Tuổi thơ tôi sợ nhất là cha xứ, mà cũng chẳng phải mình tôi, cả bọn trẻ đều thế. Hễ thấy ngài ở đâu là chúng tôi lẩn mất, dường như thế giới chẳng bao giờ đủ rộng cho bọn trẻ chúng tôi và ngài cùng chung sống. Cũng chẳng trách ngài được, hễ chúng tôi có mặt ở đâu thì sự yên tĩnh, nề nếp, sạch sẽ của ngài ngay lập tức tan tành mây khói, những thứ ngài nâng niu gìn giữ lại là những thứ có nguy cơ cao nhất. Sẽ có một vài cuốn sách phải chịu hy sinh thân mình làm máy bay chao liệng. Những bức tường trắng tinh của Nhà xứ chẳng thoát được những vết mực lấm láp, những dấu vân tay đầy bùn đất, cùng hàng chục trái banh in lên vách rành rọt. Một đống đá cao như núi cũng chỉ cần 5 phút là biến ngay thành đồng bằng... Vậy đấy! Tôi sợ, bọn trẻ chúng tôi sợ...
Ấy vậy mà cứ thứ Năm Tuần Thánh, nếu được bình bầu, tôi sẽ chọn cha xứ là “người đàn ông của năm”. Trong khung cảnh ấm áp linh thiêng của Tam Nhật Thánh, ngài nhẹ nhàng hiền từ cúi xuống rửa chân cho các ông Chánh, ông Trùm trong giáo xứ lắm lúc còn nồng nặc mùi rượu và hôn lên bàn chân đầy phèn nứt nẻ của từng ông một. Dù không được rửa chân, nhưng chiêm ngắm hình ảnh đó, cảm giác mát lạnh bắt đầu từ đôi bàn chân lan dần lên chiếm trọn tâm hồn oi bức của tôi. Hôm sau chúng tôi lại lẩn trốn...
Nghi thức rửa chân với tuổi thơ tôi là một “nghi thức” mỗi năm một lần, theo kiểu cứ đến hẹn lại lên, xong rồi lại xuống. Thực ra, lúc đó với tôi thì rửa chân hay rửa tay, rửa mặt, rửa...gì gì cũng như nhau. Chỉ mong là nó được cử hành nhiều nhiều trong năm là được.
Mãi sau này khi lớn lên tôi mới hiểu đấy là điều mà Chúa Giê-su đã làm trong Bữa Tiệc Ly ngày xưa, chứ không phải sáng kiến của cha xứ. Chúa Giê-su đã rửa chân cho các tông đồ và mời các ngài cũng rửa chân cho nhau nữa. Sự việc là thế!
Thế nhưng dường như đây còn hơn cả lời mời nữa, vì khi Phê-rô có vẻ can ngăn Chúa khi Ngài quỳ xuống rửa chân cho mình, thì Chúa Giêsu đã nói rõ ngay giá trị của việc mình làm, và do đó, nếu không chấp nhận để Chúa rửa chân, thì coi như Phê-rô ra rìa, không thuộc về Chúa nữa. Đồng thời Chúa Giê-su cũng cho ông biết luôn mục đích của việc mình làm: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không” (Ga 13, 12)? Hiểu quá đi chứ! Tức là từ nay chúng ta, Phêrô và các Tông đồ phải hầu hạ anh em mình như những tôi tớ hầu hạ chủ. Nếu chúng ta không để cho Chúa rửa chân, và không cúi xuống rửa chân cho anh chị em của mình như một người đấy tớ, thì coi như mình ra rìa, không thuộc về Chúa nữa.
Hiểu là thế! Nhưng cúi xuống chưa bao giờ là chuyện dễ dàng cả, vì ngày hôm nay người ta chỉ thích đứng thẳng ưỡn ngực chỉ tay năm ngón, chứ có ai thích cúi xuống bao giờ đâu. Cúi xuống nó có cái khó của việc cúi xuống.
