiếng cũng đâu có sao! Bởi mỗi người, mỗi chúng ta đã, đang và đều có thể sống một cuộc đời bình thường chứ đâu phải tầm thường, hay một cuộc đời giản đơn nhưng đầy phẩm giá. Với giọng văn dí dỏm và tưng tửng, cuốn sách sẽ khiến người đọc cười tủm tỉm cùng những thông điệp thấm sâu mà nhẹ nhàng.
Nhà báo Lương Nguyễn An Điền từng làm việc tại ấn bản tiếng Anh của các báo Thanh Niên, VnExpress từ năm 2007. Năm 2014, anh nhận học bổng Fulbright của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để theo học Thạc sĩ báo chí tại Columbia Journalism School (New York). Tháng 5.2016, An Điền nhận được giải thưởng của Hiệp hội báo chí nước ngoài (Foreign Press Association) tại New York, vinh danh các nhà báo trẻ.
––– M.T
Bài giới thiệu trên trang Sách Khai Tâm
Hạnh phúc cũng chỉ xoàng như thế: Được sống một cuộc đời bình thường nhưng đầy phẩm giá
Học phải chọn ngành và trường “danh giá”. Đi làm cũng phải chọn chỗ “danh giá”. Cuộc đời sẽ vô nghĩa nếu không làm được những điều phi thường. Đó là những tham vọng có thể bắt gặp ở bất kỳ người trẻ nào hiện nay; nhưng đằng sau đó cũng là những hoang mang của họ trước lựa chọn cuộc đời: Mình là ai, mình muốn gì, và mình đang ở đâu trong cuộc đời này?
Hào quang nổi tiếng, danh giá không chỉ là nỗi thôi thúc, ám ảnh của người dân xứ mình. Tháng 9.2017, trong loạt bài xã luận (Op-Ed) của báo The New York Times dành cho giới trẻ nhân mùa khai trường, nhà báo An Điền bắt gặp và đọc ngấu nghiến một bài viết mà chính là nguồn cơn cảm hứng để anh cho ra đời cuốn sách này. Ngay cả cái tựa “Không nổi tiếng cũng đâu có sao!” cũng là mượn ý từ tiêu đề bài viết: “You’ll Never Be Famous — And That’s O.K.” Tác giả bài viết, bà Emily Esfahani Smith - một chuyên gia tâm lý có tiếng - chỉ ra rằng rất nhiều sinh viên Mỹ ngày nay cũng luôn đau đáu muốn thay đổi thế giới. Giới trẻ ở Mỹ cũng nghĩ rằng một cuộc đời có ý nghĩa là một cuộc đời đòi hỏi phải làm được những điều phi thường hoặc danh giá, tỉ như: trở thành người nổi tiếng trên Instagram; lập một công ty danh tiếng rền vang; hoặc chấm dứt một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Bà Smith thừa nhận, có khát khao, có lý tưởng là một phần tất yếu của tuổi trẻ. Thế nhưng, mạng xã hội đã làm nhiều người đánh đồng mục đích và ý nghĩa của cuộc sống với hào quang danh vọng; những cuộc đời kiệt xuất phi thường bỗng hoá thành chuẩn mực trên Internet. Với kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn của mình, bà Smith đã đưa ra những đúc kết hoàn toàn ngược lại. Cuộc sống có ý nghĩa nhất, không phải là cuộc đời kiệt xuất phi thường; đó là những cuộc đời bình thường được nhưng đầy tư cách và phẩm giá. Một cuộc đời có ý nghĩa sẽ cho phép bản thân được kết nối, đóng góp cho cộng đồng với bất kỳ hình thức nào, dù nhỏ nhoi đến đâu. Và chính những điều tưởng chừng là giản đơn đó, chứ không phải hào quang danh vọng, sẽ đem lại ý nghĩa thực sự cho cuộc đời của mỗi người. Tác giả nhắn nhủ với sinh viên: Các bạn không cần phải cứu rỗi thế giới; hãy cứ sống một cuộc đời cho phép mỗi người đạt được mọi ước mơ hoài bão trong tầm với, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đó sẽ là một cuộc đời viên mãn.
Những thông điệp giản đơn nhưng hết sức đẹp đẽ đó đã thôi thúc nhà báo An Điền cần phải chia sẻ chúng đến nhiều người trẻ Việt Nam hơn. Thế nhưng, trong thời đại mạng xã hội, một bài viết được chia sẻ rồi cũng sẽ trôi tuột đi rất nhanh như ngón tay con người lướt Facebook mà thôi. Cách để những thông điệp đó ở lại với người đọc lâu hơn một chút là phải hệ thống, gói ghém chúng lại trong một cuốn sách nho nhỏ. Từ sự động viên và “thúc đẩy” của BBT Anbooks, cuốn sách này đã được ra đời trong khoảng thời gian rất ngắn – 15 ngày – từ một tác giả hơn 10 năm nay “kiếm sống” bằng công việc làm báo tiếng Anh. Như An Điền chia sẻ, anh chỉ nghĩ đơn giản là mình ra một cuốn sách không khệnh khạng bảo ban dạy dỗ gì ai; chỉ ghi chép lại những gì chính anh đã trải qua cộng thêm một chút quan sát bằng con mắt nhà báo, cộng thêm một chút tìm tòi nghiên cứu để chứng minh những lý luận trong đó có cơ sở, thì chắc cũng ổn.
Được chia làm 3 chương với 15 câu chuyện, nội dung của cuốn sách không đi ngoài chủ đề chính: Ừ, không nổi tiếng cũng đâu có sao! Bởi mỗi người, mỗi chúng ta đã, đang và đều có thể sống một cuộc đời bình thường chứ đâu phải tầm thường, hay một cuộc đời giản đơn nhưng đầy phẩm giá. Với giọng văn dí dỏm và có phần “tưng tửng”, cuốn sách hứa hẹn sẽ làm người đọc cười tủm tỉm cùng những thông điệp sẽ thấm sâu mà nhẹ nhàng, giản đơn. Những người làm cuốn sách không có tham vọng gì lớn lao, chỉ mong nó giống như một quán cà phê nhỏ nép mình trong một con hẻm cụt, để người đọc có thể lánh vào nghỉ ngơi một chút, chờ cho đường sá bớt nhốn nháo kẹt xe rồi lại về nhà.