Chiêm ngắm cử chỉ cúi xuống của Giê-su, tôi thấy trước khi cúi xuống, Chúa Giê-su phải “cởi áo ngoài ra” (Xc. Ga 13, 4). Rõ ràng hành động này không phải là để cho tiện khỏi vướng víu trong việc phục vụ, nhưng nó còn diễn tả một ý nghĩa sâu xa là Ngài cởi bỏ đi cương vị của mình. Bởi lẽ, nếu Chúa Giê-su không từ bỏ cương vị của mình, thì Ngài không quỳ xuống để rửa chân cho các tông đồ. Vì theo tục lệ của người Dothái, chỉ người nô lệ mới làm công việc này. Và đây là một hành vi bị sỉ nhục ghê gớm. Khi cúi xuống như thế, là Ngài đã cởi áo ra, rũ bỏ tước vị, rũ bỏ ngay phẩm giá của mình. Nếu Ngài cứ giữ cương vị của mình là Thiên Chúa, là Đấng Chủ Tể muôn loài, thì không thể nào làm hành vi tự hạ như thế. Vì yêu thương con người, Chúa Giêsu đã tự hạ rửa chân cho học trò mình. Tôi nhận ra rằng, để có thể cúi xuống phục vụ như người đầy tớ Giê-su, điều trước tiên mỗi người chúng ta cần là phải dám cởi bỏ cái tước vị của mình, cái tước vị là chồng, là gia trưởng, là cha, là xếp…, tước vị mà người đời phong tặng cho mình.
Hơn nữa, tôi còn thấy sau khi rửa chân cho các tông đồ, Chúa Giê-su còn cẩn thận lau lọt sạch sẽ chân cho họ. Hành động này cho tôi hiểu rằng, khi tôi đã rửa chân cho anh chị em mình, tức là chấp nhận hoặc tha thứ mọi sai lầm lỗi phạm của họ, tôi còn cần phải lau khô tất cả, phải quên đi và không bao giờ được nhắc nhớ tới nữa. Quên sự xúc phạm người khác đã làm cho mình; quên đi cái đau đớn mà việc làm ấy gây ra cho mình; quên đi rằng mình đã từng bị anh chị em làm cho mình đau khổ. Cốt lõi của việc rửa chân cũng hệ tại ở việc lau sạch bàn chân mà mình đã rửa.
Riêng tôi lúc này, khi mỗi lần cúi xuống là lại phải thở gấp vì cấn cái bụng, tôi hiểu rằng để có thể nhẹ nhàng cúi xuống phục vụ anh chị em của mình, tôi cần phải tập luyện hằng ngày, sao cho cái bụng căng cứng chứa đầy những cái tôi, chứa đầy hận thù, ghanh ghét, ích kỷ, giận hờn, thắng thua trong tôi phải ngày càng bé đi, thì mới mong cúi xuống rửa chân cho anh chị em mình được.
Ước mong sao ngày nào cũng là ngày Thứ Năm Tuần Thánh, để chúng ta thuộc về Thầy Giê-su qua việc chúng ta để cho Ngài gột rửa cho chúng ta sạch hết những vết nhơ trần thế và qua việc chúng ta cúi xuống rửa chân cho nhau bằng những việc làm cụ thể trong đời sống hằng ngày. Mong…!
Gã Khờ
Ấy vậy mà cứ thứ Năm Tuần Thánh, nếu được bình bầu, tôi sẽ chọn cha xứ là “người đàn ông của năm”. Trong khung cảnh ấm áp linh thiêng của Tam Nhật Thánh, ngài nhẹ nhàng hiền từ cúi xuống rửa chân cho các ông Chánh, ông Trùm trong giáo xứ lắm lúc còn nồng nặc mùi rượu và hôn lên bàn chân đầy phèn nứt nẻ của từng ông một. Dù không được rửa chân, nhưng chiêm ngắm hình ảnh đó, cảm giác mát lạnh bắt đầu từ đôi bàn chân lan dần lên chiếm trọn tâm hồn oi bức của tôi. Hôm sau chúng tôi lại lẩn trốn...
Nghi thức rửa chân với tuổi thơ tôi là một “nghi thức” mỗi năm một lần, theo kiểu cứ đến hẹn lại lên, xong rồi lại xuống. Thực ra, lúc đó với tôi thì rửa chân hay rửa tay, rửa mặt, rửa...gì gì cũng như nhau. Chỉ mong là nó được cử hành nhiều nhiều trong năm là được.
Mãi sau này khi lớn lên tôi mới hiểu đấy là điều mà Chúa Giê-su đã làm trong Bữa Tiệc Ly ngày xưa, chứ không phải sáng kiến của cha xứ. Chúa Giê-su đã rửa chân cho các tông đồ và mời các ngài cũng rửa chân cho nhau nữa. Sự việc là thế!
Thế nhưng dường như đây còn hơn cả lời mời nữa, vì khi Phê-rô có vẻ can ngăn Chúa khi Ngài quỳ xuống rửa chân cho mình, thì Chúa Giêsu đã nói rõ ngay giá trị của việc mình làm, và do đó, nếu không chấp nhận để Chúa rửa chân, thì coi như Phê-rô ra rìa, không thuộc về Chúa nữa. Đồng thời Chúa Giê-su cũng cho ông biết luôn mục đích của việc mình làm: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không” (Ga 13, 12)? Hiểu quá đi chứ! Tức là từ nay chúng ta, Phêrô và các Tông đồ phải hầu hạ anh em mình như những tôi tớ hầu hạ chủ. Nếu chúng ta không để cho Chúa rửa chân, và không cúi xuống rửa chân cho anh chị em của mình như một người đấy tớ, thì coi như mình ra rìa, không thuộc về Chúa nữa.
Hiểu là thế! Nhưng cúi xuống chưa bao giờ là chuyện dễ dàng cả, vì ngày hôm nay người ta chỉ thích đứng thẳng ưỡn ngực chỉ tay năm ngón, chứ có ai thích cúi xuống bao giờ đâu. Cúi xuống nó có cái khó của việc cúi xuống.
Chiêm ngắm cử chỉ cúi xuống của Giê-su, tôi thấy trước khi cúi xuống, Chúa Giê-su phải “cởi áo ngoài ra” (Xc. Ga 13, 4). Rõ ràng hành động này không phải là để cho tiện khỏi vướng víu trong việc phục vụ, nhưng nó còn diễn tả một ý nghĩa sâu xa là Ngài cởi bỏ đi cương vị của mình. Bởi lẽ, nếu Chúa Giê-su không từ bỏ cương vị của mình, thì Ngài không quỳ xuống để rửa chân cho các tông đồ. Vì theo tục lệ của người Dothái, chỉ người nô lệ mới làm công việc này. Và đây là một hành vi bị sỉ nhục ghê gớm. Khi cúi xuống như thế, là Ngài đã cởi áo ra, rũ bỏ tước vị, rũ bỏ ngay phẩm giá của mình. Nếu Ngài cứ giữ cương vị của mình là Thiên Chúa, là Đấng Chủ Tể muôn loài, thì không thể nào làm hành vi tự hạ như thế. Vì yêu thương con người, Chúa Giêsu đã tự hạ rửa chân cho học trò mình. Tôi nhận ra rằng, để có thể cúi xuống phục vụ như người đầy tớ Giê-su, điều trước tiên mỗi người chúng ta cần là phải dám cởi bỏ cái tước vị của mình, cái tước vị là chồng, là gia trưởng, là cha, là xếp…, tước vị mà người đời phong tặng cho mình.
Hơn nữa, tôi còn thấy sau khi rửa chân cho các tông đồ, Chúa Giê-su còn cẩn thận lau lọt sạch sẽ chân cho họ. Hành động này cho tôi hiểu rằng, khi tôi đã rửa chân cho anh chị em mình, tức là chấp nhận hoặc tha thứ mọi sai lầm lỗi phạm của họ, tôi còn cần phải lau khô tất cả, phải quên đi và không bao giờ được nhắc nhớ tới nữa. Quên sự xúc phạm người khác đã làm cho mình; quên đi cái đau đớn mà việc làm ấy gây ra cho mình; quên đi rằng mình đã từng bị anh chị em làm cho mình đau khổ. Cốt lõi của việc rửa chân cũng hệ tại ở việc lau sạch bàn chân mà mình đã rửa.
Riêng tôi lúc này, khi mỗi lần cúi xuống là lại phải thở gấp vì cấn cái bụng, tôi hiểu rằng để có thể nhẹ nhàng cúi xuống phục vụ anh chị em của mình, tôi cần phải tập luyện hằng ngày, sao cho cái bụng căng cứng chứa đầy những cái tôi, chứa đầy hận thù, ghanh ghét, ích kỷ, giận hờn, thắng thua trong tôi phải ngày càng bé đi, thì mới mong cúi xuống rửa chân cho anh chị em mình được.
Ước mong sao ngày nào cũng là ngày Thứ Năm Tuần Thánh, để chúng ta thuộc về Thầy Giê-su qua việc chúng ta để cho Ngài gột rửa cho chúng ta sạch hết những vết nhơ trần thế và qua việc chúng ta cúi xuống rửa chân cho nhau bằng những việc làm cụ thể trong đời sống hằng ngày. Mong…!
Gã Khờ